Đại sứ Nga cáo buộc phương Tây đang kích động tình hình Ukraine

VOV.VN - Đại sứ Nga tại Australia vừa đưa ra tuyên bố khẳng định việc một số quốc gia hỗ trợ và triển khai lực lượng để bảo vệ Ukraine cùng với việc tuyên truyền về nguy cơ Nga xâm lược Ukraine là hành vi khiêu khích, rất có thể dẫn đến chiến tranh.

Vào chiều nay (28/1), Đại sứ Nga tại Australia Alexey Pavlovsky đã tổ chức một cuộc họp báo để làm rõ quan điểm của Nga liên quan đến những căng thẳng hiện nay tại biên giới của nước này với Ukraine.

Trong tuyên bố trước truyền thông Australia, Đại sứ Pavlovsky khẳng định việc Nga đang bố trí quân đội gần biên giới với Ukraine không phải là mối đe dọa chiến tranh mà là lời cảnh báo để nước này không tiến hành các cuộc phiêu lưu quân sự liều lĩnh nhằm vào các khu vực do lực lượng ly khai đang kiểm soát ở phía Đông.

Tại buổi họp báo, Đại sứ Nga đã nhiều lần đề cập đến Thỏa thuận Minsk được ký năm 2014, do Pháp và Đức làm trung gian để chấm dứt chiến tranh ở vùng Donbas, đồng thời trao nhiều quyền tự trị hơn cho một số khu vực nói tiếng Nga của Ukraine.

Đại sứ Pavlovsky cảnh báo Thỏa thuận Minsk đã bị Chính phủ Ukraine phá hoại trong nhiều năm và các hỗ trợ của phương Tây bao gồm sự ủng hộ bằng lời nói hoặc gửi vũ khí có thể “xúi giục” nước này “phá hoại” Thỏa thuận.

Đại sứ Pavlovsky đã chỉ trích việc các quốc gia quyết định sơ tán một số nhân viên ngoại giao và thành viên gia đình ra khỏi Ukraine. Ông cho rằng đây là quyết định đáng tiếc vì hành động này “góp phần làm gia tăng căng thẳng”.

Cũng trong buổi họp báo, Đại sứ Pavlovsky thừa nhận Nga luôn để ngỏ khả năng sử dụng việc cung cấp khí đốt cho phương Tây như một "vũ khí", nhưng ông bác bỏ thông tin vô căn cứ cho rằng Nga sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt trong trường hợp các nước châu Âu ủng hộ Ukraine.

Đại sứ Pavlovsky khẳng định Nga chưa khi nào vi phạm các điều khoản theo hợp đồng cung cấp khí đốt cho châu Âu và các vấn đề về khí đốt gần đây ở châu Âu là do chính các đối tác châu Âu từ chối tiếp tục thực hiện các hợp đồng dài hạn với công ty của Nga.

Theo tin từ truyền thông Australia, tình hình tại biên giới giữa Nga với Ukraine đang rất căng thẳng khi Nga đang bố trí tại đây hơn 100.000 binh sĩ. Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang điều nhiều khí tài quân sự đến khu vực Đông Âu và Mỹ đã chuyển một lô thiết bị quân sự và đạn dược nằm trong gói hỗ trợ an ninh trị giá 200 triệu USD cho Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế yếu khó chống đỡ của Ukraine một khi Nga quyết ra tay về mặt quân sự
Thế yếu khó chống đỡ của Ukraine một khi Nga quyết ra tay về mặt quân sự

VOV.VN - Mặc dù phương Tây liên tục chỉ trích và hăm dọa Nga, trên thực tế họ không làm được nhiều để giúp đỡ Ukraine về cả kinh tế và quân sự. Quân đội Nga một khi ra tay thì họ có nhiều khả năng sẽ thọc sâu được vào lãnh thổ Ukraine một cách dễ dàng.

Thế yếu khó chống đỡ của Ukraine một khi Nga quyết ra tay về mặt quân sự

Thế yếu khó chống đỡ của Ukraine một khi Nga quyết ra tay về mặt quân sự

VOV.VN - Mặc dù phương Tây liên tục chỉ trích và hăm dọa Nga, trên thực tế họ không làm được nhiều để giúp đỡ Ukraine về cả kinh tế và quân sự. Quân đội Nga một khi ra tay thì họ có nhiều khả năng sẽ thọc sâu được vào lãnh thổ Ukraine một cách dễ dàng.

Mỹ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về căng thẳng Nga - Ukraine
Mỹ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết, nước này vừa yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn vào đầu tuần tới để thảo luận về điều mà nước này cho là “hành vi đe dọa” của Nga đối với Ukraine, cũng như việc nước này triển khai quân đội gần biên giới Ukraine và Belarus.

Mỹ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về căng thẳng Nga - Ukraine

Mỹ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết, nước này vừa yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn vào đầu tuần tới để thảo luận về điều mà nước này cho là “hành vi đe dọa” của Nga đối với Ukraine, cũng như việc nước này triển khai quân đội gần biên giới Ukraine và Belarus.

Khủng hoảng Ukraine gây lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân
Khủng hoảng Ukraine gây lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Nhiều cựu quan chức và chuyên gia ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã tỏ ra lo ngại về kịch bản hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới có thể rơi vào một cuộc đối đầu hạt nhân nếu tình hình vượt quá tầm kiểm soát.

Khủng hoảng Ukraine gây lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân

Khủng hoảng Ukraine gây lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Nhiều cựu quan chức và chuyên gia ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã tỏ ra lo ngại về kịch bản hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới có thể rơi vào một cuộc đối đầu hạt nhân nếu tình hình vượt quá tầm kiểm soát.