Palestine cáo buộc Israel sử dụng đạn phốt pho trắng trong cuộc tấn công ở Gaza

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Palestine ngày 10/10 cáo buộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sử dụng đạn phốt pho trắng trong các cuộc tấn công nhằm vào Gaza, đồng thời đăng tải trên mạng xã hội X (Twitter) đoạn video cho thấy hậu quả của cuộc tấn công.

“Lực lượng Israel đang sử dụng bom phốt pho trắng nhằm vào người Palestine ở Karama, phía Bắc Gaza”. Bộ Ngoại giao Palestine đăng trên mạng xã hội X (Twitter).

Đoạn video được công bố cho thấy khói bao phủ một khu vực dân cư, các đốm lửa nhỏ âm ỉ cháy và tỏa ra làn khói trắng dày đặc.

Israel hiện chưa bình luận về thông tin trên.

Đạn phốt pho trắng thường được quân đội sử dụng để tạo ra màn khói và che giấu sự di chuyển của quân đội. Chúng cũng có thể được sử dụng để đánh dấu mục tiêu của đối phương. Tuy nhiên, chúng cũng có đặc tính gây cháy và đặc biệt nguy hiểm đối với con người.

Phốt pho trắng bốc cháy khi tiếp xúc với không khí do tương tác với oxy. Chúng có thể cháy ở nhiệt độ 800-2.500 độ C. Do tính chất giống như sáp, chất này dễ dàng bám vào nhiều bề mặt khác nhau, kể cả quần áo và da, rất khó lau sạch hoặc dập tắt. Phốt pho trắng cực kỳ nguy hiểm đối với người dân vì có thể gây bỏng nặng, ăn sâu vào mô và xương, đồng thời có thể tái phát ngay cả sau khi điều trị.

Theo RT, đạn phốt pho trắng không bị cấm theo luật pháp quốc tế, nhưng việc sử dụng chúng được quản lý chặt chẽ. Theo Công ước Liên Hợp Quốc năm 1980 về một số loại vũ khí thông thường, những loại đạn này không nên được sử dụng ở những khu vực đông dân cư do mối đe dọa mà chúng gây ra cho dân thường.

Trước đây Israel từng nhiều lần sử dụng đạn phốt pho trắng. Năm 2006, chính phủ Israel thừa nhận đã sử dụng loại vũ khí này trong cuộc chiến kéo dài nhiều tháng với lực lượng Hezbollah ở Lebanon. Vào thời điểm đó, Israel khẳng định rằng họ sử dụng vũ khí này phù hợp với luật pháp quốc tế.

Năm 2009, Israel thừa nhận đã sử dụng “vũ khí có chứa phốt pho trắng” trong cuộc tấn công vào Gaza từ tháng 12/2008 đến tháng 1/2009. Quân đội Israel bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền chỉ trích nặng nề vì những hành động nói trên.

Tháng 4/2013, Israel cho biết sẽ ngừng sử dụng đạn phốt pho trắng để tạo màn khói và sẽ chuyển sang sử dụng các chất dạng khí cho mục đích này. Không có báo cáo mới nào về việc IDF sử dụng phốt pho trắng kể từ thời điểm đó cho đến nay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sức mạnh của Lực lượng phòng vệ Israel lớn thế nào?
Sức mạnh của Lực lượng phòng vệ Israel lớn thế nào?

VOV.VN - Lực lượng phòng vệ Israel hiện biên chế 173.000 binh sĩ, trong đó có 8.000 sĩ quan chỉ huy và lục quân đóng vai trò nòng cốt.

Sức mạnh của Lực lượng phòng vệ Israel lớn thế nào?

Sức mạnh của Lực lượng phòng vệ Israel lớn thế nào?

VOV.VN - Lực lượng phòng vệ Israel hiện biên chế 173.000 binh sĩ, trong đó có 8.000 sĩ quan chỉ huy và lục quân đóng vai trò nòng cốt.

Israel cảnh báo “tấn công toàn diện” dải Gaza, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt
Israel cảnh báo “tấn công toàn diện” dải Gaza, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

VOV.VN - Bốn ngày sau cuộc tấn công được mô tả là “lớn nhất và kịch tính nhất” của Hamas nhằm vào lãnh thổ Israel, xung đột vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt và thậm chí có nguy cơ lan rộng.

Israel cảnh báo “tấn công toàn diện” dải Gaza, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Israel cảnh báo “tấn công toàn diện” dải Gaza, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

VOV.VN - Bốn ngày sau cuộc tấn công được mô tả là “lớn nhất và kịch tính nhất” của Hamas nhằm vào lãnh thổ Israel, xung đột vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt và thậm chí có nguy cơ lan rộng.

Câu hỏi về vai trò của Iran khi Hamas tấn công Israel
Câu hỏi về vai trò của Iran khi Hamas tấn công Israel

VOV.VN - Cuộc tấn công của Hamas vào Israel có quy mô và độ phức tạp chưa từng thấy trước đây. Câu hỏi đặt ra là Hamas có thể tự mình thực hiện việc này hay không. Nếu có sự trợ giúp thì liệu điều đó có đến từ Iran?

Câu hỏi về vai trò của Iran khi Hamas tấn công Israel

Câu hỏi về vai trò của Iran khi Hamas tấn công Israel

VOV.VN - Cuộc tấn công của Hamas vào Israel có quy mô và độ phức tạp chưa từng thấy trước đây. Câu hỏi đặt ra là Hamas có thể tự mình thực hiện việc này hay không. Nếu có sự trợ giúp thì liệu điều đó có đến từ Iran?