Châu Phi hứng chịu chủ nghĩa khủng bố nhiều nhất trên thế giới

VOV.VN - Chủ nghĩa khủng bố vẫn luôn là thách thức lớn đối với các khu vực và mỗi quốc gia. Lợi dụng sự bất ổn và xung đột, các nhóm khủng bố đã gia tăng hoạt động và tăng cường các cuộc tấn công trên khắp châu Phi.

Liên Hợp Quốc đã đánh giá khu vực này bị ảnh hưởng bởi mối các đe dọa khủng bố nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới và cho rằng cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố đòi hỏi những phản ứng đa phương hiệu quả.

Các nhóm khủng bố, các phần tử cực đoan và các nhóm liên kết của chúng đã lợi dụng sự bất ổn và xung đột để gia tăng hoạt động, tăng cường các cuộc tấn công trên khắp châu Phi. Sự tàn bạo của các nhóm này đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và bị thương. Nhiều người tiếp tục phải chịu tác động lớn hơn của chủ nghĩa khủng bố đối với cuộc sống và sinh kế của họ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái phải chịu gánh nặng của sự bất an, bất bình đẳng. Khủng bố khiến các nền kinh tế châu Phi thiệt hại khoảng 171 tỷ USD, hàng nghìn nghìn người thiệt mạng trong năm 10 năm qua.

Thủ phạm gây ra hậu quả thảm khốc này là 27 nhóm khủng bố nằm trong danh sách trừng phạt của Liên Hợp Quốc, trải rộng ở ba khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược, đầu tiên là ở Đông Phi, bắt đầu từ Somalia và đi xuống phía nam tới Tanzania, Cộng hòa Dân chủ Congo và Mozambique. Trong 6 tháng đầu năm 2022, xảy ra gần 700 vụ tấn công khủng bố khiến 5.412 người thiệt mạng trên khắp châu Phi. Số vụ tấn công khủng bố 6 tháng đầu năm 2022 giảm nhẹ (26%) so với cùng kỳ năm 2021, nhưng số người chết tăng mạnh (40%), cho thấy tính chất tàn bạo ngày càng tăng của các cuộc tấn công. Mục tiêu tấn công khủng bố đa phần là nhằm vào người dân, tiếp đó là nhắm vào lực lượng quân đội và an ninh. Các cuộc tấn công do các nhóm Ansaroul Islam, Boko Haram, Al-Shabaab và các chi nhánh IS…gây ra.

Bất chấp những cuộc truy quét, tấn công mạnh mẽ của các nước, các khu vực, chủ nghĩa khủng bố vẫn lan rộng về mặt địa lý, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Các nhóm khủng bố như IS, Al Qaeda và các chi nhánh của chúng đã tiếp tục khai thác sự bất ổn, khủng hoảng và xung đột để mở rộng ảnh hưởng. Điều này đặc biệt xảy ra ở Tây Phi và khu vực Sahel, nơi nhóm khủng bố đang tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động. Hoạt động của các nhóm này cũng khiến cho tình trạng an ninh ở các quốc gia trong khu vực xấu đi.

Khu vực Sahel tạo thành một tổ hợp an ninh rất phức tạp và đan xen, vì đây là nơi có nhiều nhóm khủng bố phát triển nhanh nhất và bạo lực nhất trên thế giới. Các nhóm như IS, Al Qaeda và Boko Haram tiếp tục tấn công bạo lực trong khu vực, khi số người chết ở khu vực Sahel chiếm 35% tổng số người chết vì khủng bố trên thế giới vào năm 2021, so với chỉ khoảng 1% vào năm 2007, theo Chỉ số Khủng bố Toàn cầu. Có lẽ sự mở rộng và lan rộng của chủ nghĩa khủng bố là một thách thức với các chính phủ ở khu vực Sahel, cũng như trong khu vực và quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố. Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khủng bố này cũng nhận thấy cần phải cam kết tăng cường hợp tác quốc tế thông qua trao đổi thông tin tình báo và các hoạt động chung. Sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia Sahel và các cường quốc quốc tế là cần thiết để đảm bảo sự phát triển và an ninh cho cả khu vực châu Phi. Không có sự hợp tác này, tất cả các sáng kiến ​​và phản ứng chống khủng bố quốc tế có thể trở nên vô dụng.

>> Xem thêm: Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Bên cạnh đó, các nhóm khủng bố, cực đoan còn lợi dụng và thao túng sự phát triển trong đổi mới công nghệ để gia tăng hoạt động. Các nhóm này thường sử dụng các trò chơi điện tử trực tuyến và các nền tảng liên quan để tuyển dụng thành viên, tuyên truyền, liên lạc và thậm chí đào tạo cho các hành động khủng bố. Ngoài ra, sự leo thang của các cuộc tấn công khủng bố dựa trên tư tưởng bài ngoại, phân biệt chủng tộc và các hình thức lợi dụng tôn giáo hoặc tín ngưỡng kích động gây xung đột, cực đoan. Mặc dù đây không phải là một hiện tượng mới, nhưng rất ít quốc gia coi đây là mối đe dọa phát triển nhanh nhất hoặc thậm chí là nghiêm trọng nhất đối với an ninh nội bộ mà họ đang phải đối mặt.

Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đòi hỏi những phản ứng đa phương hiệu quả. Liên Hợp Quốc đã đưa ra 5 ưu tiên để tăng cường chống khủng bố ở châu Phi. Đầu tiên, phòng ngừa vẫn là phản ứng tốt nhất để chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, bạo lực và các mối đe dọa khác nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh. Liên Hợp Quốc cho rằng chúng ta phải giải quyết các bất ổn và xung đột có thể dẫn đến khủng bố ngay từ đầu, cũng như các điều kiện mà những kẻ khủng bố lợi dụng để mở rộng.

Thứ hai, cần có sự tham gia của mọi người, thu hút tất cả các thành phần của xã hội với các cam kết chính trị bền vững giữa các cơ quan chính phủ và quan hệ đối tác với xã hội dân sự, khu vực tư nhân.

Thứ ba, các chính sách chống khủng bố thành công, giống như tất cả các chính sách, phải duy trì pháp quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế. Thứ tư, những thách thức do các nhóm khủng bố và cực đoan bạo lực đặt ra chỉ có thể được giải quyết thông qua các cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh địa phương. Liên Hợp Quốc sẽ phối hợp với Liên minh châu Phi để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực và chống khủng bố. Thứ năm, ngăn chặn và chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực đòi hỏi phải có nguồn lực và hợp tác quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đặc nhiệm Pakistan tiêu diệt 33 tên khủng bố, giành lại đồn cảnh sát bị chiếm giữ
Đặc nhiệm Pakistan tiêu diệt 33 tên khủng bố, giành lại đồn cảnh sát bị chiếm giữ

VOV.VN - Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Pakistan ngày 20/12 đã nổ súng tiêu diệt 33 phần tử khủng bố và giành lại quyền kiểm soát một đồn cảnh sát bị chiếm giữ trước đó 2 ngày.

Đặc nhiệm Pakistan tiêu diệt 33 tên khủng bố, giành lại đồn cảnh sát bị chiếm giữ

Đặc nhiệm Pakistan tiêu diệt 33 tên khủng bố, giành lại đồn cảnh sát bị chiếm giữ

VOV.VN - Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Pakistan ngày 20/12 đã nổ súng tiêu diệt 33 phần tử khủng bố và giành lại quyền kiểm soát một đồn cảnh sát bị chiếm giữ trước đó 2 ngày.

Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ làm gián đoạn cuộc chiến chống khủng bố ở Syria
Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ làm gián đoạn cuộc chiến chống khủng bố ở Syria

VOV.VN - Hôm qua (2/12), Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc làm gián đoạn nỗ lực chống tổ chức khủng bố IS ở Syria do các hành động quân sự của nước này.

Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ làm gián đoạn cuộc chiến chống khủng bố ở Syria

Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ làm gián đoạn cuộc chiến chống khủng bố ở Syria

VOV.VN - Hôm qua (2/12), Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc làm gián đoạn nỗ lực chống tổ chức khủng bố IS ở Syria do các hành động quân sự của nước này.

Thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã thiệt mạng
Thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã thiệt mạng

VOV.VN - Hôm qua (30/11), tổ chức khủng bố IS xác nhận về việc thủ lĩnh của nhóm khủng bố này đã thiệt mạng, đồng thời thông báo bổ nhiệm người thay thế.

Thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã thiệt mạng

Thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã thiệt mạng

VOV.VN - Hôm qua (30/11), tổ chức khủng bố IS xác nhận về việc thủ lĩnh của nhóm khủng bố này đã thiệt mạng, đồng thời thông báo bổ nhiệm người thay thế.

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?
Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

VOV.VN - Có bằng chứng cho thấy các chân rết của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan” (IS-K) bắt đầu lan rộng trên khắp Tây Á, Trung Á và Nam Á. IS-K vừa giống vừa khác Taliban.

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

VOV.VN - Có bằng chứng cho thấy các chân rết của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan” (IS-K) bắt đầu lan rộng trên khắp Tây Á, Trung Á và Nam Á. IS-K vừa giống vừa khác Taliban.

Nga tuyên bố bắt các nghi phạm “khủng bố” người Ukraine ở Kherson
Nga tuyên bố bắt các nghi phạm “khủng bố” người Ukraine ở Kherson

VOV.VN - Hôm nay (8/11), Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tuyên bố họ vừa bắt 9 nghi phạm người Ukraine bị FSB cáo buộc lên kế hoạch tấn công các quan chức địa phương thân Nga ở Kherson.

Nga tuyên bố bắt các nghi phạm “khủng bố” người Ukraine ở Kherson

Nga tuyên bố bắt các nghi phạm “khủng bố” người Ukraine ở Kherson

VOV.VN - Hôm nay (8/11), Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tuyên bố họ vừa bắt 9 nghi phạm người Ukraine bị FSB cáo buộc lên kế hoạch tấn công các quan chức địa phương thân Nga ở Kherson.

Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?
Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?

VOV.VN - Dùng hết “roi vọt” đến lời thuyết phục ngon ngọt, Mỹ vẫn không thay đổi được bản chất của phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban tại Afghanistan, sau bao nhiêu năm trời ròng rã, với bao tiền bạc, xương máu.

Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?

Mỹ không thay đổi nổi Taliban ở Afghanistan?

VOV.VN - Dùng hết “roi vọt” đến lời thuyết phục ngon ngọt, Mỹ vẫn không thay đổi được bản chất của phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban tại Afghanistan, sau bao nhiêu năm trời ròng rã, với bao tiền bạc, xương máu.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?