Tìm đầu ra cho nông sản miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Nhiều sản phẩm ở miền núi tỉnh Khánh Hòa vừa được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Việc chế biến sâu, phục vụ du lịch đang trở thành hướng đi mới trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản miền núi, góp phần bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chuối là cây trồng truyền thống của đồng bào Raglay tại huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều năm nay, chuối chín chỉ được thương lái đến mua, vận chuyển đi các địa phương khác tiêu thụ, đầu ra rất bấp bênh. Đã có lúc chuối chín rục trên rẫy nhưng không có người mua, đời sống người trồng chuối gặp khó khăn.

Mấy năm trước, khi giao thông, điện lưới được đầu tư hoàn chỉnh, một số hộ dân đã mua chuối về rồi chế biến như sấy khô hoặc làm mật chuối. Bà Nguyễn Thị Hương Thanh, đại diện cơ sở chế biến An Hòa, huyện Khánh Sơn cho biết, cơ sở của bà đã chế biến thành công sản phẩm mật chuối có thương hiệu Tabai, mỗi tháng mua của bà con hàng chục tấn chuối. Vừa qua, sản phẩm này cùng 34 sản phẩm khác được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Bà Nguyễn Thị Hương Thanh tin rằng, sản phẩm sau chế biến này sẽ tiếp tục đem lại nguồn lợi cho bà con và cơ sở sản xuất của mình.

Theo bà Hương: "Chuối của đồng bào Raglay tại huyện Khánh Sơn nếu cứ để như lâu nay thì giá trị rất thấp. Chuối trên đồi núi rất ngon và sạch. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu mấy năm nay rồi để làm ra sản phẩm mật chuối. Sản phẩm có tính năng như mật ong, đây là xu hướng của tương lai, thuần chay, thuần thực vật. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng nhà xưởng để sản xuất mấy ngàn lít 1 tháng, tiêu thụ được mấy chục tấn chuối".

Năm 2023, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận 75 sản phẩm, bộ sản phẩm, tập trung ở 4 nhóm ngành hàng gồm: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm chế biến nông - lâm thủy sản và thực phẩm; sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; nhóm sản phẩm khác.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã trao chứng nhận cho 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Trong số này có rất nhiều sản phẩm chế biển nông sản, thực phẩm của 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Trước đó, hầu hết các sản phẩm đó cũng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. 

Bà Nguyễn Thị Vinh Hằng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Thành Hưng, huyện Khánh Sơn, chủ nhân sản phẩm sầu riêng sấy Thành Hưng cho biết, sản phẩm sầu riêng sấy của doanh nghiệp đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao trước đây, việc tiếp tục đạt được danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh góp phần nâng cao uy tín của sản phẩm rất nhiều. Việc sấy khô sầu riêng sẽ giúp người trồng chủ động tiêu thụ nông sản, tránh lệ thuộc vào việc xuất bán tươi.

Bà Nguyễn Thị Vinh Hằng tin rằng đây là tiền đề để cơ sở đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ du lịch, hướng tới xuất khẩu.

"Doanh nghiệp đã làm những bộ quà tặng để phục vụ khách du lịch. Sản phẩm kết hợp du lịch được tăng lên rất nhiều. Chương trình này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vì khi đạt được danh  hiệu này những xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, nâng uy tín rất nhiều. Khi đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh thì doanh nghiệp và sản phẩm phải đạt được nhiều tiêu chí. Hy vọng mình phân phối được hàng hóa nhiều hơn" - bà Hằng chia sẻ.

Năm 2022, Hội đồng bình chọn Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Khánh Hòa công nhận gần 60 sản phẩm của 32 chủ thể đạt 3 sao trở lên. Năm 2023, hiện có 120 sản phẩm của 72 chủ thể đăng ký tham gia chương trình. UBND tỉnh Khánh Hòa dành hơn 13 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa ước đạt hơn 1,75 tỷ USD. Tuy nhiên, thủy sản, tàu biển đang chiếm đến 2/3  tổng giá trị xuất khẩu.  Mặc dù có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng nhưng các loại nông sản vẫn còn hạn chế trong xuất khẩu và tiêu thụ tại chỗ.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Khánh Hòa sẽ hỗ trợ việc chế biến, tiêu thụ nông sản, tạo đầu ra ổn định, giúp người dân miền núi thoát nghèo bền vững.

"Đẩy mạnh và nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, trở thành các thương hiệu xuất khẩu. Hiện nay, các sản phẩm mình đang yếu, mình chỉnh lo để tiêu thụ trong nước. Hiện nay, mình đang có lợi thế như sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Tổ yến cũng xuất khẩu chính ngạch. Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, nếu đủ điều kiện Nhà nước sẽ làm cơ sở, tạo điều kiện để xuất khẩu" - ông Tuân nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế
Khánh Hòa tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Kết thúc năm 2023, GRDP của tỉnh Khánh Hòa ước tăng 10,35%, đứng thứ 4 cả nước và là năm thứ hai dẫn đầu khu vực miền Trung. Tỉnh Khánh Hòa đang có những bước đi vững chắc để đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, những hạn chế nội tại của kinh tế địa phương cũng được nhận diện và từng bước cơ cấu lại.

Khánh Hòa tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế

Khánh Hòa tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Kết thúc năm 2023, GRDP của tỉnh Khánh Hòa ước tăng 10,35%, đứng thứ 4 cả nước và là năm thứ hai dẫn đầu khu vực miền Trung. Tỉnh Khánh Hòa đang có những bước đi vững chắc để đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, những hạn chế nội tại của kinh tế địa phương cũng được nhận diện và từng bước cơ cấu lại.

Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa
Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hiện nay, vùng trồng trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa đang chuyển dần theo canh tác hữu cơ. Phát triển nông sản đặc hữu chính là giải pháp để tạo đầu ra ổn định, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số  tỉnh Khánh Hòa.

Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa

Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hiện nay, vùng trồng trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa đang chuyển dần theo canh tác hữu cơ. Phát triển nông sản đặc hữu chính là giải pháp để tạo đầu ra ổn định, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số  tỉnh Khánh Hòa.

Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa
Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn trong thu hút các dự án đầu tư để tạo đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện Dự án 4, Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS, Khánh Hòa đang tập trung đầu tư xây dựng hàng loạt công trình giao thông, cụm công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa

Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn trong thu hút các dự án đầu tư để tạo đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện Dự án 4, Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS, Khánh Hòa đang tập trung đầu tư xây dựng hàng loạt công trình giao thông, cụm công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

Báo động những chung cư cũ ở Khánh Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng
Báo động những chung cư cũ ở Khánh Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng

VOV.VN - Nhiều chung cư cũ ở thành phố Nha Trang đang xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhưng không có kinh phí để khắc phục, sửa chữa.

Báo động những chung cư cũ ở Khánh Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng

Báo động những chung cư cũ ở Khánh Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng

VOV.VN - Nhiều chung cư cũ ở thành phố Nha Trang đang xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhưng không có kinh phí để khắc phục, sửa chữa.