Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề

VOV.VN - Từ các lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức, nhiều lao động ở vùng cao Yên Bái đã thay đổi tư duy, "biến" kiến thức trên các lớp học thành những mô hình kinh tế đa dạng, hiệu quả.

Các lớp đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao trên cũng đã góp phần triển khai thực hiện thành công Nội dung "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi', trong Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Homestay của gia đình anh Giàng A Vênh ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là mô hình du lịch cộng đồng đẹp và thân thiện, mỗi năm thu hút đông đảo du khách ở trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Anh Vênh chia sẻ, thông qua các lớp đào tạo nghề cũng như tập huấn ngắn hạn do địa phương tổ chức, anh đã thu được nhiều kiến thức trong triển khai dịch vụ homestay như nấu ăn, trang trí phòng ốc, tổ chức các chuỗi hoạt động trải nghiệm cho du khách, sử dụng mạng internet để quảng bá về du lịch... Các kiến thức có được khi áp dụng vào thực tế không đơn giản, song vừa làm vừa sáng tạo, vừa rút kinh nghiệm, anh tin tưởng sẽ gặt hái được những thành công.

"Xây dựng homestay, tôi đã thực hiện theo kiểu hiện đại pha với truyền thống của người dân tộc Mông; tạo trang mạng xã hội để quảng cáo homestay của mình", anh Giàng A Vênh nói.

Gia đình anh Giàng A Tuấn, cùng ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải trước đây chỉ trông chờ vào vụ thu hoạch lúa nương, nhưng nay với nghề sửa chữa xe máy, gia đình đã có nguồn thu nhập ổn định. Từ kiến thức tiếp thu được từ các lớp học nghề do địa phương tổ chức, anh đã mày mò, từ sửa giúp người dân trong bản lấy kinh nghiệm, đến mở tiệm sửa chữa xe. Gần đây, anh còn tham gia thêm lớp học nghề xây dựng với mục tiêu trước mắt là phục vụ nhu cầu của gia đình, sau là phòng lúc nông nhàn, hay sửa xe ít việc thì sẽ đi xây để có thêm thu nhập.

"Sau khi mình qua trường lớp đào tạo thì mình có tay nghề, có công ăn việc làm; làm một ngày có thể kiếm được 400- 500 nghìn đồng", anh Giàng A Tuấn nói.

Từ đầu năm 2023 đến nay, thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Mù Cang Chải đã mở mới 10 lớp đào tạo nghề cho hàng trăm lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở huyện lên hơn 43%, góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế tại địa phương.

Ông Đỗ Công Chúng, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải cho biết: "Công tác chỉ đạo phối hợp thực hiện đào nghề được triển khai đồng bộ, học viên một số lớp nghề đảm bảo về số lượng. Việc giải quyết việc làm cho học viên sau khi ra trường cũng được triển khai quyết liệt, hiện nay một số học viên ra trường cũng tự tạo được việc làm".

Theo bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào Mông, trình độ nhận thức của bà con còn hạn chế, không đồng đều; vì vậy, các lớp đào tạo nghề từ ngắn hạn đến dài hạn được xem như là "chìa khóa" trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Thời gian qua, ngoài tích cực mở các lớp đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp, địa phương cũng chú trọng mở các lớp đào tạo nghề những ngành phi nông nghiệp. 

"Bám sát chủ trương chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như của Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch dạy nghề cho giai đoạn 5 năm (2020 - 2025). Trong đó, chúng tôi chú trọng dạy các nghề phi nông nghiệp để chuyển người lao động nông thôn trên địa bàn sang các nghề phi nông nghiệp, ví dụ như các lớp dịch vụ du lịch, các lớp ngoại ngữ, các lớp nấu ăn...", bà Lương Thị Xuyến nói.

Được biết, ngoài Mù Cang Chải, các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái cũng đã và đang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở tỉnh đã đạt trên 66%; riêng trong năm 2022 vừa qua, đã có gần 8.000 lao động trong toàn tỉnh chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer
Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số
Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc
Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc

VOV.VN - Nội dung tuyên truyền liên quan đến 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho tỉnh Trà Vinh năm 2023 gần 618 tỷ đồng.

Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc

Trà Vinh đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng về chính sách dân tộc

VOV.VN - Nội dung tuyên truyền liên quan đến 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho tỉnh Trà Vinh năm 2023 gần 618 tỷ đồng.

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số
Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo kế hoạch mới ban hành của UBND tỉnh Gia Lai, từ nay tới 2025, tỉnh sẽ triển khai 7 dự án giảm nghèo bền vững. Trong đó, tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất, tạo sinh kế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo kế hoạch mới ban hành của UBND tỉnh Gia Lai, từ nay tới 2025, tỉnh sẽ triển khai 7 dự án giảm nghèo bền vững. Trong đó, tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất, tạo sinh kế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.