Nhiều trọng tâm trong thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ Biden

VOV.VN - 21h tối 1/3 (giờ Mỹ), tức 9h sáng 2/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc thông điệp liên bang lần đầu tiên tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ.

Đây là dịp để người đứng đầu nước Mỹ đưa ra những thông điệp quan trọng về các chiến lược phát triển đất nước, cũng như thuyết phục người dân và các nghị sỹ về những quyết sách còn gây tranh cãi.

Thay đổi về chính sách đối nội và đối ngoại

Đầu tiên chúng ta thấy rằng bối cảnh tình hình nước Mỹ tại thời điểm hiện nay khác so với 1 năm trước đây. Năm 2021, khi Tổng thống Biden kỷ niệm 100 ngày đầu cầm quyền, diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở Mỹ vẫn phức tạp và nền kinh tế vẫn chưa thực sự khởi sắc, còn hiện nay, Mỹ dường như đang chuyển sang giai đoạn mới của đại dịch Covid-19 khi số ca nhiễm mới đã giảm đáng kể và nhiều biện pháp hạn chế đã được nới lỏng và nền kinh tế cũng đang phục hồi nhanh chóng, tuy nhiên lạm phát lại tăng khá cao.

Năm nay chính là thời điểm để nhìn nhận lại và đánh giá việc thực hiện các ưu tiên chính sách mà Tổng thống Biden nêu ra trong bài phát biểu trước đây, cả về đối nội và đối ngoại. Một năm qua, nước Mỹ đã chứng kiến nhiều biến động và thời điểm này là lúc ông Biden đang gặp khó khăn trong thực hiện lời hứa ban đầu của mình và còn buộc phải đối mặt với nhiều vấn đề mới phát sinh và chính những vấn đề mới này đã buộc Tổng thống Biden phải có một số chỉnh sửa đối với nội dung thông điệp của mình.

Theo truyền thống, các thông điệp liên bang đều tập trung nhiều hơn vào vấn đề trong nước nhưng thông điệp Liên bang lần này lại được cho là cơ hội để Tổng thống Biden đề cập đến chính sách đối ngoại nhiều hơn. Cụ thể, ông Biden từng cam kết đưa lực lượng quân đội Mỹ rời Afghanistan, nhưng cuộc rút lui hỗn loạn đã khiến Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan. Tiếp đó là vấn đề Ukraine ở thời điểm người dân Mỹ vẫn quan ngại về việc tham gia vào xung đột tại nước ngoài cũng như kinh tế đối mặt với tác động do giá khí đốt tăng. Đây là những vấn đề khiến một số người hoài nghi về sự hiệu quả của chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden và đây sẽ là lúc để ông Biden có một thông điệp rõ ràng và thuyết phục hơn.  

Có nhà sử học cho rằng, đối với Tổng thống Biden, thông điệp liên bang lần này "diễn ra vào lúc giao thoa của những thời khắc lịch sử” và đây được cho là cơ hội hiếm hoi để một Tổng thống cất lên tiếng nói của mình trước sự ồn ào và ông Biden không có nhiều cơ hội như vậy".

Kế hoạch nhằm hồi sinh nước Mỹ, nâng cao vị thế của Washington

Thông điệp liên bang là cơ hội cho tổng thống đương nhiệm Mỹ bảo vệ thành tích và xác lập rõ các ưu tiên của mình với Quốc hội— cũng như với toàn dân Mỹ. Với tỷ lệ ủng hộ giảm sút và chính phủ đứng trước nhiều khó khăn— cả về đối nội, kinh tế và đối ngoại - bài phát biểu này sẽ là một nhiệm vụ đáng kể cho ông Biden.

Đại dịch, lạm phát và tình hình Ukraine chắc chắn sẽ là những nội dung chính trong thông điệp của ông Biden. Thứ nhất, ông Biden sẽ nêu bật những thành công trong chống covid-19. Thứ hai, ông sẽ tung hô hàng tỷ đô la được ông ký thành luật vào năm 2021 – mà như ông khẳng định, chính là phương thuốc cho lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề thứ ba, tức phản ứng của Mỹ trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, sẽ được theo dõi sát sao nhất.

Theo thông tin từ Nhà Trắng, thông điệp của Tổng thống Biden cũng tập trung khá nhiều vào nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn mới khi dịch bệnh Covid-19 đã giảm nhiều. Kinh tế chính là vấn đề sát sườn với người dân Mỹ và điều này có thể phần nào giúp tăng tỷ lệ ủng hộ cho cá nhân ông Biden và đảng Dân chủ. Các nội dung về kinh tế mà Tổng thống Biden có thể nêu ra bao gồm gia tăng các sản phẩm được làm ra tại Mỹ, củng cố chuỗi cung ứng, cải thiện tốc độ và giảm giá thành vận chuyển hàng hóa, giảm giá cả chi tiêu hàng ngày của các gia đình người lao động và giảm thâm hụt, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh để giảm giá thành, giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển và bảo vệ người tiêu dùng và loại trừ các hàng rào cho những công việc được trả lương cao đối với người lao động ở Mỹ.

Để thực hiện được các giải pháp này một cách hiệu quả thì không hề đơn giản nhất là trong bối cảnh Tổng thống Biden và đảng Dân chủ đang rất cần tới sự ủng hộ của cử tri trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm nay.   

Sự quan tâm của dư luận

Tình hình Ukraine và cách xử lý cuộc khủng hoảng này chắc chắn sẽ là nội dung nổi bật trong thông điệp của Tổng thống Biden. Sau khi áp đặt trừng phạt lên các cá nhân, công ty công nghệ và ngân hàng trung ương Nga, giờ đây ông Biden sẽ phải giải thích chiến lược của mình.

Ông Biden sẽ nhấn mạnh các nỗ lực chung của Mỹ và các đồng minh trong ứng phó với Nga trong vấn đề Ukraine cũng như tác động của các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với nền kinh tế Nga. Ông Biden cũng sẽ cần giải thích vai trò của Mỹ trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine bao gồm việc tập hợp các đồng minh phương Tây ủng hộ Ukraine. Từ vấn đề Ukraine, ông Biden cũng sẽ nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới trong việc bảo vệ các gia trị và đấu tranh cho các quy chuẩn toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến Tổng thống Biden và đội ngũ của mình phải điều chỉnh nội dung thông điệp liên bang trong những ngày qua nhưng đây cũng có thể là thời điểm để chính quyền ông Biden kêu gọi đoàn kết giữa hai đảng để thống nhất trong các biện pháp ứng phó với Nga vì lợi ích an ninh quốc gia Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Mỹ, đến lượt Anh từ chối thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine
Sau Mỹ, đến lượt Anh từ chối thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine

VOV.VN - Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab hôm nay (1/3) một lần nữa bác bỏ đề xuất của Ukraine thiết lập vùng cấm bay đối với Nga.

Sau Mỹ, đến lượt Anh từ chối thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine

Sau Mỹ, đến lượt Anh từ chối thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine

VOV.VN - Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab hôm nay (1/3) một lần nữa bác bỏ đề xuất của Ukraine thiết lập vùng cấm bay đối với Nga.

Mỹ từ chối thiết lập vùng cấm bay với Nga ở Ukraine vì có thể dẫn đến thế chiến III
Mỹ từ chối thiết lập vùng cấm bay với Nga ở Ukraine vì có thể dẫn đến thế chiến III

VOV.VN - Nhà Trắng cho biết việc Mỹ thiết lập vùng cấm bay với máy bay Nga ở không phận Ukraine "không phải một ý tưởng tốt" bởi điều đó sẽ kéo Mỹ vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga.

Mỹ từ chối thiết lập vùng cấm bay với Nga ở Ukraine vì có thể dẫn đến thế chiến III

Mỹ từ chối thiết lập vùng cấm bay với Nga ở Ukraine vì có thể dẫn đến thế chiến III

VOV.VN - Nhà Trắng cho biết việc Mỹ thiết lập vùng cấm bay với máy bay Nga ở không phận Ukraine "không phải một ý tưởng tốt" bởi điều đó sẽ kéo Mỹ vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga.

Mỹ duy trì liên lạc với Nga về vấn đề hạt nhân Iran bất chấp cuộc xung đột tại Ukraine
Mỹ duy trì liên lạc với Nga về vấn đề hạt nhân Iran bất chấp cuộc xung đột tại Ukraine

VOV.VN - Giới chức Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục liên lạc với Nga liên quan tới chương trình hạt nhân Iran.

Mỹ duy trì liên lạc với Nga về vấn đề hạt nhân Iran bất chấp cuộc xung đột tại Ukraine

Mỹ duy trì liên lạc với Nga về vấn đề hạt nhân Iran bất chấp cuộc xung đột tại Ukraine

VOV.VN - Giới chức Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục liên lạc với Nga liên quan tới chương trình hạt nhân Iran.

Mỹ nâng khuyến cáo đi lại tới Ukraine lên mức cao nhất
Mỹ nâng khuyến cáo đi lại tới Ukraine lên mức cao nhất

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 25/2 đã nâng khuyến cáo đi lại tới Ukraine lên mức cao nhất do tình hình chiến sự tại nước này.

Mỹ nâng khuyến cáo đi lại tới Ukraine lên mức cao nhất

Mỹ nâng khuyến cáo đi lại tới Ukraine lên mức cao nhất

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 25/2 đã nâng khuyến cáo đi lại tới Ukraine lên mức cao nhất do tình hình chiến sự tại nước này.