Đại biểu Quốc hội kiến nghị sớm khắc phục, rút kinh nghiệm trong điều hành xăng dầu

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, vừa qua, tình hình thiếu hụt xăng dầu xảy ở nước ta, nhất là ở khu vực phía Nam đã cho thấy sự lúng túng trong điều hành, xử lý tình huống này của các bộ, ngành liên quan trong trách nhiệm quản lý Nhà nước.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng nay (27/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang cho biết, vừa qua, tình hình thiếu hụt xăng dầu xảy ở nước ta, nhất là ở khu vực phía Nam đã cho thấy sự lúng túng trong điều hành, xử lý tình huống này của các bộ, ngành liên quan trong trách nhiệm quản lý Nhà nước. Từ việc quy định tính đúng, tính đủ đối với giá xăng dầu, đến việc điều tiết nguồn cung của các doanh nghiệp đầu mối để xử lý kịp thời sự thiếu hụt như trong thời gian vừa qua… đã làm cho nhân dân, doanh nghiệp bức xúc.

Những vấn đề trên đã khiến người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hiện tượng này vẫn còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương, chưa được giải quyết dứt điểm. Đại biểu đề nghị sớm khắc phục tình trạng này để ổn định tình hình.

Cùng quan tâm về vấn đề này, đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho rằng, để khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, Chính  phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu giá cơ bản sát với thực tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ và người dân. Đặc biệt cũng cần tăng sản lượng phân phối xăng dầu để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM nhận định, thời gian qua Bộ Công thương đã vào cuộc tích cực giải quyết tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu, song vẫn cần sớm khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian tới.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng kiến nghị: “Cần xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu. Vấn đề giá cả xăng dầu thời gian tới có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, Quốc hội cần Ủy quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cắt giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu như thuế giá trị gia tăng, thuế thiêu thị đặc biệt để kiểm soát lạm phát một cách nhanh nhất".

Đóng góp ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề cập về việc đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phòng chống lạm phát, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất, kinh doanh...

Theo đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân đưa ra các giải pháp gồm cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, xử lý nhanh các doanh nghiệp kéo kém hiệu quả, phát huy hơn nữa vai trò của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, hướng đến các công trình, dự án lớn mang tầm quốc gia, nhất là đầu tư cho các ngành công nghiệp nền tảng công nghiệp vật liệu, công nghiệp luyện kim, cơ khí.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh cho một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn về vốn, tỷ giá, lao động, về thuế và phí. Trong thời gian vừa qua, khi triển khai Nghị quyết 43 thì có nhiều gói triển khai thuận lợi nhưng có gói không thuận lợi, cụ thể như gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. 

Vì vậy, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét nguồn hỗ trợ lãi suất chưa giải ngân được sang nguồn hỗ trợ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thêm thời gian nộp thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn. Như vậy sẽ giúp được nhiều doanh nghiệp, nhiều hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện nay tuy vẫn tăng nhưng gặp khó khăn trong chuyển giao công nghệ, liên kết giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trong thời gian tới cần thận trọng hơn trong thu hút FDI, không vì tăng trưởng, không vì thành tích địa phương mà cấp phép ồ ạt vì có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh, năng lượng và môi trường. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, liên kết tốt với kinh tế trong nước, cần sớm ban hành Luật Công nghệ hỗ trợ để tăng thêm tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm sản xuất từ các dự án FDI cũng như là các mặt hàng xuất khẩu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH kiến nghị làm rõ lý do không đạt chỉ tiêu về tăng năng suất lao động
ĐBQH kiến nghị làm rõ lý do không đạt chỉ tiêu về tăng năng suất lao động

VOV.VN - Thảo luận tình hình KT-XH, đại biểu Quốc hội lo ngại về chỉ tiêu tăng năng suất lao động thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Đại biểu kiến nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn thực trạng nhằm làm rõ nguyên nhân của việc không đạt chỉ tiêu, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể để cải thiện

ĐBQH kiến nghị làm rõ lý do không đạt chỉ tiêu về tăng năng suất lao động

ĐBQH kiến nghị làm rõ lý do không đạt chỉ tiêu về tăng năng suất lao động

VOV.VN - Thảo luận tình hình KT-XH, đại biểu Quốc hội lo ngại về chỉ tiêu tăng năng suất lao động thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Đại biểu kiến nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn thực trạng nhằm làm rõ nguyên nhân của việc không đạt chỉ tiêu, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể để cải thiện

Tránh tình trạng lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng
Tránh tình trạng lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng

VOV.VN - Theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc là lương thấp, môi trường làm việc áp lực. Hiện Chính phủ đang đề xuất tăng lương cơ sở, tuy nhiên cũng cần chú ý đến các biện pháp kiềm chế lạm phát để việc tăng lương được thực chất.

Tránh tình trạng lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng

Tránh tình trạng lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng

VOV.VN - Theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc là lương thấp, môi trường làm việc áp lực. Hiện Chính phủ đang đề xuất tăng lương cơ sở, tuy nhiên cũng cần chú ý đến các biện pháp kiềm chế lạm phát để việc tăng lương được thực chất.

Đại biểu Quốc hội: "Cùng 1 vụ việc lúc này đúng nhưng sao lúc khác lại sai”
Đại biểu Quốc hội: "Cùng 1 vụ việc lúc này đúng nhưng sao lúc khác lại sai”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông cho rằng chưa có sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật khi “cùng một vấn đề nhưng áp dụng luật này thì đúng nhưng thanh tra, kiểm toán lại sai, thời điểm này đúng nhưng lúc khác lại sai”.

Đại biểu Quốc hội: "Cùng 1 vụ việc lúc này đúng nhưng sao lúc khác lại sai”

Đại biểu Quốc hội: "Cùng 1 vụ việc lúc này đúng nhưng sao lúc khác lại sai”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông cho rằng chưa có sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật khi “cùng một vấn đề nhưng áp dụng luật này thì đúng nhưng thanh tra, kiểm toán lại sai, thời điểm này đúng nhưng lúc khác lại sai”.

Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?
Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?

VOV.VN - Tăng lãi suất ngân hàng là điều cần thiết nhằm cân đối tỷ giá ổn định, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu chống lạm phát như nhiều nước đang áp dụng, song cũng sẽ tác động khiến doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định về nguồn vốn vay.

Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?

Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?

VOV.VN - Tăng lãi suất ngân hàng là điều cần thiết nhằm cân đối tỷ giá ổn định, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu chống lạm phát như nhiều nước đang áp dụng, song cũng sẽ tác động khiến doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định về nguồn vốn vay.