Bộ Công an mở đợt cao điểm tấn công tội phạm “tín dụng đen”

VOV.VN - Tình hình “tín dụng đen” thời gian qua khá nhức nhối, xuất hiện các phương thức, thủ đoạn tinh vi. Lực lượng công an đã và đang mở đợt cao điểm triệt phá loại tội phạm này.

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật năm 2023 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho thấy vi phạm các quy định về cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê có tính chất “xã hội đen” được đưa ra xét xử kịp thời, áp dụng hình phạt nghiêm minh đối với người phạm tội.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khi thẩm tra cũng lưu ý vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng vẫn diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức thủ đoạn mới, tinh vi hơn, như: sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, “tín dụng đen”.

Đề cập “tín dụng đen”, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng tình hình thời gian qua khá nhức nhối; xuất hiện các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, lợi dụng triệt để công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp để thực hiện các hành vi cho vay lãi suất cao và đòi nợ trái pháp luật.

Cũng theo bà, xét vè địa bàn thì xảy ra nhiều trong các khu lao động, khu công nghiệp, chủ yếu lợi dụng những người dân gặp hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay các khoản vay nhỏ và phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Hình thức cho vay cũng rất đơn giản, nhanh chóng, thậm chí không cần gặp mặt, không cần thế chấp tài sản, chỉ yêu cầu người vay cung cấp danh bạ điện thoại. Đến hạn trả nợ, nếu người vay không trả được thì các đối tượng gọi điện cho người thân, đồng nghiệp để đòi nợ, gây mất an ninh trật tự, tạo áp lực cho người vay hoặc tiếp tục cho vay các khoản vay mới để nâng mức nợ.

Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, rất nhiều trường hợp trong thời gian vừa qua đã được phát hiện, khởi tố, có những trường hợp lãi suất rất cao, lên tới 1000%.

Dẫn Công điện của Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp để ngăn chặn, xử lý “tín dụng đen”, bà Nguyễn Thị Thanh đề nghị quan tâm triển khai các giải pháp quyết liệt để ngăn chặn; Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại có các giải pháp để người lao động thuận lợi trong việc tiếp cận các khoản vay nhỏ, khoản vay tiêu dùng đê không rơi vào những cạm bẫy của đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

Liên quan nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến nhấn mạnh đây là một chuyên đề mà Bộ Công an nhiều năm tổ chức các đợt cao điểm và có các kế hoạch đấu tranh triệt phá tội phạm.

Cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người dân phải vay “tín dụng đen”, song ông Lê Văn Tuyến thấy rằng nổi lên là việc người lao động khó tiếp cận các nguồn vốn qua kênh ngân hàng, trong khi đó phương thức, thủ đoạn của tội phạm cho vay nặng lãi rất dễ, thậm chí chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc số điện thoại là sẵn sàng cho vay, nhưng với lãi suất rất cao.

Để phòng ngừa tội phạm này, đòi hỏi có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó, ngân hàng cần đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân.

“Bộ Công an đã kế hoạch mở đợt cao điểm trong toàn quốc từ nay đến cuối năm để tập trung đấu tranh, triệt phá loại tội phạm này” – Thứ trưởng Lê Văn Tuyến nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Vận chuyển ma túy bây giờ không phải từng bánh nữa mà cả tấn”
“Vận chuyển ma túy bây giờ không phải từng bánh nữa mà cả tấn”

VOV.VN - Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm năm 2023 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nêu rõ: số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng hơn 18%; số ma túy tổng hợp dạng tinh thể bị thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%).

“Vận chuyển ma túy bây giờ không phải từng bánh nữa mà cả tấn”

“Vận chuyển ma túy bây giờ không phải từng bánh nữa mà cả tấn”

VOV.VN - Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm năm 2023 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nêu rõ: số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng hơn 18%; số ma túy tổng hợp dạng tinh thể bị thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%).

Một số vụ án phải phân tách để tiếp tục điều tra chứ làm hết ngay thì không nổi
Một số vụ án phải phân tách để tiếp tục điều tra chứ làm hết ngay thì không nổi

VOV.VN - “Nhiều vụ án đến giờ này mới chỉ tách ra để xác định một số hành vi, vi phạm và tiếp tục phải phân tách để tiếp tục điều tra chứ làm hết ngay thì làm không nổi” – ông Lê Minh Trí nói.

Một số vụ án phải phân tách để tiếp tục điều tra chứ làm hết ngay thì không nổi

Một số vụ án phải phân tách để tiếp tục điều tra chứ làm hết ngay thì không nổi

VOV.VN - “Nhiều vụ án đến giờ này mới chỉ tách ra để xác định một số hành vi, vi phạm và tiếp tục phải phân tách để tiếp tục điều tra chứ làm hết ngay thì làm không nổi” – ông Lê Minh Trí nói.

"Số kê khai tài sản không trung thực được phát hiện chưa tương xứng thực tế"
"Số kê khai tài sản không trung thực được phát hiện chưa tương xứng thực tế"

VOV.VN - 13.093 người được xác minh tài sản thu nhập nhưng phát hiện, xử lý kỷ luật đối với 54 người do kê khai không trung thực. Ủy ban Tư pháp cho rằng, kết quả phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực chưa tương xứng với tình hình thực tế.

"Số kê khai tài sản không trung thực được phát hiện chưa tương xứng thực tế"

"Số kê khai tài sản không trung thực được phát hiện chưa tương xứng thực tế"

VOV.VN - 13.093 người được xác minh tài sản thu nhập nhưng phát hiện, xử lý kỷ luật đối với 54 người do kê khai không trung thực. Ủy ban Tư pháp cho rằng, kết quả phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực chưa tương xứng với tình hình thực tế.

"Nguy cơ mất an toàn về cháy, nổ còn rất lớn"
"Nguy cơ mất an toàn về cháy, nổ còn rất lớn"

VOV.VN - Qua rà soát toàn quốc hiện còn khoảng 38.140 cơ sở đã đưa vào sử dụng còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, khó có khả năng khắc phục theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy.

"Nguy cơ mất an toàn về cháy, nổ còn rất lớn"

"Nguy cơ mất an toàn về cháy, nổ còn rất lớn"

VOV.VN - Qua rà soát toàn quốc hiện còn khoảng 38.140 cơ sở đã đưa vào sử dụng còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, khó có khả năng khắc phục theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy.