Cùng đối phó với biến thể Delta, vì sao xu hướng đại dịch ở Anh và Mỹ lại khác nhau?

VOV.VN - Biến thể Delta đang lây lan nhanh ở Anh và Mỹ, nhưng 2 nước này đã chứng kiến xu hướng dịch bệnh khác nhau khi số ca mắc bệnh tại Anh giảm dù dỡ bỏ hạn chế, trong khi số ca nhiễm virus ở Mỹ lại tăng mạnh.

Sự gia tăng số ca mắc Covid-19 tại Anh do biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh chóng đang có xu hướng giảm dần.

Vào cuối tháng 7, Anh ghi nhận khoảng 43.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, nhưng hiện tại con số này đã giảm một nửa, dù nước này đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế từ ngày 19/7.

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng, một số yếu tố góp phần làm giảm số ca bệnh tại Anh bao gồm tỷ lệ tiêm chủng cao, các trường học đã nghỉ hè từ tháng 7, dẫn tới giảm nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm ở học sinh và thời tiết tốt.

Mỹ cũng là nước đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh do biến thể Delta. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu xu hướng dịch bệnh tại Mỹ có giống như Anh hay không, khi số ca mắc bệnh sẽ tăng sau đó giảm xuống nhanh chóng.

Nhưng giới chuyên gia lo ngại rằng đại dịch ở Mỹ chưa có xu hướng thuyên giảm. Tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ đứng sau Anh và các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Louisiana hiện đang chứng kiến số ca nhập viện liên quan đến Covid-19 tăng đáng kể.

Trừ khi Mỹ đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng trên toàn quốc trong vài tuần tới, làn sóng lây nhiễm hiện tại, chủ yếu ảnh hưởng đến những người chưa tiêm vaccine, có thể kéo dài đến hết mùa thu.

Tiến sĩ Carl Fichtenbaum, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là giáo sư tại Đại học Y khoa Cincinnati, cho biết, đợt bùng phát Covid-19 gần đây của Anh là làn sóng lây nhiễm thứ tư mà nước này chứng kiến kể từ khi đại dịch bùng phát.

Làn sóng Covid-19 đầu tiên xảy ra vào tháng 4/2020 với ảnh hưởng tương đối nhỏ và Anh có thể nhanh chóng “làm phẳng đường cong” đại dịch.

Một đợt bùng phát lớn hơn vào tháng 9/2020 đã dịu xuống trước khi làn sóng thứ 3 lớn hơn nữa trỗi dậy vào tháng 1/2021 do sự xuất hiện của biến thể Alpha.

“Số ca mắc bệnh trong làn sóng Covid-19 thứ ba tại Anh đã giảm đáng kể và nước này đã chứng kiến điều tương tự vào tháng 7. Số ca nhiễm virus đạt đỉnh và sau đó giảm mạnh”, ông Fichtenbaum nói.

Biến thể Delta xuất hiện ở Anh vào cuối tháng 4/2021 và trở thành biến thể áp đảo tại nước này vào tháng 5. Số ca mắc Covid-19 mới đạt đỉnh vào ngày 21/7 và sau đó đã giảm. 

Theo chuyên gia Fichtenbaum, tín hiệu tích cực về làn sóng lây nhiễm mới nhất ở Anh là trong khi số ca mắc bệnh tăng vọt, số ca nhập viện hoặc phải chăm sóc đặc biệt chỉ bằng một phần nhỏ so với những đợt bùng phát trước đó.

“Điều này thực sự khiến người dân yên tâm rằng tỷ lệ tiêm chủng và khả năng miễn dịch tự nhiên có thể giúp mọi người mắc bệnh nhẹ hơn trong đợt bùng phát do biến thể Delta”, ông Fichtenbaum nói.

Lý do số ca mắc Covid-19 tại Anh giảm mạnh

Tiến sĩ Bob Bollinger, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Johns Hopkins, cho rằng có nhiều yếu tố tác động giúp làm giảm số ca mắc Covid-19 của Anh.

Anh hiện có tỷ lệ tiêm chủng cho người trưởng thành cao với 88% đã tiêm chủng đầy đủ và 73% đã tiêm ít nhất một liều vaccine.

Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cao đồng nghĩa với việc sẽ ít người có nguy cơ mắc Covid-19 hơn, ông Bollinger cho rằng, “số ca bệnh giảm trong tuần qua có thể do nhiều người dân đã đạt khả năng miễn dịch tự nhiên”.

Ông Fichtenbaum lưu ý rằng, các trường học nghỉ hè ngay trước thời điểm bùng phát dịch tại Anh cũng là một trong những yếu tố dẫn đến xu hướng giảm số ca mắc bệnh.

Khoảng 3 tuần sau khi học sinh kết thúc học kỳ vào tháng 12/2020, đợt bùng phát thứ ba ở Anh bắt đầu. Đợt bùng phát thứ tư đạt đỉnh vào ngày 21/7, khoảng một tháng sau khi học sinh bắt đầu nghỉ hè vào ngày 30/6.

“Nếu trẻ em vẫn còn đi học, số ca mắc bệnh có thể đã tiếp tục tăng lên. Dịch bệnh có thể đã lây lan rộng hơn. Nhưng tôi nghĩ vì học sinh đã nghỉ hè nên sẽ có ít sự lây truyền ở nhóm dân số trẻ chưa được tiêm chủng, những người có nguy cơ lây lan virus cho những người cao tuổi trong cộng đồng”, ông Fichtenbaum nói.

Liệu Mỹ sẽ chứng kiến xu hướng tương tự Anh?

Tại Mỹ, 70% người trưởng thành đã được tiêm 1 liều vaccine và 60% đã được tiêm chủng đầy đủ.

Tuy nhiên, ở một số bang như Mississippi, Arkansas, Louisiana, tỷ lệ tiêm chủng vẫn rất thấp, khiến những khu vực này trở thành điểm nóng của đợt bùng phát do biến thể Delta gây ra.

“Với tỷ lệ tiêm chủng đang chững lại và nhiều người phản đối việc đeo khẩu trang tại Mỹ, tôi cho rằng, số ca mắc bệnh sẽ chưa thể giảm nhanh”, ông Bollinger nói.

Vẫn còn hàng triệu người Mỹ vẫn chưa được tiêm chủng và do đó họ vẫn có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.

Khi biến thể Delta vẫn tiếp tục lây lan mạnh mẽ, số ca mắc Covid-19 tại Mỹ có thể sẽ tiếp tục gia tăng ở những người chưa tiêm vaccine trước khi giảm xuống.

Những người phục hồi sau mắc Covid-19 có một mức độ miễn dịch tự nhiên nhất định. Những người này được bảo vệ, nhưng do chưa rõ mức độ miễn dịch tự nhiên của họ ở mức nào nên chưa thể xác định tác động của nhóm này tới các làn sóng lây nhiễm.

“Điều khiến tôi lo lắng là chúng ta chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tới mức 70-73% ở mọi bang như tại Anh”, ông Fichtenbaum nói.

Trong một vài tuần nữa, trẻ em Mỹ sẽ trở lại trường học trong năm học mới. Trong bối cảnh biến thể Delta lây lan nhanh chóng khi Mỹ chưa đạt được tỷ lệ tiêm chủng đủ cao hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế ở nhiều nơi, ông Fichtenbaum lo ngại nước này sẽ chứng kiến nhiều ca nhập viện hơn ở những khu vực có mức độ miễn dịch thấp.

Tăng tỷ lệ tiêm chủng – chìa khóa thoát khỏi làn sóng lây nhiễm của Mỹ

Những gì xảy ra tiếp theo tại Mỹ có thể sẽ phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ tiêm chủng của từng khu vực.

Nếu Mỹ có thể tăng tỷ lệ tiêm chủng trong vài tuần tới, đợt đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm lần này có thể xảy ra vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10.

“Nếu chúng ta có thể đạt tỷ lệ tiêm chủng lên đến 80% ở hầu hết người trưởng thành và 75% ở trẻ em trong độ tuổi đến trường, tôi nghĩ rằng Mỹ có thể kiểm soát đại dịch”, ông Fichtenbaum nhận định.

Để ứng phó với biến thể Delta, Mỹ đã tăng tốc tiêm chủng trên toàn quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi hàng triệu người dân Mỹ đã tiêm vaccine, họ sẽ cần khoảng 6 tuần để đạt được sự bảo vệ tối đa, giáo sư Bollinger nói.

“Nếu muốn chứng kiến số ca mắc bệnh giảm nhanh ngay lập tức như ở Anh và sau đó là duy trì tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 thấp ở Mỹ, chúng ta cần yêu cầu tất cả người dân Mỹ, cả những người đã tiêm chủng hay chưa tiêm chủng, đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao”, ông Bollinger nói thêm.

Tuy nhiên, điều này sẽ khó có thể đạt được do nhiều người Mỹ đã chán nản với việc đeo khẩu trang và một số người vẫn do dự việc tiêm vaccine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Delta, biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào?
Sau Delta, biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào?

VOV.VN - Giữa bối cảnh biến thể Delta dễ lây nhiễm thách thức những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trên thế giới, một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu virus SARS-CoV-2 sẽ gây nên điều gì tiếp theo?

Sau Delta, biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào?

Sau Delta, biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ như thế nào?

VOV.VN - Giữa bối cảnh biến thể Delta dễ lây nhiễm thách thức những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trên thế giới, một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu virus SARS-CoV-2 sẽ gây nên điều gì tiếp theo?

Phương pháp điều trị và phòng chống biến thể Delta theo y học cổ truyền Trung Quốc
Phương pháp điều trị và phòng chống biến thể Delta theo y học cổ truyền Trung Quốc

VOV.VN - Liệu pháp điều trị và phòng chống biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 theo y học cổ truyền Trung Quốc cần điều chỉnh phù hợp theo đặc điểm của từng bệnh nhân, đặc biệt lưu ý sử dụng các vị thuốc thanh nhiệt, giải độc.

Phương pháp điều trị và phòng chống biến thể Delta theo y học cổ truyền Trung Quốc

Phương pháp điều trị và phòng chống biến thể Delta theo y học cổ truyền Trung Quốc

VOV.VN - Liệu pháp điều trị và phòng chống biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 theo y học cổ truyền Trung Quốc cần điều chỉnh phù hợp theo đặc điểm của từng bệnh nhân, đặc biệt lưu ý sử dụng các vị thuốc thanh nhiệt, giải độc.

Biến thể Delta lây lan rộng, các bệnh viện ở Philippines sắp quá tải
Biến thể Delta lây lan rộng, các bệnh viện ở Philippines sắp quá tải

VOV.VN - Biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng ở Đông Nam Á, trong đó có cả những nước được đánh giá là chống dịch thành công trong năm 2020. Philippines có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản tương tự trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ngày càng gia tăng.

Biến thể Delta lây lan rộng, các bệnh viện ở Philippines sắp quá tải

Biến thể Delta lây lan rộng, các bệnh viện ở Philippines sắp quá tải

VOV.VN - Biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng ở Đông Nam Á, trong đó có cả những nước được đánh giá là chống dịch thành công trong năm 2020. Philippines có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản tương tự trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ngày càng gia tăng.