Có thể bổ sung, thay đổi danh sách người ứng cử sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2?

VOV.VN - Việc bổ sung người ứng cử vào danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND sau ngày 14/3/ 2021 là không thể thực hiện được.

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như: Việc bổ sung, thay đổi danh sách người ứng cử sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 và xác minh, trả lời kiến nghị của cử tri đối với người ứng cử như thế nào? Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành ra sao? Luật sư Nguyễn Phú Thắng - Giám đốc điều hành Hãng luật Intercode, thành viên trực thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội sẽ trả lời những nội dung này:

PV: Sau khi đã hết thời hạn tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai thì có thể bổ sung hoặc thay đổi danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND để đưa ra Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 hay không?

Luật sư Nguyễn Phú Thắng: Ngày 14 tháng 3 năm 2021 vừa qua đã là thời hạn cuối cùng để công dân hoàn thành việc nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND, bao gồm cả việc người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định, chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử phải tổ chức xong Hội nghị hiệp thương lần thứ 2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ theo tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND cung cấp, điều chỉnh lần thứ nhất để lập danh sách, hồ sơ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND và gửi lấy ý kiến nhận xét tín nhiệm của cử tri nơi cư trú.

Đối với những người tự ứng cử còn được gửi ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi người đó làm việc (nếu có). Do đó, khi thời hạn tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đã hết thì không thể nộp hồ sơ ứng cử được nữa. Bởi vậy, việc bổ sung người ứng cử vào danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND sau ngày 14/3/ 2021 là không thể thực hiện được.

PV: Việc xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện như thế nào?

Luật sư Nguyễn Phú Thắng: Đây cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động bầu cử Quốc đại biểu Quốc hội, bầu cử HĐND. Việc xác minh, trả lời các vụ việc do cử tri nêu ra thực hiện theo trình tự sau đây:

Đối với vụ việc nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường vụ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời cử tri.

Đối với vụ việc khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường vụ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì Ủy ban bầu cử tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc UBND cấp xã nơi người đó xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh. Còn đối với người tự ứng cử đại biểu HĐND, Ban bầu cử có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chậm nhất ngày 13/4/ 2021 là thời hạn cuối cùng để xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu ra đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND phải được tiến hành xong hoàn toàn.

PV: Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú cũng là một hoạt động rất quan trọng. Hội nghị này sẽ được tiến hành như thế nào?

Luật sư Nguyễn Phú Thắng: Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành ngay sau Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức họp với đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú và đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử để hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của các cử tri. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức Hội nghị hiệp thương họp với người phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân và đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp đối với cấp xã mời Trưởng ban công tác Mặt trận trên địa bàn tham dự. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, nơi có người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với ứng cử viên.

Đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND và người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND cấp xã thì được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 21/3/2021 đến ngày 13/4/2021, tức là từ sau khi kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ 2 cho đến khi bắt đầu Hội nghị hiệp thương lần thứ ba./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Quảng Bình
Giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Quảng Bình

VOV.VN - Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình diễn ra vào chiều qua (18/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu bảo đảm công tác chuẩn bị bầu cử; lường trước những vấn đề khó khăn liên quan đến dịch bệnh Covid-19, thiên tai; tập trung giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là cấp cơ sở.

Giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Quảng Bình

Giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Quảng Bình

VOV.VN - Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình diễn ra vào chiều qua (18/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu bảo đảm công tác chuẩn bị bầu cử; lường trước những vấn đề khó khăn liên quan đến dịch bệnh Covid-19, thiên tai; tập trung giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là cấp cơ sở.

Bầu cử Quốc hội và HĐND: UBND các cấp có trách nhiệm gì?
Bầu cử Quốc hội và HĐND: UBND các cấp có trách nhiệm gì?

VOV.VN - UBND phối hợp với HĐND và MTTQ thành lập các tổ phụ trách bầu cử ở địa phương

Bầu cử Quốc hội và HĐND: UBND các cấp có trách nhiệm gì?

Bầu cử Quốc hội và HĐND: UBND các cấp có trách nhiệm gì?

VOV.VN - UBND phối hợp với HĐND và MTTQ thành lập các tổ phụ trách bầu cử ở địa phương

Rà soát công tác bảo đảm an ninh, an toàn bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV
Rà soát công tác bảo đảm an ninh, an toàn bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

VOV.VN - Đến nay, công tác chuẩn bị bảo đảm an ninh trật tự bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Rà soát công tác bảo đảm an ninh, an toàn bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Rà soát công tác bảo đảm an ninh, an toàn bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

VOV.VN - Đến nay, công tác chuẩn bị bảo đảm an ninh trật tự bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Mỗi khâu, mỗi phần việc từ nhỏ nhất đều rất quan trọng để phục vụ công tác bầu cử
Mỗi khâu, mỗi phần việc từ nhỏ nhất đều rất quan trọng để phục vụ công tác bầu cử

VOV.VN - Làm việc với xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ về công tác bầu cử, ông Chu Ngọc Anh khẳng định, mỗi khâu, mỗi phần việc từ nhỏ nhất đều rất quan trọng để phục vụ công tác bầu cử

Mỗi khâu, mỗi phần việc từ nhỏ nhất đều rất quan trọng để phục vụ công tác bầu cử

Mỗi khâu, mỗi phần việc từ nhỏ nhất đều rất quan trọng để phục vụ công tác bầu cử

VOV.VN - Làm việc với xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ về công tác bầu cử, ông Chu Ngọc Anh khẳng định, mỗi khâu, mỗi phần việc từ nhỏ nhất đều rất quan trọng để phục vụ công tác bầu cử