Sán chui vào tủy do thói quen ăn đồ sống

VOV.VN - Bệnh viện TW Quân đội 108 đã tiếp nhận và phẫu thuật điều trị cho một nam bệnh nhân 38 tuổi, sinh sống ở vùng cao, bị nang sán nội tuỷ ngang đốt sống C7 gây liệt 2 chân.

Theo lời kể của bệnh nhân, cách đây hơn 1 tháng, bệnh nhân thấy tê yếu hai chân, bệnh tiến triển nặng đến khi bí tiểu tiện, liệt gần như hoàn toàn hai chân, người nhà mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện TW Quân đội 108. 

TS. Nguyễn Khắc Hiếu - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TW Quân đội 108 cho biết, sau khi thăm khám và hội chẩn, tổn thương của người bệnh được nghĩ đến là nang sán nội tủy ngang đốt sống C7 và quyết định phẫu thuật.

Kết quả phẫu thuật đúng như hội chẩn trước mổ. Bệnh nhân được lấy bỏ nang sán, giải ép thần kinh. Sau mổ bệnh nhân đã có những tiến bộ về vận động và cảm giác hai chân.

Được biết, bệnh lý ký sinh trùng ở hệ thần kinh trung ương là một bệnh lý thường gặp ở các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh kém. Trong các loại ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương thì nang sán dây lợn là bệnh lý thường gặp nhất. Theo tác giả Amaral và cộng sự (2015), khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới mắc sán dây lợn. Bệnh gặp chủ yếu trên não, tại tủy sống chỉ chiếm từ 1,5-3%. Tùy vị trí của nang sán trong tủy, biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau; yếu liệt tứ chi nếu tổn thương tủy cổ, đau buốt yếu chân nếu tổn thương vùng thắt lưng cùng.

Điều trị chính là nội khoa với thuốc Mebendazol. Chỉ định điều trị phẫu thuật khi có chèn ép thần kinh. Tổn thương nội tủy cầng thận trọng trong chỉ định với đường tiếp cận tổn thương an toàn nhất có thể, tránh làm tổn thương thêm thần kinh.

Tại khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện TW Quân đội 108, mỗi năm đều tiếp nhận và xử lý phẫu thuật nhiều ca ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương trong đó có nang sán ở tủy sống. Các chuyên gia về truyền nhiễm và phẫu thuật thần kinh đều cho rằng, bệnh lý ký sinh trùng là một bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên nếu tổn thương ở các vị trí quan trọng của thần kinh trung ương như não, tủy sống sẽ dẫn đến những tổn thương thần kinh nặng nề, chẩn đoán khó khăn, được điều trị cơ bản cũng khó hồi phục được hoàn toàn.

Bác sĩ Hiếu khuyến cáo thêm, người dân cần giữ vệ sinh tay chân, hạn chế thói quen ăn sống, ăn gỏi. Đây là con đường đưa mầm bệnh ký sinh trùng vào trong cơ thể. Khi có biểu hiện yếu liệt ở chi cần được thăm khám điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa về truyền nhiễm, thần kinh nếu có nghi ngờ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tẩy giun định kỳ có phòng được bệnh giun sán?
Tẩy giun định kỳ có phòng được bệnh giun sán?

VOV.VN - Bệnh giun sán tại nước ta là một bệnh phổ biến, gây nhiều tác hại lâu dài và nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy, cần làm gì để phòng bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm từ bệnh giun sán?

Tẩy giun định kỳ có phòng được bệnh giun sán?

Tẩy giun định kỳ có phòng được bệnh giun sán?

VOV.VN - Bệnh giun sán tại nước ta là một bệnh phổ biến, gây nhiều tác hại lâu dài và nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy, cần làm gì để phòng bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm từ bệnh giun sán?

Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa tăng cao
Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa tăng cao

VOV.VN - Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa đang liên tục tăng cao. Nhiều người lo ngại vì bệnh này rất dễ lây lan, khó phát hiện.

Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa tăng cao

Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa tăng cao

VOV.VN - Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa đang liên tục tăng cao. Nhiều người lo ngại vì bệnh này rất dễ lây lan, khó phát hiện.