Phát triển giao thông - kết nối những bản làng xa

VOV.VN - Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông, từ khi chia tách đến nay, Lai Châu đã tập trung các nguồn lực đầu tư và đang dần tạo lên hệ thống giao thông đồng bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.


Tuyến đường kết nối giao thông từ thành phố Lai Châu đi cao tốc Nội Bài - Lào Cai có chiều dài gần 150km, tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng, với quy mô đường cấp III miền núi và chạy qua thành phố Lai Châu, huyện Tam Đường, Tân Uyên, là một trong những dự án cụ thể hóa Nghị Quyết 11 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Khi tuyến đường hoàn thành sẽ góp phần tạo động lực để phát triển tiềm năng kinh tế, du lịch, văn hóa... tại vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng.

Mặc dù quá trình triển khai thi công các nhà thầu đã gặp nhiều khó khăn trong khâu giải phỏng mặt bằng. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt cấp ủy, chính quyền địa phương, các khó khăn, vướng mắc đã từng bước được tháo gỡ, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.

Sau 2 năm triển khai, gói thầu đoạn từ thành phố Lai châu đến huyện Tân Uyên đã được đơn vị thi công trải thảm át-xphan rộng rãi, giúp người dân đi lại thuận tiện.

Ông Tao Văn Nọi, ở xã Nà Tăm, huyện Tam Đường chia sẻ: "Tuyến đường nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai mấy đoạn đã hoàn thành và đi rất là thuận lợi. Mong rằng cả tuyến sẽ được đẩy nhanh tiến độ để bà con đi lại làm ăn hoặc đi về Hà Nội được thuận tiện hơn".

Cũng như tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án đường hành lang biên giới đoạn Phong Thổ (Lai Châu) đi huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) là công trình trọng điểm chào mừng 20 năm chia tách, thành lập tỉnh. Dự án do Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư, có tổng vốn 300 tỷ đồng, với tổng chiều dài gần 25km. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần tra, bảo vệ biên giới và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Ông Phùng Văn Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Lai Châu cho biết: "Chúng tôi đã phối hợp với chặt chẽ với các địa phương có công trình đi qua để đảm bảo bàn giao được mặt bằng, đáp ứng được tiến độ thi công, để dự án sớm hoàn thành theo tiến độ đề ra. Khi tuyến hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như là phục vu nhu cầu đi lại của bà con được thuận lợi".

Cùng với các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm mang tính kế nối vùng, các công trình giao thông liên tiểu vùng và liên bản ở Lai Châu cũng được đầu tư đồng bộ. Theo thống kê của Ban quản lý dự án huyện Phong Thổ, trên địa bàn hiện có 28 công trình giao thông liên vùng, liên bản, đường đến các khu sản xuất do đơn vị làm chủ đầu tư đang được triển khai. Các dự án giao thông này đang được mở mới, nâng cấp, cứng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Phong Thổ chia sẻ, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn đã nhận được sự đồng tình ủng hộ rất lớn từ người dân. Khi được tuyên truyền, vận động về ý nghĩa, lợi ích của các tuyến đường mang lại khi hoàn thành, bà con trên địa bàn đã góp hàng trăm nghìn mét vuông đất và tạo điều kiện tối đa cho đơn vị thi công.

"Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, việc đầu tư các hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông, lâm nghiệp, 100% các tuyến đường được người dân hiến đất. Về cơ bản nhân dân rất là đồng tình, ủng hộ để đẩy nhanh tiến độ dự án, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Thứ hai là tiết kiệm được nguồn lực đầu tư để cơ quan quản lý đầu tư được nhiều dự án hơn", ông Tân nói.

Tỉnh Lai Châu hiện có trên 7.500 km đường bộ, trong đó có gần 200km đường đô thị. Những năm qua địa phương đã ưu tiên đầu tư các tuyến đường tuần tra biên giới và đường giao thông nông thôn, nâng tổng chiều dài của các tuyến đường này lên gần 6.300km. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, mặt đường được cứng hóa; gần 99% thôn, bản có đường xe máy, ô tô đi lại thuận lợi.

Ông Tạ Đức Hùng, Phó Giám độc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Lai Châu cho biết, giao thông được đầu tư đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khả năng kết nối, giao thương giữa các vùng, đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Hiên nay, Lai Châu đang tiếp tục nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường tỉnh, quan tâm cứng hóa tuyến đường nông thôn để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra là "100% thôn, bản có đường xe máy hoặc ô tô đi lại thuận lợi" vào năm 2025.

"Sở Giao thông - Vận tải đã chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện, triên khai, đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên dịa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng xây các công trình giao thông trọng điểm, liên kết vùng, mang tính tính huyết mạch, kết nối các tỉnh trong khu vực như: đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với thành phố Lai Châu, hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên… Các tuyến đường hoàn thành đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoàng cách giữa các vùng miền, tạo điều kiện phát triên kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh", Phó Giám độc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Lai Châu cho biết thêm.

Giao thông đi trước một bước, để tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển. Đây là định hướng, tầm nhìn của tỉnh Lai Châu trong đầu tư công, khi ưu tiên phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, thuận lợi, an toàn và hiệu quả. “Mạch máu” giao thông đang kết nối những bản xa của Lai Châu gần với miền xuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa nghèo và làm giàu cho đồng bào.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trưởng ấp người dân tộc Khmer nói hay làm giỏi
Trưởng ấp người dân tộc Khmer nói hay làm giỏi

VOV.VN - Ông Phạm Thành Nhanh, Trưởng Ban nhân dân ấp Trung Nhất, xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng  tận tâm, nhiệt tình vận động bà con xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, quan tâm chăm lo cho người nghèo, hoàn cảnh khăn… từng bước vươn lên, đưa phum sóc của ấp Trung Nhất ngày càng  phát triển, văn minh, tiến bộ.

Trưởng ấp người dân tộc Khmer nói hay làm giỏi

Trưởng ấp người dân tộc Khmer nói hay làm giỏi

VOV.VN - Ông Phạm Thành Nhanh, Trưởng Ban nhân dân ấp Trung Nhất, xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng  tận tâm, nhiệt tình vận động bà con xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, quan tâm chăm lo cho người nghèo, hoàn cảnh khăn… từng bước vươn lên, đưa phum sóc của ấp Trung Nhất ngày càng  phát triển, văn minh, tiến bộ.

Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương ở tỉnh Bình Định đang tích cực phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương ở tỉnh Bình Định đang tích cực phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023
Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023

VOV.VN - Tối 26/12, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023.

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023

VOV.VN - Tối 26/12, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023.