Sóc Trăng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

VOV.VN - Tại hội nghị trực tuyến chuyên đề về phát triển kinh tế du lịch tại địa phương diễn ra sáng 8/11, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh về việc thúc đẩy ngành du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Năm 2022, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh Sóc Trăng đạt khoảng 2,8 triệu lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.484 tỷ đồng. Riêng trong 10 tháng của năm nay, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt 2,4 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.200 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm.

Du lịch tâm linh là thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh đã nâng cấp hạ tầng du lịch và khai thác, nâng tầm các sự kiện, lễ hội đặc trưng của 3 dân tộc Kinh-Khmer-Hoa, như chùa Mahatup (chùa Dơi), chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu), Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét), chùa Kh’leang, chùa Bốn Mặt...  

Nhiều điểm đến mới thu hút nhiều khách du lịch như Khu Văn hóa Tín ngưỡng tỉnh Sóc Trăng (Thiền viện Trúc Lâm), chùa Som Rong... Riêng lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo hàng năm đón khoảng 100.000 lượt khách xem trực tiếp, trên 400.000 lượt khách thông qua mạng xã hội, trong đó khách ngoài tỉnh và quốc tế trên 20.000 lượt. Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Nghinh Ông cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Hiện nay, Sóc Trăng có 93 chùa Khmer, với nét kiến trúc độc đáo và mang nét đặc trưng riêng biệt là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch khi đến với Sóc Trăng. Ngoài ra, loại hình du lịch cộng đồng cũng từng bước phát triển. Bên cạnh đó, Sóc Trăng đang thúc đẩy khai thác các điểm du lịch biển, như biển Mỏ Ó thuộc huyện Trần Đề và biển Hồ Bể thuộc thị xã Vĩnh Châu ... 

Ông Trần Minh Lý, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết, HĐND tỉnh đã có ban hành Nghị quyết 05 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cho các doanh nghiệp, các đối tác. “Trong đó không chỉ các DN đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, mà còn có những đối tượng khác như di tích lịch sử, chùa, các điểm đến thu hút khách du lịch. Mỗi điểm đến có tầm di tích, được khách du lịch quan tâm sẽ được hỗ trợ 1 tỷ đồng để trang hoàng cảnh quan môi trường, đầu tư thêm các sản phẩm du lịch mới…”, ông Lý giải thích

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu nhấn mạnh, thời gian tới, Sóc Trăng tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết số 05 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, triển khai các Nghị quyết của HĐND về phát triển du lịch gắn với đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời thực hiện Chuyển đổi số trong du lịch, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại.

“Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Đề án tổng thể và phát triển du lịch. Do đó, tỉnh tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái; nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh-Khmer-Hoa; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch gắn với kêu gọi đầu tư về du lịch để phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch”, ông Lâu chỉ rõ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Hiếm có địa phương nào có điều kiện để phát triển kinh tế du lịch như Đà Nẵng"
"Hiếm có địa phương nào có điều kiện để phát triển kinh tế du lịch như Đà Nẵng"

VOV.VN - “Để khai thác tốt các thế mạnh của địa phương, nâng tầm điểm đến và tăng doanh thu, chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng cần hướng tới các du khách giàu và siêu giàu”, TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) nhận định.

"Hiếm có địa phương nào có điều kiện để phát triển kinh tế du lịch như Đà Nẵng"

"Hiếm có địa phương nào có điều kiện để phát triển kinh tế du lịch như Đà Nẵng"

VOV.VN - “Để khai thác tốt các thế mạnh của địa phương, nâng tầm điểm đến và tăng doanh thu, chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng cần hướng tới các du khách giàu và siêu giàu”, TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) nhận định.

Kinh tế, du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc)
Kinh tế, du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục ghi nhận các bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch là điểm sáng.

Kinh tế, du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc)

Kinh tế, du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục ghi nhận các bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch là điểm sáng.

Việt Nam - Indonesia chia sẻ kinh nghiệm sống chung với đại dịch, mở cửa kinh tế, du lịch
Việt Nam - Indonesia chia sẻ kinh nghiệm sống chung với đại dịch, mở cửa kinh tế, du lịch

VOV.VN - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia, Phạm Vinh Quang đã thăm và làm việc tại tỉnh Bali của Indonesia để trao đổi kinh nghiệm sống chung với đại dịch, chia sẻ kinh nghiệm mở cửa nền kinh tế, du lịch; góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam - Indonesia.

Việt Nam - Indonesia chia sẻ kinh nghiệm sống chung với đại dịch, mở cửa kinh tế, du lịch

Việt Nam - Indonesia chia sẻ kinh nghiệm sống chung với đại dịch, mở cửa kinh tế, du lịch

VOV.VN - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia, Phạm Vinh Quang đã thăm và làm việc tại tỉnh Bali của Indonesia để trao đổi kinh nghiệm sống chung với đại dịch, chia sẻ kinh nghiệm mở cửa nền kinh tế, du lịch; góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam - Indonesia.