Chiếm được kho máy bay hiện đại của Mỹ, Taliban có biết cách vận hành?

VOV.VN - Ngay cả khi Taliban có trong tay hướng dẫn sử dụng máy bay, việc cố gắng điều khiển chúng sẽ gặp rất nhiều rủi ro.

Một video được đăng tải trên mạng xã hội ngày 25/8 cho thấy, các chiến binh Taliban dường như đang cố gắng lái trực thăng quân sự Mỹ UH-60 Black Hawk được trang bị bệ phóng tên lửa và súng máy, trị giá 6 triệu USD mà lực lượng này thu giữ được trong các chiến dịch tấn công.

Trong đoạn video, các cánh quạt của UH-60 Black Hawk quay đều khi nó di chuyển trên sân bay, nhưng chiếc trực thăng lại không thể cất cánh. Điều này đã đặt ra câu hỏi liệu Taliban có thể xây dựng lực lượng không quân của riêng mình, đồng thời tìm cách điểu khiển các máy bay phức tạp và tinh vi của Mỹ hay không?

Trước sự sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Afghanistan, Taliban đã thu giữ một lượng lớn các vũ khí, khí tài của Mỹ và phương Tây sau khi giành quyền kiểm soát quốc gia này.

Taliban sẽ sử dụng ra sao?

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Taliban đang sở hữu ít nhất 34 máy bay do Mỹ cung cấp, phần lớn trong số này là trực thăng Mi-17 do Nga chế tạo, được Mỹ mua từ các nhà cung cấp ở Đông Âu để trang bị cho quân đội Afghanistan. Ngoài ra, Taliban cũng có thể có 5 máy bay tấn công hạng nhẹ Embraer Super Tucano và một số lượng lớn phi cơ Cessna 208B Grand Caravan. Cả hai loại này đều là máy bay cánh quạt, có khả năng bắn rocket và tên lửa.

Nhiều máy bay khác đã được các phi công của quân đội Afghanistan đưa ra khỏi đất nước đến các nước láng giềng Uzbekistan và Tajikistan trong quá trình sơ tán. Trong khi đó, lực lượng kháng chiến chống Taliban do Ahmad Massoud dẫn đầu tại Thung lũng Panjshir hiểm trở ở phía đông bắc Afghanistan có tới 8 chiếc UH-60 Black Hawks.

Liệu Taliban và phong trào kháng chiến của Ahmad Massoud có thể xây dựng được các lực lượng không quân của riêng mình từ số vũ khí còn lại trong tổng số kho khí tài trị giá 8 tỷ USD mà Mỹ đã chi để huấn luyện và trang bị cho quân đội Afghanistan hay không? Đó vẫn là một câu hỏi lớn.

Để vận hành máy bay quân sự không chỉ cần các phi công được đào tạo bài bản mà còn cần các nhân viên vận hành dưới mặt đất, phụ tùng thay thế cũng như vũ khí trang bị. Ngay cả khi Taliban có trong tay hướng dẫn sử dụng máy bay, việc cố gắng điều khiển chúng sẽ gặp rất nhiều rủi ro.

Một cơ quan kiểm toán quốc phòng cho Mỹ cảnh báo rằng, hướng dẫn sử dụng máy bay được dịch sang tiếng Dari – ngôn ngữ phổ biến của Afghanistan, chứa nhiều thuật ngữ kỹ thuật phức tạp, dẫn đến “những lo ngại về khả năng vận hành máy bay”. Nói cách khác, bất cứ thông tin nào bị bỏ sót trong bản dịch đều có thể gây tai nạn.

Thách thức lớn khi xây dựng lực lượng không quân

Forrest Marion, cựu đại tá Không quân Mỹ cho biết, có một thời điểm quan trọng là khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, và Taliban chiếm sân bay quốc tế Kandahar vào năm 1994 trong cuộc nội chiến tại Afghanistan. Lúc đó, hơn 20 tiêm kích MiG-21 đã rơi vào tay Taliban và lực lượng này đã buộc Đại tá Abdul Shafi Noori – chỉ huy đơn vị bảo trì Kabul Air Wing của quân đội Afghanistan phải giữ cho các máy bay hoạt động ổn định. Sau đó, với sự hỗ trợ của Pakistan, hoạt động này tiếp tục được thực hiện.

Tuy nhiên, không phải tất cả nhân viên bảo trì và phi công đều hợp tác với Taliban ở thời điểm đó. Ông Forrest Marion kể lại rằng, một phi công từng phục vụ trong lực lượng không quân Afghanistan do Liên Xô hậu thuẫn đã thực hiện các chuyến bay cho Taliban. Nhưng ông đã từ bỏ công việc và trở hành một chủ cửa hàng sau năm 2001, cuối cùng gia nhập lực lượng không quân Afghanistan được liên minh do Mỹ đứng đầu hậu thuẫn để chống lại Taliban một lần nữa. Một phi công khác làm việc cho lực lượng kháng chiến chống Taliban trong một thời gian ngắn sau đó đào ngũ.

Hiện nay, nhiều phi công Afghanitan do Mỹ đào tạo không muốn hợp tác với Taliban do phải chứng kiến các chiến dịch tấn công của lực lượng này khiến nhiều đồng đội của họ thiệt mạng. Trong trường hợp họ thay đổi ý định, đại tá không quân Afghanistan Salim Faqiri cho rằng, điều phù hợp nhất với Taliban là sử dụng máy bay Mi-17 của Nga – dòng trực thăng mà hầu hết các phi công của không quân Afghanistan điều khiển thành thạo.

Lukas Muller, tác giả một cuốn sách nói về lịch sử chiến tranh trên không tại Afghanistan nhận xét: “Chắc chắn là Taliban đang nắm giữ một số máy bay Mi-17 đang hoạt động thuộc nhiều phiên bản khác nhau. Những máy bay này có thể trở thành xương sống của lực lượng không quân Taliban trong những tháng tới. Chúng rất dễ bảo trì vì có nhiều phụ tùng sẵn có trên thị trường. Trên thực tế, đây là loại máy bay phổ biến nhất được sử dụng trong cuộc nội chiến những năm 1990, khi ngay cả những phe phái nhỏ, ít có quan hệ với nước ngoài, cũng có thể sử dụng nó, ”ông nói.

Mỹ đã cung cấp 2 dòng máy bay cho Afghanistan là C-130 và UH-60 Black Hawk nhưng đây là những dòng máy bay quá phức tạp đối với hầu hết phi công Afghanistan. “Black Hawk phức tạp hơp nhiều so với chiếc Mi-17 do Liên Xô/Nga chế tạo. Mi-17 phù hợp hơn và phát huy được nhiều khả năng hơn trong môi trường chiến đấu tại Afghanistan”, ông Forrest Marion nói.

Nhưng ngay cả khi sử dụng Mi-17, Taliban sẽ đối mặt với những thách thức lớn. Cựu đại tá không quân Mỹ Forrest Marion cho biết, dù phi công của Afghanistan rất dày dặn kinh nghiệm, nhưng nhiều máy bay trong số này được bảo dưỡng kém do đó có thể gây nguy hiểm khi bay. “Các phi công Afghanistan đã điều khiển Mi-17 với tốc độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn bảo trì. Việc khai thác quá mức các chuyến bay là một mối lo ngại lớn”, ông lưu ý. Trước đó năm 2018, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, khoảng 20% công việc bảo trì Mi-17 vẫn do Mỹ thực hiện.

Nếu việc sử dụng Black Hawks và Mi-17 vẫn là một thách thức lớn thì Taliban có thể vận hành cường kích A29 Super Tucano do Brazil chế tạo và trực thăng tấn công hạng nhẹ MD 530G do Mỹ phát triển, ông Forrest Marion nói: “Các phi công điều khiển cường kích A-29 là những thành viên sáng giá nhất và được kính trọng nhất trong không quân Afghanistan”.

Tuy vậy, theo đánh giá của cựu đại tá Forrest Marion, dù MD 530G “dễ điều khiển và có thể mang theo tên lửa”, nhưng việc bảo trì vẫn phải được các nhà thầu của Mỹ thực hiện. Điều đó có nghĩa là, nếu Afghanistan phải đối mặt với một cuộc chiến tranh trên không mới, nước này sẽ không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài. Sẽ rất rủi ro cho các phi công trung thành với Taliban hoặc phi công của lực lượng kháng chiến tại Thung lũng Panjshir một khi họ bay trên bầu trời, ông Forrest Marion lưu ý ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp tiếp xúc với Taliban, tiếp tục duy trì hiện diện ngoại giao tại Afghanistan
Pháp tiếp xúc với Taliban, tiếp tục duy trì hiện diện ngoại giao tại Afghanistan

VOV.VN - Pháp đã có "liên hệ trao đổi" với lực lượng Taliban để tạo điều kiện cho các hoạt động sơ tán khẩn cấp trước mắt, cũng như dự kiến sẽ duy trì hiện diện ngoại giao tại Afghanistan sau này.

Pháp tiếp xúc với Taliban, tiếp tục duy trì hiện diện ngoại giao tại Afghanistan

Pháp tiếp xúc với Taliban, tiếp tục duy trì hiện diện ngoại giao tại Afghanistan

VOV.VN - Pháp đã có "liên hệ trao đổi" với lực lượng Taliban để tạo điều kiện cho các hoạt động sơ tán khẩn cấp trước mắt, cũng như dự kiến sẽ duy trì hiện diện ngoại giao tại Afghanistan sau này.

Tổng thống Iran kêu gọi thành lập chính phủ toàn diện ở Afghanistan
Tổng thống Iran kêu gọi thành lập chính phủ toàn diện ở Afghanistan

VOV.VN - Ngày 27/8, Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi kêu gọi các nước trong khu vực hỗ trợ thành lập một chính phủ bao gồm tất cả các nhóm sắc tộc và chính trị ở Afghanistan.

Tổng thống Iran kêu gọi thành lập chính phủ toàn diện ở Afghanistan

Tổng thống Iran kêu gọi thành lập chính phủ toàn diện ở Afghanistan

VOV.VN - Ngày 27/8, Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi kêu gọi các nước trong khu vực hỗ trợ thành lập một chính phủ bao gồm tất cả các nhóm sắc tộc và chính trị ở Afghanistan.

Tổ chức IS-K tại Afghanistan là ai và nhóm khủng bố này nguy hiểm ra sao?
Tổ chức IS-K tại Afghanistan là ai và nhóm khủng bố này nguy hiểm ra sao?

VOV.VN - IS-K đã thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu bất chấp việc phải chịu sự tổn thất nặng nề do các cuộc tấn công của Mỹ và liên quân.

Tổ chức IS-K tại Afghanistan là ai và nhóm khủng bố này nguy hiểm ra sao?

Tổ chức IS-K tại Afghanistan là ai và nhóm khủng bố này nguy hiểm ra sao?

VOV.VN - IS-K đã thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu bất chấp việc phải chịu sự tổn thất nặng nề do các cuộc tấn công của Mỹ và liên quân.