Vĩnh Long khai mạc Ngày hội Du lịch lần thứ III năm 2023

VOV.VN - Tối 23/12 tỉnh Vĩnh Long khai mạc Ngày hội Du lịch lần thứ III năm 2023. Ngày hội có sự tham gia của một số tỉnh, thành trong khu vực.

Ngày hội là dịp để Vĩnh Long tôn vinh sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh; là cơ hội xúc tiến thương mại, đầu tư, tăng cường liên kết; tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng, người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện tỉnh có 13 di tích cấp quốc gia, gần 60 di tích cấp tỉnh. Trong đó nhiều di tích danh nhân và di tích độc bản tiêu biểu và có nhiều tiềm năng về du lịch sông nước. Chính từ các tiềm năng đó, thời gian qua, Vĩnh Long đã xác định và đang tập trung xây dựng 04 sản phẩm đặc thù gồm: Du lịch homestay nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa.

Từ sau đại dịch, với sự quyết tâm của các cấp, các ngành, sự chung tay của các doanh nghiệp, du lịch của tỉnh đã phục hồi nhanh, lượng khách và doanh thu tăng mạnh.  

Theo báo cáo năm 2023, tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại tỉnh Vĩnh Long ước đạt 1.450.000 người (vượt 450.000 lượt theo kế hoạch, tăng 45% so 2022) Khách quốc tế ước 26.500 lượt (tăng hơn 3,8 lần so với 2022). Doanh thu ước hơn 670 tỷ (tăng 39% so 2022).

Ngày hội lần này có nhiều hoạt động như trình diễn khinh khí cầu; Trưng bày quảng bá, giới thiệu du lịch, các sản phẩm làng nghề, các sản phẩm tiêu biểu;  Tổ chức biểu diễn flyboard kết hợp ca nô lướt ván, thi đấu đua ghe tam bản; Tổ chức Hội thi ẩm thực và trưng bày, quảng bá khoai lang Bình Tân; Chương trình nghệ thuật nhạc nước và trình diễn thời trang; Liên hoan các nhóm nhạc, nhóm nhảy và nhóm múa tỉnh Vĩnh Long; Trưng bày quảng bá, giới thiệu du lịch, các sản phẩm làng nghề, các sản phẩm tiêu biểu đều đạt tiêu chuẩn OCOP. Tham gia hội chợ các doanh nghiệp mong muốn học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Bé Mười, một chủ cơ sở sản xuất trà ở huyện Trà Ôn nói: "Sản phẩm của cơ sở mình là trà hoa nhân sâm và trà gừng đen. 2 sản phẩm của mình đều đạt OCOP 3 sao của tỉnh. Mong muốn của cơ sở tham gia hội chợ là đưa tay của bà con và người tiêu dùng là những sản phẩm tốt và an toàn. Và hiện nay tôi đang có ký hợp đồng ở Canada hợp tác để triển khai ở Canada".

Năm 2024 Vĩnh Long đề ra mục tiêu tiếp đón khoảng 1.250.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 20.000 lượt và Doanh thu: 480 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, năm 2024 Vĩnh Long sẽ triển khai đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế quan trọng; thuê tư vấn xây dựng tour, tuyến liên kết nội tỉnh, ngoại tỉnh. Xây dựng bản đồ số du lịch Vĩnh Long; Triển khai thực hiện đề án Di sản đương đại Mang Thít; tổ chức tuần lễ văn hóa du lịch tại Vùng lõi Di sản của Mang Thít với chủ đề dự kiến “Điểm hẹn bên dòng Cổ Chiên”, qua đó quảng bá gắn kết làng nghề gạch gốm của tỉnh với du lịch.

Một số hình ảnh:

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều hoạt động văn hoá chào đón năm mới 2024 ở Ninh Thuận
Nhiều hoạt động văn hoá chào đón năm mới 2024 ở Ninh Thuận

VOV.VN - Chiều 23/12, UBND TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo giới thiệu “Tuần lễ văn hoá ẩm thực gắn với các hoạt động thể thao và du lịch TP. Phan Rang – Tháp Chàm năm 2023".

Nhiều hoạt động văn hoá chào đón năm mới 2024 ở Ninh Thuận

Nhiều hoạt động văn hoá chào đón năm mới 2024 ở Ninh Thuận

VOV.VN - Chiều 23/12, UBND TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo giới thiệu “Tuần lễ văn hoá ẩm thực gắn với các hoạt động thể thao và du lịch TP. Phan Rang – Tháp Chàm năm 2023".

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số
Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Người lính hát Vũ Thắng Lợi thăng hoa trong liveshow “Quê hương”
Người lính hát Vũ Thắng Lợi thăng hoa trong liveshow “Quê hương”

VOV.VN - Chọn 22 ca khúc cho mình và 3 nữ ca sĩ khách mời là Anh Thơ, Bùi Lê Mận và Nguyên Hà, ca sĩ Vũ Thắng Lợi đã thăng hoa trên sân khấu Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội) tối 22/12 trong liveshow “Quê hương”.

Người lính hát Vũ Thắng Lợi thăng hoa trong liveshow “Quê hương”

Người lính hát Vũ Thắng Lợi thăng hoa trong liveshow “Quê hương”

VOV.VN - Chọn 22 ca khúc cho mình và 3 nữ ca sĩ khách mời là Anh Thơ, Bùi Lê Mận và Nguyên Hà, ca sĩ Vũ Thắng Lợi đã thăng hoa trên sân khấu Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội) tối 22/12 trong liveshow “Quê hương”.