Lan tỏa hàng hóa dân tộc thiểu số và miền núi bằng… đường link

VOV.VN - Những sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng sâu, vùng xa, miền núi xuất hiện ngày càng nhiều trên các sàn giao dịch TMĐT, thu hút được lượng người tiêu dùng rất lớn.

Thương mại điện tử (TMĐT) những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh mua sắm quen thuộc và cũng là xu thế tất yếu. Nhiều DN đã bắt đầu đưa các sản phẩm hàng hoá lên các sàn TMĐT để phát triển thị trường tiêu thụ, đặc biệt là các sản phẩm hàng hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, đối với các DN hay các hộ sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực này, TMĐT vẫn là một kênh phân phối khá mới mẻ.

Chính vì vậy, tại Tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua TMĐT” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 23/11, nhiều chuyên gia và đại diện DN cho rằng, các địa phương cũng như các DN cần có những giải pháp đồng bộ hơn về mặt tổ chức công nghệ và nguồn nhân lực, chung tay xây dựng những vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung, làm cơ sở cho phát triển sản phẩm hàng hóa tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cũng như quy định của các sàn TMĐT.

Là địa phương ứng dụng TMĐT vào tiêu thụ hàng hóa đặc trưng từ rất sớm, ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, nhờ triển khai ứng dụng TMĐT nên trong một số năm qua, đặc biệt trong năm 2021 việc tiêu thụ sản phẩm của Bắc Giang đã mang lại hiệu quả rất cao.

“2021 là năm dịch Covid-19 diễn ra rất phức tạp lại đúng vào dịp thu hoạch vải thiều, nên Bắc Giang đã phối hợp với các cơ quan của Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương tìm cách để đẩy mạnh tiêu thụ trên các sàn TMĐT. Từ chỗ các HTX không biết gì về bán hàng trực tuyến và TMĐT, đến nay bà con cũng đã đầu tư tiền mở gian hàng, xây dựng thương hiệu, đóng gói sản phẩm, tem nhãn sản phẩm, truy xuất nguồn gốc nên có thể nói TMĐT chính là động lực để thúc đẩy các nội dung khác trong quá trình xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm”, ông Toản tin tưởng nói.

Những năm qua, HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân - là 1 trong những HTX có lô hàng đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ và Nga. Đây cũng là HTX đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được chứng nhận Global GAP, tham gia những sàn TMĐT để đưa nhiều sản phẩm lên sàn TMĐT.

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc HTX Hồng Xuân cho biết, sản phẩm của HTX hiện đã có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị cũng như trên các sàn TMĐT. Để đưa được lên các sàn TMĐT, trước tiên sản phẩm phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. “Các sản phẩm đều phải được các cấp giấy chứng nhận Việt GAP và Global GAP, ngoài ra, HTX cũng phải cung cấp thông tin về nhật ký chăm sóc, tiến tới quy trình này sẽ được chuyển dần sang nhật ký điện tử, khách hàng khi truy cập vào mã của sản phẩm có thể biết được quy trình chăm sóc các sản phẩm đó”, ông Dũng cho biết.

Tuy nhiên theo ông Dũng, để tiếp cận được với các sàn TMĐT, nhất là đối với các DN, HTX khu vực miền núi, dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn một số khó khăn. Nhiều xã viên khi tiếp cận với kênh TMĐT cùng những quy trình như up ảnh hay online vô cùng khó.

“Các gian hàng trên sàn TMĐT cũng có tập thể hoặc cá nhân đặt hàng, nên với số lượng hàng ít, DN sẽ gặp khó khăn cho quy trình vận chuyển sản phẩm hoa quả tươi, nhất là đối với những sản phẩm đòi hỏi quy trình đóng gói cẩn thận, phương thức vận chuyển chuyên dụng như xe lạnh nên đối với khách hàng đặt nhỏ lẻ sẽ rất khó khăn”, ông Dũng chỉ ra.

Chia sẻ hành trình xây dựng thương hiệu DACE cũng như kinh nghiệm lựa chọn TMĐT làm kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp và Tư vấn Môi trường DACE cho biết, là DN chuyên về các sản phẩm về gia vị xuất khẩu, DACE thực hiện lượng lớn giao dịch qua TMĐT. Khi hành vi của người tiêu dùng, của thị trường thay đổi sẽ khiến các DN sản xuất phải thay đổi phương thức bán hàng, nhất là mô hình kết hợp giữa bán hàng với giải trí.

“Đối với DACE, DN thường xuyên phải xây dựng bộ tài liệu để đưa lên các trang TMĐT, ví dụ như hình ảnh, video hay những thông tin cập nhật một cách thường xuyên để DN đưa đến những thông tin hữu ích cho người người sử dụng”, ông Hiếu cho hay.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đại dịch Covid-19 vừa qua tại Việt Nam cũng đã tạo ra một động lực thúc đẩy rất nhiều các địa phương, bà con nông dân và đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số tích cực tham gia TMĐT. Các sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền, các địa phương xuất hiện ngày càng nhiều trên các sàn giao dịch TMĐT, thu hút được lượng người tiêu dùng rất lớn.

Mặc dù vậy, ông Minh cũng công nhận rằng, khoảng cách số giữa các thành phố lớn và các địa phương còn rất lớn. Nên hầu hết các hoạt động TMĐT chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, và đây là một trong những trở ngại, thách thức nếu muốn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số cũng như phát triển TMĐT ở các vùng sâu, vùng xa.

Do đó, để tăng độ phủ của TMĐT ở những vùng này rất cần phải có sự vào cuộc của nhiều bên, nhất là sự tích cực của các sàn TMĐT. “Về lâu dài, hoạt động đào tạo và phát triển TMĐT cần phải có lộ trình, với sự trợ giúp của Sở Công Thương hay các đơn vị quản lý tại địa phương mới có thể nâng cao trình độ, kỹ năng số của người dân”, ông Minh khuyến cáo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguồn nhân lực thương mại điện tử thiếu hụt trầm trọng
Nguồn nhân lực thương mại điện tử thiếu hụt trầm trọng

VOV.VN - Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử vừa thiếu vừa yếu, nên cần có sự phối hợp đào tạo giữa các doanh nghiệp và các trường Đại học để có hướng tiếp cận gần hơn với thực tế.

Nguồn nhân lực thương mại điện tử thiếu hụt trầm trọng

Nguồn nhân lực thương mại điện tử thiếu hụt trầm trọng

VOV.VN - Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử vừa thiếu vừa yếu, nên cần có sự phối hợp đào tạo giữa các doanh nghiệp và các trường Đại học để có hướng tiếp cận gần hơn với thực tế.

Nhân lực cho thương mại điện tử: Nguồn cung vẫn thiếu hụt
Nhân lực cho thương mại điện tử: Nguồn cung vẫn thiếu hụt

VOV.VN - Mặc dù đã có tới 95% sinh viên ngành thương mại điện tử tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn phát triển của ngành này.

Nhân lực cho thương mại điện tử: Nguồn cung vẫn thiếu hụt

Nhân lực cho thương mại điện tử: Nguồn cung vẫn thiếu hụt

VOV.VN - Mặc dù đã có tới 95% sinh viên ngành thương mại điện tử tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn phát triển của ngành này.

Bán lẻ kỳ vọng khởi sắc từ 10.000 DN có kỹ năng số và thương mại điện tử
Bán lẻ kỳ vọng khởi sắc từ 10.000 DN có kỹ năng số và thương mại điện tử

VOV.VN - Các doanh nghiệp sẽ được trang bị kiến thức về thương mại điện tử, nghiên cứu thị trường, xây dựng danh mục sản phẩm, đăng ký và bảo vệ thương hiệu, quy trình bán hàng…

Bán lẻ kỳ vọng khởi sắc từ 10.000 DN có kỹ năng số và thương mại điện tử

Bán lẻ kỳ vọng khởi sắc từ 10.000 DN có kỹ năng số và thương mại điện tử

VOV.VN - Các doanh nghiệp sẽ được trang bị kiến thức về thương mại điện tử, nghiên cứu thị trường, xây dựng danh mục sản phẩm, đăng ký và bảo vệ thương hiệu, quy trình bán hàng…

Thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng trên 20% bất chấp đại dịch
Thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng trên 20% bất chấp đại dịch

VOV.VN - Năm 2021 tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam đạt trên 20%, tương ứng với quy mô trên 16 tỷ USD và sẽ còn cao hơn nhiều trong năm 2022.

Thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng trên 20% bất chấp đại dịch

Thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng trên 20% bất chấp đại dịch

VOV.VN - Năm 2021 tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam đạt trên 20%, tương ứng với quy mô trên 16 tỷ USD và sẽ còn cao hơn nhiều trong năm 2022.