Công tác trọng tài tại SEA Games 31: Fair-play là trên hết!

VOV.VN - Các quyết định “không tưởng” từ đội ngũ trọng tài là ám ảnh thường trực của các VĐV Việt Nam tại rất nhiều kỳ SEA Games trước đây và cũng là lý do vì sao đấu trường thể thao khu vực bị gán cho cái mác “ao làng”. Nhưng chắc chắn “thói quen xấu” đó đã bị xóa bỏ ở kỳ Đại hội lần này.

Cho đến khi các nội dung chung kết môn bơi trong tối 14/5 kết thúc, phía Singapore vẫn quyết kiện tổ trọng tài hòng đòi lại tấm HCV tiếp sức 4x100 tự do nam. Tuy vậy, sau khi hiểu rõ vấn đề, đội bơi Singapore đã vui vẻ chấp nhận thực tế. Ở nội dung này, ban đầu BTC công bố Singapore giành HCV, Malaysia HCB, còn chủ nhà Việt Nam giành HCĐ. Tuy vậy, kết quả này sau đó đã thay đổi bởi các trọng tài xác định các VĐV của Singapore và Malaysia phạm quy xuất phát, do đó bị hủy thành tích. Đội bơi tiếp sức Việt Nam được đôn lên nhận HCV, còn HCB thuộc về Indonesia và Thái Lan giành HCĐ.

HLV đội tuyển bơi Việt Nam - Phan Quan Minh Quân chia sẻ: "Thực sự là bất ngở. Đội Singapore đã phạm quy tới hai VĐV nhảy trước và Malaysia cũng vậy, đây là phán quyết khó khăn và rất là nhạy cảm trong thể thao, và đây là do máy điện tử bắt lỗi, chứ không phải người bắt nên là công minh". 

Dưới con mắt của khán giả thì đây có thể là sự việc nhạy cảm, còn với người trong cuộc, phán quyết được đưa ra là hoàn toàn công minh, trung thực. Điều rất đáng chú ý là Tổng trọng tài môn bơi và là người đưa ra quyết định tước HCV của đội Singapore, cũng là trọng tài người...Singapore.

Phân tích rõ hơn về tinh huống này, trọng tài Nguyễn Trung, cũng là Phó tổng thư ký Liên đoàn Thể thao dưới nước TP Hồ Chí Minh, cho biết, mỗi khi VĐV xuất phát thì đồng hồ điện tử sẽ ghi lại thời gian phản ứng rời khỏi bục, tính từ khi tay VĐV đang bơi dưới nước chạm bảng chạm điện tử, và VĐV đứng ở trên rời khỏi bục. Nếu số này là số dương thì đó là 1 xuất phát hợp lệ, nếu số này là số âm thì đó là 1 xuất phát phạm quy. Thông số phạm quy này rất khách quan (do đồng hồ điện tử ghi nhận) chứ không phải là chủ quan bằng mắt thường của các trọng tài.

Trọng tài Nguyễn Trung nêu rõ: "Không có điều gì thiên vị cho ai hết, những người làm ở đây là thuộc trọng tài Đông Nam Á chứ không phải là trọng tài Việt Nam hay của một nước nào hết. Năm nay mình tổ chức SEA Games thì toàn bộ Cung này được thay mới thiết bị toàn bộ, thiết bị rất là chuẩn, như đồng hồ Omega, tất cả đều chuẩn và chính xác, không có sai lệch gì hết. Có nhiều cái học hỏi từ công tác trọng tài của Liên đoàn Đông Nam Á, từ xuất phát cho đến điều hành, từng vị trí một thì rất chuẩn, mình có nhiều cái học hỏi rất là hay, là công bằng, trung thực". 

Môn Pencak Silat cũng chứng kến câu chuyện tương tự. Ở chung kết đối kháng dưới 55kg vào ngày 16/5, Mustakim của Indonesia chiếm ưu thế với điểm 59-50 và đứng trước cơ hội lớn giành HCV, trước khi tung cú đá chân phải trúng miệng đối thủ Bin Azhar, khiến võ sỹ người Malaysia gục xuống sàn đấu. Sau khi học trò bị trừ tới 10 điểm vì phạm quy đá vào vùng mặt đối thủ, HLV Indonesia nổi nóng với trọng tài. Tổng trọng tài - cũng là người Indonesia kiên định giữ phán quyết và xảy ra giằng co với vị HLV đồng hương. Sau khi được chăm sóc, Bin Azhar trở lại thi đấu, cầm cự thành công trước Mustakim để giành HCV… Cũng ở môn Silat, các nội dung biểu diễn phụ thuộc đáng kể vào cảm tính và thường thì chủ nhà sẽ có lợi thế dáng kể từ trọng tài. 

Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở SEA Games 31. Tiếc nuối khi chỉ giành được 1 HCV trên tổng số 6 nội dung biểu diễn, nhưng HLV Nguyễn Văn Hùng vẫn đánh giá rất cao công tác trọng tài: "Về quan điểm cá nhân tôi thì luật thi đấu hoàn toàn mới so với các kỳ đại hội trước đây, cũng như các giải vô địch thế giới hay châu Á nó hoàn toàn khác. Về mặt chấm điểm, tôi nghĩ các  trọng tài làm việc rất công bằng, rất rõ ràng, sòng phẳng, đúng với khẩu hiệu fair-play mà Việt Nam chúng ta đã đưa ra". 

Chưa có bất cứ khiếu nại nào của đoàn quốc tế về việc bị trọng tài “xử ép”. Bên cạnh đó, các trọng tài cũng không vì lợi ích huy chương của chủ nhà mà đưa ra phán quyết sai lệch. Đơn cử như tình huống mới đây trên đường chạy 800m nữ, môn điền kinh. Khi chỉ còn cách đích chừng 20m, Đinh Thị Bích đang xếp thứ ba, sau Agustina Manik (Indonesia) và người đồng đội Khuất Phương Anh. Đúng lúc đó, Đinh Thị Bích bị Savinder Kaur (Malaysia) huých nhẹ từ phía sau và mất thăng bằng, ngã gục xuống sân. Kaur sau đó giành HCĐ, còn nhà vô địch 2019 té ngã sõng soài ra đường chạy, rồi phải rời sân bằng cáng y tế.

Vụ việc ban đầu gây ra phản ứng dữ dội từ không ít khán giả nhà, đòi hỏi tấm HCĐ phải trao cho VĐV chủ nhà. Ông Nguyễn Trung Hinh, Phó chủ tịch Liên đoàn Điền kinh Việt Nam, Tổng trọng tài môn điền kinh của SEA Games 31, lý giải: "Trường hợp của VĐV Đinh Thị Bích bị ngã trên sân là trong quá trình thi đấu, khi về đích thì thường thường VĐV có sự tăng tốc, nâng cao khả năng va chạm lẫn nhau, đó là lỗi không cố tình. Nếu coi mà cố tình xô đẩy thì chúng tôi đã loại. Cho nên khi coi lại video thì các giám sát khẳng định đó không phải lỗi cố tình đối với VĐV số 386 của Malaysia. Chúng tôi có trọng tài đích, trọng tài xuất phát, trọng tài đường đua, thì trọng tài đường đua sẽ giám sát quá trình thi đấu đó, nếu có VĐV nào cố tình vi phạm thì sẽ lập biên bản, gửi giám sát xác nhận, tiếp đó có ban hội thẩm, rồi quyết định cuối cùng là tổng trọng tài". 

Hơn 3.000 trọng tài tham gia điều hành các nội dung tại SEA Games 31, số trọng tài quốc tế chiếm đến hơn 1/3, đang đảm bảo sự công bằng cho các cuộc thi đấu, như lời tuyên thệ trong Lễ Khai mạc: "Tôi, Phan Thị Ngọc Linh, trọng tài quốc tế môn Muay xin đại diện cho toàn thể trọng tài làm hiệm vụ tại SEA Games 31, xin tuyên thệ: điều hành các trận đấu một cách công bằng, chính xác, vô tư, tôn trọng và tuân thủ các quy định và điều lệ của Đại hội, trên tinh thần thể thao trung thực và cao thượng". 

SEA Games 31 truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa về sự thân thiện, hiếu khách, bên cạnh đó chủ nhà Việt Nam đang dốc lan tỏa tinh thần chơi đẹp, vì một đấu trường Fair-Play, đổi mới, công bằng, khách quan cùng mục tiêu góp phần nâng tầm thể thao khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Huyền thoại Billiard - Efren Reyes ngược dòng ngoạn mục ở SEA Games 31
Huyền thoại Billiard - Efren Reyes ngược dòng ngoạn mục ở SEA Games 31

VOV.VN - Huyền thoại billiards thế giới Efren Reyes (Philippines) biểu diễn đẳng cấp để vượt qua đối thủ người Thái Lan ở SEA Games 31.

Huyền thoại Billiard - Efren Reyes ngược dòng ngoạn mục ở SEA Games 31

Huyền thoại Billiard - Efren Reyes ngược dòng ngoạn mục ở SEA Games 31

VOV.VN - Huyền thoại billiards thế giới Efren Reyes (Philippines) biểu diễn đẳng cấp để vượt qua đối thủ người Thái Lan ở SEA Games 31.

SEA Games 31 ngày 18/5: Đoàn Thể thao Việt Nam vượt mốc 120 HCV
SEA Games 31 ngày 18/5: Đoàn Thể thao Việt Nam vượt mốc 120 HCV

VOV.VN - Đoàn Thể thao Việt Nam vượt mốc 120 HCV tại SEA Games 31 sau "cơn mưa vàng" từ điền kinh, bơi lội, canoeing, đấu kiếm, Judo, Karate, Taekwondo, Vovinam, đấu vật trong ngày 18/5.

SEA Games 31 ngày 18/5: Đoàn Thể thao Việt Nam vượt mốc 120 HCV

SEA Games 31 ngày 18/5: Đoàn Thể thao Việt Nam vượt mốc 120 HCV

VOV.VN - Đoàn Thể thao Việt Nam vượt mốc 120 HCV tại SEA Games 31 sau "cơn mưa vàng" từ điền kinh, bơi lội, canoeing, đấu kiếm, Judo, Karate, Taekwondo, Vovinam, đấu vật trong ngày 18/5.

SEA Games 31: Báo chí Thái Lan ấn tượng về công tác tổ chức của Việt Nam
SEA Games 31: Báo chí Thái Lan ấn tượng về công tác tổ chức của Việt Nam

VOV.VN - Trước và kể từ sau khi SEA Games 31 chính thức khai mạc vào ngày 12/5 vừa qua, báo chí Thái Lan có nhiều bài viết, bình luận đánh giá tích cực về công tác tổ chức của Việt Nam.

SEA Games 31: Báo chí Thái Lan ấn tượng về công tác tổ chức của Việt Nam

SEA Games 31: Báo chí Thái Lan ấn tượng về công tác tổ chức của Việt Nam

VOV.VN - Trước và kể từ sau khi SEA Games 31 chính thức khai mạc vào ngày 12/5 vừa qua, báo chí Thái Lan có nhiều bài viết, bình luận đánh giá tích cực về công tác tổ chức của Việt Nam.