Australia thắt chặt chính sách nhập cư và những tác động

VOV.VN - Sau một thời gian triển khai chính sách nới lỏng để thu hút người nhập cư nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động, Australia lại có bước đi mới nhất là siết chặt lại chính sách này…

Lý do Australia siết lại chính sách nhập cư

Australia quyết định ban hành chính sách nhập cư mới khi tỷ lệ thất nghiệp tại nước này có xu hướng tăng, cho thấy tình trạng thiếu lao động đã không còn căng thẳng như trong giai đoạn đại dịch và trong năm ngoái. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng Australia đã nhận thấy việc nhiều người đang lợi dụng việc nới lỏng chính sách nhập cư trong những năm qua để nhập cảnh vào Australia dưới một thị thực khác, như thị thực du lịch chẳng hạn sau đó lại chuyển đổi sang các loại thị thực sinh viên để có thể ở lại hợp pháp dưới dạng sinh viên song chủ yếu lại dành thời gian đi làm.

Số liệu của cơ quan thống kê Australia cho thấy, trong năm tài chính 2022-2023, đã có 510.000 người nước ngoài nhập cư vào nước này. Thực tế này không chỉ làm biến tướng chính sách nhập cư của Australia, hạ thấp chất lượng lao động nhập cư mà còn tạo ra những áp lực lớn trong xã hội, trong đó tiêu biểu là việc thiếu nhà ở.

Australia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở trầm trọng khi giá mua bán nhà tăng cao và số lượng nhà còn trống, không được cho thuê ở trên thị trường rất ít. Thực tế này khiến cho giá thuê nhà tăng chóng mặt, gần như nhà nào đưa ra thị trường đều nhanh chóng được cho thuê. Trong lúc người dân Australia đang phải vật lộn với cơn bão giá, giá thuê nhà tăng cao khiến không ít người phải chi 1/3 thu nhập để trả tiền thuê nhà, tạo ra áp lực rất lớn cho người dân nước này. Thống kê công bố tháng 8/2023 cho thấy số người tìm đến dịch vụ hỗ trợ dành cho những người vô gia cư ở 6/7 bang và vùng lãnh thổ của Australia đều tăng trong đó có bang tăng hơn 11%. Bên cạnh đó, Australia cũng mong muốn chính sách nhập cư mới sẽ khuyến khích mạnh mẽ hơn người lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng nông thôn của nước này nhằm bổ sung việc thiếu hụt lao động tại các khu vực này. Chính vì những vấn đề này mà chính phủ Australia đã phải cải tổ chính sách nhập cư để một mặt vẫn thu hút lao động có tay nghề cao đến nước này làm việc mặt khác hạn chế được những đối tượng mà nước này không mong muốn đến làm việc.

Giải pháp của Australia với làn sóng nhập cư ồ ạt

Chính sách nhập cư mới của Australia tập trung vào 2 đối tượng là sinh viên quốc tế và lao động nước ngoài. Với sinh viên quốc tế, mặc dù không hạn chế số lượng sinh viên nước ngoài đến Australia học tập song nước này đã nâng cao yêu cầu về tiếng Anh, giảm các khóa học nhằm đạt điều kiện và ngăn chặn việc đổi khóa học. Đồng thời, thời gian ở lại Australia làm việc sau khi học xong cũng đều bị rút ngắn so với các quy định trước đó. Australia cũng không cho sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm tại nước này quay trở lại đi học nhằm kéo dài thời gian được ở lại Australia.

Quy định mới cũng nêu rõ các trường học có ít rủi ro được xem xét cấp thị thực nhanh hơn so với các trường có nhiều rủi ro. Australia sẽ yêu cầu sinh viên phải làm một bài kiểm tra để khẳng định việc các sinh viên sẽ quay trở về quê nhà sau thời gian học tập tại nước này.

Đối với người lao động nước ngoài nhập cảnh, Australia sẽ chia ra làm 3 loại, dựa theo mức lương để phân loại và từ đó xác định thời gian xem xét cấp thị thực và thời gian có hiệu lực của từng loại thị thực.

Bằng các biện pháp thắt chặt này, Australia hy vọng sẽ làm giảm lượng người nhập cư vào nước này từ 510.000 người vào năm ngoái xuống còn 375.000 người vào năm nay và năm tới là 250.000 người.

Còn để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở, trước khi thay đổi chính sách nhập cư, Australia cũng đã công bố đầu tư 120 tỷ đô la Australia (AUD) để xây dựng thêm các ngôi nhà mới và các cơ sở hạ tầng mới nhằm phần nào giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở hiện nay. Tuy vậy biện pháp này chưa thể nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở trong khi đó, chính sách nhập cư mới sẽ nhanh chóng tạo ra tác động tới thị trường nhà ở. Vì vậy chính sách nhập cư mới được đánh giá là công cụ hữu hiệu để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng nhà ở tại Australia.

Rào cản đối với lao động chất lượng cao?

Australia muốn chọn lọc từ đầu vào nguồn sinh viên, lao động chất lượng cao. Liệu sự khắt khe này có trở thành rào cản khiến những lực lượng trình độ cao không còn lựa chọn Australia?

Tuy nhiên, với chính sách nhập cư mới, Australia vẫn tạo thuận lợi cho những lao động có tay nghề cao, thậm chí là rút ngắn thủ tục để những người lao động trong các ngành nghề mà nước này đang thiếu có thể nhanh chóng đến Australia làm việc, chứ không phải chờ đợi lâu như trước. Điều này có thể thấy qua việc với những người nộp đơn xin thị thực theo dạng Kỹ năng đặc biệt (với thu nhập trên 135.000 AUD/năm) thì thời gian xét duyệt thị thực này chỉ là 7 ngày và Australia sẽ cho phép 3.000 người theo diện này nhập cư vào nước này hàng năm. Ngoài ra, Australia cũng sẽ có loại thị thực mới dành cho những lao động có tay nghề quan trọng (với thu nhập từ 70.000 AUD đến 135.000 AUD/năm), danh sách các ngành nghề trong diện được cấp thị thực này sẽ được Cơ quan việc làm và kỹ năng nghề của Australia công bố và có thể thay đổi từng năm, dựa trên nhu cầu thực tế tại nước này.

Các dẫn chứng cụ thể như vậy cho thấy Australia vẫn luôn muốn thu hút các lao động có tay nghề cao cũng như những người có các nghề nghiệp mà nước này đang cần.

Chính sách nhập cư mới của Australia muốn nhắm đến việc hạn chế số lượng những người đến nước này dưới thị thực sinh viên nhưng không thực sự là để học tập mà chủ yếu là để được ở lại Australia làm việc. Những đối tượng này thường là lao động không có tay nghề cao và họ đăng ký tham gia các khoa học đơn giản, có thể chỉ là học tiếng Anh hoặc những ngành nghề không thực sự giúp người học có thể bổ sung kỹ năng nghề nghiệp. Australia đã qua giai đoạn cần những người lao động kiểu này vì vậy sẽ thắt chặt và tìm mọi cách để các đối tượng này không thể đến nước này làm việc. Và đây chính là mục tiêu của việc điều chỉnh chính sách nhập cư lần này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấm hoàn toàn đá nhân tạo
Australia trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấm hoàn toàn đá nhân tạo

VOV.VN - Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã thông qua một đạo luật cấm hoàn toàn đá nhân tạo, một trong những vật liệu xây dựng và làm đồ gia dụng với giá cả phải chăng và phổ biến nhất thế giới hiện nay do các quan ngại nghiêm trọng về sức khoẻ cho con người từ ngành công nghiệp sản xuất này.

Australia trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấm hoàn toàn đá nhân tạo

Australia trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấm hoàn toàn đá nhân tạo

VOV.VN - Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã thông qua một đạo luật cấm hoàn toàn đá nhân tạo, một trong những vật liệu xây dựng và làm đồ gia dụng với giá cả phải chăng và phổ biến nhất thế giới hiện nay do các quan ngại nghiêm trọng về sức khoẻ cho con người từ ngành công nghiệp sản xuất này.

Australia cử binh sĩ tham gia lực lượng chống Houthi ở Biển Đỏ
Australia cử binh sĩ tham gia lực lượng chống Houthi ở Biển Đỏ

VOV.VN - Hôm nay Australia vừa thông báo sẽ cử binh sĩ tham gia lực lượng đặc nhiệm quốc tế ở Biển Đỏ trong bối cảnh các cuộc tấn công của lực lượng Houthi đang đe dọa tới sự an toàn của các tàu chở hàng đi qua khu vực này.

Australia cử binh sĩ tham gia lực lượng chống Houthi ở Biển Đỏ

Australia cử binh sĩ tham gia lực lượng chống Houthi ở Biển Đỏ

VOV.VN - Hôm nay Australia vừa thông báo sẽ cử binh sĩ tham gia lực lượng đặc nhiệm quốc tế ở Biển Đỏ trong bối cảnh các cuộc tấn công của lực lượng Houthi đang đe dọa tới sự an toàn của các tàu chở hàng đi qua khu vực này.

Australia tiếp tục buộc các ‘ông lớn’ công nghệ trả tiền cho cơ quan báo chí
Australia tiếp tục buộc các ‘ông lớn’ công nghệ trả tiền cho cơ quan báo chí

VOV.VN - Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành quy định buộc các ‘ông lớn’ công nghệ phải đàm phán và trả tiền cho các cơ quan báo chí nước này.

Australia tiếp tục buộc các ‘ông lớn’ công nghệ trả tiền cho cơ quan báo chí

Australia tiếp tục buộc các ‘ông lớn’ công nghệ trả tiền cho cơ quan báo chí

VOV.VN - Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành quy định buộc các ‘ông lớn’ công nghệ phải đàm phán và trả tiền cho các cơ quan báo chí nước này.

Ngày Quốc tế Lao động và quyền lợi thiết thân của giai cấp công nhân thế giới ngày nay
Ngày Quốc tế Lao động và quyền lợi thiết thân của giai cấp công nhân thế giới ngày nay

VOV.VN - Vào Ngày Quốc tế Lao động 1/5, người dân ở nhiều nước trên thế giới kỷ niệm các thành tựu của giai cấp công nhân và diễu hành trên đường phố đòi trả lương công bằng và điều kiện làm việc tốt hơn.

Ngày Quốc tế Lao động và quyền lợi thiết thân của giai cấp công nhân thế giới ngày nay

Ngày Quốc tế Lao động và quyền lợi thiết thân của giai cấp công nhân thế giới ngày nay

VOV.VN - Vào Ngày Quốc tế Lao động 1/5, người dân ở nhiều nước trên thế giới kỷ niệm các thành tựu của giai cấp công nhân và diễu hành trên đường phố đòi trả lương công bằng và điều kiện làm việc tốt hơn.

Điểm yếu của kinh tế Nga: Phụ thuộc vào lao động giá rẻ của Trung Á
Điểm yếu của kinh tế Nga: Phụ thuộc vào lao động giá rẻ của Trung Á

VOV.VN - Các trừng phạt hành chính nhằm vào những người lao động nhập cư từ Trung Á cũng như các lệnh hạn chế do Covid-19 đã làm lộ rõ các điểm yếu của thị trường lao động và nền kinh tế Nga.

Điểm yếu của kinh tế Nga: Phụ thuộc vào lao động giá rẻ của Trung Á

Điểm yếu của kinh tế Nga: Phụ thuộc vào lao động giá rẻ của Trung Á

VOV.VN - Các trừng phạt hành chính nhằm vào những người lao động nhập cư từ Trung Á cũng như các lệnh hạn chế do Covid-19 đã làm lộ rõ các điểm yếu của thị trường lao động và nền kinh tế Nga.

Tổng thống Pháp Macron lên tiếng bảo vệ dự luật nhập cư mới
Tổng thống Pháp Macron lên tiếng bảo vệ dự luật nhập cư mới

VOV.VN - Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron ngày 20/12 cho biết, dự luật nhập cư mới được thông qua trước đó một ngày với nhiều điều khoản cứng rắn hơn trong vấn đề trợ cấp xã hội, hạn ngạch nhập cư, quyền quốc tịch… là công cụ cần thiết để nước Pháp giải quyết vấn đề nhập cư đang là mối bận tâm của công dân Pháp và châu Âu.

Tổng thống Pháp Macron lên tiếng bảo vệ dự luật nhập cư mới

Tổng thống Pháp Macron lên tiếng bảo vệ dự luật nhập cư mới

VOV.VN - Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron ngày 20/12 cho biết, dự luật nhập cư mới được thông qua trước đó một ngày với nhiều điều khoản cứng rắn hơn trong vấn đề trợ cấp xã hội, hạn ngạch nhập cư, quyền quốc tịch… là công cụ cần thiết để nước Pháp giải quyết vấn đề nhập cư đang là mối bận tâm của công dân Pháp và châu Âu.

Ai được hưởng lợi sau khi Luật Nhập cư của Đức được sửa đổi
Ai được hưởng lợi sau khi Luật Nhập cư của Đức được sửa đổi

VOV.VN - Từ ngày 18/11/2023, những thay đổi đầu tiên trong "Luật Nhập cư sửa đổi", được Quốc hội Đức thông qua mùa Hè vừa qua, nhằm thu hút những lao động có tay nghề từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu có hiệu lực. Chính phủ Đức kỳ vọng luật mới sẽ giúp giải quyết  tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng đang đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Ai được hưởng lợi sau khi Luật Nhập cư của Đức được sửa đổi

Ai được hưởng lợi sau khi Luật Nhập cư của Đức được sửa đổi

VOV.VN - Từ ngày 18/11/2023, những thay đổi đầu tiên trong "Luật Nhập cư sửa đổi", được Quốc hội Đức thông qua mùa Hè vừa qua, nhằm thu hút những lao động có tay nghề từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu có hiệu lực. Chính phủ Đức kỳ vọng luật mới sẽ giúp giải quyết  tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng đang đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu.