Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đề án bán tín chỉ carbon ở Quảng Nam vẫn nằm trên giấy.

 

Mỗi tín chỉ carbon được xác nhận là 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2 tương đương. Tỉnh Quảng Nam có gần 630.000 héc ta rừng tự nhiên, mỗi năm trữ được khoảng 1 triệu tấn carbon. Đề án thí điểm bán tín chỉ carbon sẽ giúp tăng 20% diện tích rừng tự nhiên trong 10 năm tới, nâng độ che phủ lên 61% vào 2025, phục hồi và làm giàu rừng đạt khoảng 7 triệu mét khối gỗ và giảm phát thải 14 triệu tấn CO2 vào 2030.

Ông Hà Phước Phú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam kỳ vọng triển khai Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng có thể thu về 130 tỷ đồng mỗi năm, nhưng khi triển khai thì gặp vướng mắc về pháp lý, lựa chọn đơn vị tư vấn.

“Hồ sơ bán tín chỉ carbon rừng ra thị trường thì phải được thẩm định của các tổ chức quốc tế xem xét và chấp nhận. Hồ sơ mà tỉnh Quảng Nam xây dựng gửi đi từ năm 2018-2019. Và qua thẩm định, đến năm 2020 thì theo các tổ chức thẩm định, tiêu chuẩn có sự thay đổi và hồ sơ phải điều chỉnh để phù hợp với bộ tiêu chuẩn mới”, ông Hà Phước Phú nói.

Bán tín chỉ carbon rừng được hiểu là bán không khí, một khái niệm mới nên hành lang pháp lý chưa đầy đủ. Năm 2018, tỉnh Quảng Nam đã làm việc với nhiều tổ chức quốc tế nhưng hồ sơ thẩm định chưa hoàn thiện, chưa chọn được đối tác tư vấn.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam được Chính phủ chọn triển khai thí điểm bán tín chỉ carbon trên thị trường tự do nhưng đến nay vẫn chưa chính thức triển khai được.

“Vướng vì không chỉ định được mà phải đấu thầu. Chúng tôi cũng xin cho chỉ định một đơn vị tư vấn luôn nhưng đang vướng chỗ đó. Hiện nay chúng tôi cũng tích cực bám Trung ương để làm việc này. Tỉnh Quảng Nam sẽ tích cực bảo vệ rừng và tin tưởng đến khi bán được tín chỉ carbon thì mỗi năm thu về hơn 100 tỷ đồng. Khi bán được sẽ đem tiền này phát triển rừng chứ không làm việc khác”, ông Hồ Quang Bửu nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon
Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon

VOV.VN - Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Phó Thủ tướng yêu cầu, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon, từ đó đề xuất cách tiếp cận, mục tiêu, lộ trình thực hiện Đề án.

Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon

Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon

VOV.VN - Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Phó Thủ tướng yêu cầu, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon, từ đó đề xuất cách tiếp cận, mục tiêu, lộ trình thực hiện Đề án.

Quảng Bình bán tín chỉ carbon được hơn 82 tỷ đồng
Quảng Bình bán tín chỉ carbon được hơn 82 tỷ đồng

VOV.VN - Năm 2023, Quảng Bình nhận được hơn 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon. Nguồn kinh phí này phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển rừng bền vững.

Quảng Bình bán tín chỉ carbon được hơn 82 tỷ đồng

Quảng Bình bán tín chỉ carbon được hơn 82 tỷ đồng

VOV.VN - Năm 2023, Quảng Bình nhận được hơn 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon. Nguồn kinh phí này phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển rừng bền vững.

Cao Bằng tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng cao điểm mùa khô
Cao Bằng tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng cao điểm mùa khô

VOV.VN - Nắng nóng và lượng mưa thiếu hụt trong thời gian dài khiến nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng cao.

Cao Bằng tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng cao điểm mùa khô

Cao Bằng tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng cao điểm mùa khô

VOV.VN - Nắng nóng và lượng mưa thiếu hụt trong thời gian dài khiến nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng cao.

Nguy cơ cháy rừng trồng trên dãy núi Sạc Ly (Kon Tum) rất cao
Nguy cơ cháy rừng trồng trên dãy núi Sạc Ly (Kon Tum) rất cao

VOV.VN - Sau nhiều tháng không mưa cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài, hiện trên dãy núi Sạc Ly của tỉnh Kon Tum cấp dự báo cháy rừng đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, khả năng xảy ra cháy rừng là rất cao.

Nguy cơ cháy rừng trồng trên dãy núi Sạc Ly (Kon Tum) rất cao

Nguy cơ cháy rừng trồng trên dãy núi Sạc Ly (Kon Tum) rất cao

VOV.VN - Sau nhiều tháng không mưa cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài, hiện trên dãy núi Sạc Ly của tỉnh Kon Tum cấp dự báo cháy rừng đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, khả năng xảy ra cháy rừng là rất cao.

Bắc Kạn yêu cầu người dân không chủ quan với công tác phòng, chống cháy rừng
Bắc Kạn yêu cầu người dân không chủ quan với công tác phòng, chống cháy rừng

VOV.VN - Hiện là thời điểm người dân tại tỉnh Bắc Kạn tiến hành đốt dọn thực bì, chuẩn bị cho vụ trồng rừng 2024. Chính quyền các địa phương đang tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân không lơ là, chủ quan với công tác phòng, chống cháy rừng.

Bắc Kạn yêu cầu người dân không chủ quan với công tác phòng, chống cháy rừng

Bắc Kạn yêu cầu người dân không chủ quan với công tác phòng, chống cháy rừng

VOV.VN - Hiện là thời điểm người dân tại tỉnh Bắc Kạn tiến hành đốt dọn thực bì, chuẩn bị cho vụ trồng rừng 2024. Chính quyền các địa phương đang tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân không lơ là, chủ quan với công tác phòng, chống cháy rừng.