Cần khắc phục tình trạng học giả, bằng giả, lối sống lệch lạc trong thanh niên

VOV.VN - Chiều nay (7/12), Trung ương Đoàn tổ chức tọa đàm khoa học “Khát vọng cống hiến – Lẽ sống thanh niên”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn cho rằng, một đất nước muốn hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc thì phải có một giấc mơ lớn. Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào tháng 1/2021 đã nói đến giấc mơ này. Đó là khát vọng phát triển đất nước sánh vai cường quốc năm châu: Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Muốn thực hiện được khát vọng đó, cần có những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, mà trước hết phải bắt đầu từ thế hệ trẻ ngày nay.

Theo báo cáo tình hình số lượng đoàn viên năm 2022, tổng số đoàn viên của cả nước là trên 5.689.333 đoàn viên, chiếm khoảng 25,62% so với số lượng thanh niên của cả nước. Đây sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, là đội hậu bị tin cậy của Đảng đóng góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham luận tại tọa đàm, GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, nói đến tuổi trẻ là nói ý chí, nói đến khát vọng, từ khát vọng cống hiến biến thành hành động. Vậy làm thế nào để xác định được người thanh niên có khát vọng cống hiến? Trước hết người đó phải có lý tưởng sống, gắn liền với mục đích, động cơ sống của mỗi người. Lý tưởng sống sẽ chi phối toàn bộ hành động của mỗi người, gắn với ham muốn, hoài bão, được cống hiến, dấn thân cho Tổ quốc.

Thứ hai chính là tình cảm cách mạng trong sáng, tuổi trẻ càng phải củng cố niềm tin với Đảng, với Nhân dân đó là niềm tin của trí tuệ. Bên cạnh đó, mỗi thanh niên phải nỗ lực nâng cao trình độ, có phông văn hóa rộng lớn.

“Trí tuệ khoa học phải bắt nguồn từ thực học, thực tài, từ tiềm năng phát triển thành tiềm lực, khắc phục tình trạng học giả, bằng giả, lệch lạc về lối sống, nuôi dưỡng tinh thần tự học”, GS.TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Đặc biệt, mỗi bạn trẻ phải có tư duy sáng tạo và đổi mới để hiện đại hóa đất nước, sẵn sàng trở thành một công dân toàn cầu, trong quá trình giao tiếp, hội nhập quốc tế.

Muốn đạt được điều đó, theo GS.TS Hoàng Chí Bảo tổ chức Đoàn Thanh niên có vai trò vô cùng quan trọng. Đoàn phải đổi mới nội dung, phương pháp tạo ra môi trường để thanh niên rèn luyện và sáng tạo.

Tham luận tại tọa đàm, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khát vọng là khái niệm của tâm lý học chỉ niềm tin, sự quyết tâm mãnh liệt của cá nhân mong muốn đạt được. Lẽ sống là phạm trù của đạo đức thể hiện ý nghĩa của cuộc sống mà cá nhân theo đuổi. Khát vọng và lẽ sống không tự nhiên có, mà được hình thành trong quá trình giáo dục và tự giáo dục của con người.

Xét về ý nghĩa, lẽ sống phân chia thành 2 nhóm, gồm những lẽ sống tầm thường cá nhân, giới hạn bởi những ham muốn vật chất cụ thể, hào nhoáng bề ngoài, lợi ích của bản thân, thường không gắn với trách nhiệm cá nhân, xã hội. Lẽ sống đạo đức, cộng đồng là khi con người thấy rõ được ý nghĩa của cuộc sống, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội, với người khác và thấy được hạnh phúc của mình trong mối quan hệ với người khác.

"Khát vọng là mục tiêu, là động lực mạnh mẽ, là phương tiện để đạt được mục tiêu. Thời nào con người cũng cần có khát vọng và lẽ sống, sự thể hiện khác nhau phụ thuộc vào điều kiện và bối cảnh xã hội. Mỗi lĩnh vực, nghề nghiệp thanh niên lại có những khát vọng riêng, ở mỗi lĩnh vực, khát vọng thể hiện sự cống hiến hết mình cho đam mê.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, lẽ sống của nhiều thanh niên đang hướng về các giá trị vật chất, tiền bạc, của cải, danh tiếng. Nhưng giá trị thật của con người đương nhiên không phải áo quần, trang sức lộng lẫy nhất chính là trí tuệ, con người có sức quyến rũ nhất là con người có kiến thức và phẩm giá, có tâm hồn trong sáng và yêu thương.

Khát vọng và lẽ sống tích cực không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của quá trình nhận thức, rèn luyện, nỗ lực vượt lên chính mình với một khát khao chinh phục khó khăn, đóng góp nhiều hơn cho bản thân, gia đình, xã hội", PGS.TS Phạm Mạnh Hà nhấn mạnh.

Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, khát vọng và lẽ sống thanh niên hiện nay cần là tri thức, trí tuệ, ý chí vươn lên để tạo dựng những thành quả tốt đẹp, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội.

PGS. TS. Đào Việt Hằng, Trường Đại học Y Hà Nội nhắn nhủ tới thế hệ trẻ: "Là một thanh niên, hãy sống với đam mê. Ngọn lửa khát vọng cống hiến chỉ có thể cháy rực rỡ nếu biết rõ mình muốn sống vì điều gì. Hãy mạnh dạn trải nghiệm, hãy dũng cảm đối mặt với thử thách trong cuộc sống. Sau mỗi thành công và thất bại, sau mỗi hạnh phúc và mệt mỏi, sẽ ý thức được rõ ràng hơn đam mê mà mình thực sự muốn theo đuổi, đỉnh cao mà mình thực sự muốn vươn tới, và điều mà bạn có thể thực sự làm cho cộng đồng, cho đất nước. Và hãy mạnh dạn kết nối, hãy nhiệt tình và vô tư trong những cộng đồng bạn bè thời thanh niên sôi nổi"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát huy vai trò của thanh niên trong thực hiện Nghị quyết số 19
Phát huy vai trò của thanh niên trong thực hiện Nghị quyết số 19

VOV.VN - Ngày 29/11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Diễn đàn “Phát huy vai trò của thanh niên trong việc thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát huy vai trò của thanh niên trong thực hiện Nghị quyết số 19

Phát huy vai trò của thanh niên trong thực hiện Nghị quyết số 19

VOV.VN - Ngày 29/11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Diễn đàn “Phát huy vai trò của thanh niên trong việc thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kỷ luật bằng bạo lực ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý của trẻ vị thành niên?
Kỷ luật bằng bạo lực ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý của trẻ vị thành niên?

VOV.VN - Trẻ em cần được an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình, bạo lực vẫn được sử dụng làm phương tiện để dạy dỗ và giáo dục con cái… Khi các hình thức kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, thì trẻ em sẽ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương.

Kỷ luật bằng bạo lực ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý của trẻ vị thành niên?

Kỷ luật bằng bạo lực ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý của trẻ vị thành niên?

VOV.VN - Trẻ em cần được an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình, bạo lực vẫn được sử dụng làm phương tiện để dạy dỗ và giáo dục con cái… Khi các hình thức kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, thì trẻ em sẽ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương.

Ngày hội “Thanh niên Hải Phòng với văn hóa giao thông”
Ngày hội “Thanh niên Hải Phòng với văn hóa giao thông”

VOV.VN -  Chiều nay (5/11), tại trường THPT Thái Phiên (quận Ngô Quyền, Hải Phòng), Ban Thường vụ Thành đoàn Hải Phòng phối hợp Ban An toàn giao thông Thành phố tổ chức Ngày hội “Thanh niên với văn hoá giao thông” năm 2022.

Ngày hội “Thanh niên Hải Phòng với văn hóa giao thông”

Ngày hội “Thanh niên Hải Phòng với văn hóa giao thông”

VOV.VN -  Chiều nay (5/11), tại trường THPT Thái Phiên (quận Ngô Quyền, Hải Phòng), Ban Thường vụ Thành đoàn Hải Phòng phối hợp Ban An toàn giao thông Thành phố tổ chức Ngày hội “Thanh niên với văn hoá giao thông” năm 2022.