Những lý do khiến Ấn Độ sẽ không vì Mỹ mà quay lưng với Nga

VOV.VN - Mỹ là một đối tác an ninh của Ấn Độ trong QUAD nhưng Nga cũng là một đối tác vô cùng quan trọng với New Delhi trên nhiều mặt.

Cho tới nay, Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng tại cả 5 cuộc bỏ phiếu của Liên hợp Quốc về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. New Delhi cũng từ chối tham gia vào các lệnh trừng phạt nhằm cô lập nền kinh tế Nga. Điều này khiến Mỹ không hài lòng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi phản ứng của Ấn Độ là "dễ dao động" trong số các đối tác an ninh của Mỹ, trong khi một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bày tỏ sự "thất vọng" về lập trường của New Delhi.

Trên thực tế, Ấn Độ phụ thuộc vào Nga trong 3 khía cạnh quan trọng: vũ khí, năng lượng và sự ủng hộ quốc tế trước những đối thủ như Pakistan và Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ đang tìm cách hỗ trợ Ấn Độ giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga ở những khía cạnh trên, nhưng bất kỳ sự chuyển hướng nào đều có thể sẽ rất phức tạp và khó thực hiện.

Khách hàng lớn nhất của Nga

Theo một báo cáo của Trung tâm Stimson có trụ sở ở Mỹ, 85% các trang thiết bị quân sự của Ấn Độ là từ Nga. Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của Nga, chiếm hơn 23% trong tổng số doanh thu vũ khí trên toàn cầu của Moscow.

Quan trọng hơn, sự hợp tác chiến lược Nga - Ấn Độ không thể so sánh với bất kỳ sự hợp tác nào khác. Nga là quốc gia duy nhất cung cấp cho Ấn Độ những hệ thống vũ khí và công nghệ quốc phòng tiên tiến nhất.

Sự phụ thuộc của Ấn Độ vào hệ thống quốc phòng Nga lớn đến nỗi việc tích hợp các trang thiết bị không do Nga sản xuất vào kho quân sự của Ấn Độ sẽ tạo ra thách thức đáng kể về sự tương thích. Bất kỳ động thái nào nhằm thay thế hàng loạt vũ khí Nga cũng đồng nghĩa với việc xây dựng từ đầu kho quân sự của Ấn Độ.

Sự hỗ trợ an ninh của Nga với Ấn Độ tiến xa tới mức Moscow đã cung cấp cho hải quân Ấn Độ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ấn Độ cũng đã đặt hàng 5 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga với hợp đồng trị giá 5,43 tỷ USD được ký kết vào năm 2018. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm xa tiên tiến nhất hiện nay trong kho quân sự Nga.

Thường thì việc nhập khẩu S-400 sẽ dẫn đến các biện pháp trừng phạt của Mỹ theo Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trường phạt (CAATSA) nhưng cho tới nay Washington vẫn thực hiện miễn trừ với trường hợp của Ấn Độ.

Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ thay đổi. Donald Lu, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vụ Các vấn đề Trung và Nam Á nhận định với các nghị sĩ Mỹ rằng "chính quyền Tổng thống Biden sẽ cân nhắc CAATSA", làm dấy lên khả năng Mỹ sẽ xem xét lại chế độ miễn trừ trừng phạt với Ấn Độ.

Phụ thuộc về năng lượng và sự ủng hộ ngoại giao

Ấn Độ cũng phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, than đá và khí đốt của Nga. Ấn Độ được cho là nhập khẩu gần 85% dầu từ Nga với mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 30 tỷ USD vào cuối năm 2025. Theo Iman Resources, năm ngoái, Ấn Độ đã nhập khẩu 1,8 triệu tấn than và 43.400 thùng dầu mỗi ngày từ Nga.

Một công ty nhà nước Ấn Độ cũng đã ký thỏa thuận kéo dài 20 năm với Gazprom - tập đoàn dầu mỏ và khí đốt thuộc quản lý nhà nước của Nga với khoảng 2,5 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng mỗi năm. Tuy nhiên, số liệu này đã giảm nhẹ từ năm 2020, cho thấy trên thực tế Ấn Độ đang tìm cách đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu.

Tình hình hiện tại khiến cho việc không tham gia vào bất kỳ thỏa thuận năng lượng nào với Nga là điều bất khả thi cho Ấn Độ về ngắn hạn.

Trên lĩnh vực ngoại giao, Moscow đã duy trì ủng hộ New Delhi trên trường quốc tế, trong đó có cả việc chống lại phương Tây. Nga cũng ủng hộ Ấn Độ trong những vấn đề lợi ích quốc gia cốt lõi như Kashmir, Pakistan và Bangladesh.

Không đứng về phía chống lại Nga ở Liên Hợp Quốc, cũng như không tham gia vào các lệnh trừng phạt của phương Tây là lựa chọn khả thi nhất với Ấn Độ khi tính đến việc nước này phụ thuộc vào Moscow về an ninh cũng như những khía cạnh khác.

Hơn nữa, sáng kiến đột phá của Ấn Độ nhằm giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể trở thành một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi.

Diễn biến này liên quan đến việc Ấn Độ mới thông báo về hệ thống trao đổi tiền tệ giữa đồng ruble và đồng rupee - một thỏa thuận không chỉ giúp nền kinh tế Nga đang bị trừng phạt duy trì ổn định mà còn tạo nên một lỗ hổng mới trong hệ thống tài chính thương mại quốc tế mà đồng USD chiếm vị trí chi phối.

Theo người đứng đầu Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO), một hệ thống thanh toán thương mại trực tiếp giữa đồng rupee và đồng ruble có thể được khởi động trong tuần này.

Bóc tách từng lớp quan hệ và sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Nga, nhà quan sát Nate Fischler đã đưa ra kết luận trên Asia Times rằng Ấn Độ sẽ không dễ dàng tuân theo sức ép từ phương Tây và hoàn toàn tách rời Nga chỉ sau một đêm.

Trong khi đó, việc sắp xếp hệ thống trao đổi tiền tệ trên là một minh chứng rõ ràng cho thấy Ấn Độ có ý định theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập chứ không gắn với những đối tác QUAD quyền lực hay các quốc gia châu Âu và nước này thậm chí sẵn sàng khoét một lỗ hổng trong hệ thống thanh toán toàn cầu mà Mỹ chiếm vai trò chi phối.

Từ lâu, Ấn Độ đã tuyên bố rằng nước này sẽ theo đuổi các lợi ích của mình dựa trên nhu cầu trong nước và bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia. Mỹ thực sự đã nhận ra điều đó và có thể sẽ đưa ra phản ứng phù hợp chứ không gây sức ép quá lớn với Ấn Độ trong vấn đề này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine trung lập liệu có mở ra con đường chấm dứt xung đột với Nga?
Ukraine trung lập liệu có mở ra con đường chấm dứt xung đột với Nga?

VOV.VN - Tổng thống Zelensky tuyên bố, Ukraine sẵn sàng thảo luận về quy chế trung lập như một phần trong thỏa thuận hòa bình với Nga. Dù vậy, quy chế trung lập liệu có trở thành cơ sở chấm dứt cuộc xung đột hiện nay hoặc đảm bảo tránh xung đột trong tương lai giữa Nga và Ukraine hay không?

Ukraine trung lập liệu có mở ra con đường chấm dứt xung đột với Nga?

Ukraine trung lập liệu có mở ra con đường chấm dứt xung đột với Nga?

VOV.VN - Tổng thống Zelensky tuyên bố, Ukraine sẵn sàng thảo luận về quy chế trung lập như một phần trong thỏa thuận hòa bình với Nga. Dù vậy, quy chế trung lập liệu có trở thành cơ sở chấm dứt cuộc xung đột hiện nay hoặc đảm bảo tránh xung đột trong tương lai giữa Nga và Ukraine hay không?

Quốc gia NATO có thể trở thành trung gian hòa giải cho xung đột Nga - Ukraine
Quốc gia NATO có thể trở thành trung gian hòa giải cho xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Giữa bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO, có thể trở thành nhân tố đóng vai trò ngày càng quan trọng cho tiến trình đàm phán hòa bình giữa 2 quốc gia này.

Quốc gia NATO có thể trở thành trung gian hòa giải cho xung đột Nga - Ukraine

Quốc gia NATO có thể trở thành trung gian hòa giải cho xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Giữa bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO, có thể trở thành nhân tố đóng vai trò ngày càng quan trọng cho tiến trình đàm phán hòa bình giữa 2 quốc gia này.

Giới phân tích và quan chức phương Tây lo ngại phát ngôn của ông Biden về Tổng thống Putin
Giới phân tích và quan chức phương Tây lo ngại phát ngôn của ông Biden về Tổng thống Putin

VOV.VN - Mới đây Tổng thống Mỹ đã có phát ngôn gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi đề cập ông Putin không thể tiếp tục cầm quyền ở Nga. Nhiều quan chức phương Tây tỏ thái độ không đồng tình với phát ngôn này, còn giới quan sát đã phân tích bản chất và nguy cơ của phát ngôn đó.

Giới phân tích và quan chức phương Tây lo ngại phát ngôn của ông Biden về Tổng thống Putin

Giới phân tích và quan chức phương Tây lo ngại phát ngôn của ông Biden về Tổng thống Putin

VOV.VN - Mới đây Tổng thống Mỹ đã có phát ngôn gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi đề cập ông Putin không thể tiếp tục cầm quyền ở Nga. Nhiều quan chức phương Tây tỏ thái độ không đồng tình với phát ngôn này, còn giới quan sát đã phân tích bản chất và nguy cơ của phát ngôn đó.