Phía sau những tranh cãi về phố kiểu mẫu

VOV.VN -Việc chỉnh trang biển quảng cáo ở đô thị là chủ trương đúng của thành phố Hà Nội. Chủ trương đúng, việc làm đúng, vì sao vẫn có những tranh cãi?

Tình trạng mất mỹ quan đô thị; cảnh đông đúc, chật chội, ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm xảy ra tại đường Lê Trọng Tấn giờ đã đi vào quá vãng. Con đường nhỏ chật hẹp ngày nào giờ đã được mở rộng thênh thang, gọn gẽ hơn, to đẹp hơn. Vỉa hè hai bên đường được lát đá tự nhiên, cột đèn led mới, hàng cây mới, hệ thống dây cáp mới được hạ ngầm đảm bảo mỹ quan đô thị. Chính vì thế phố Lê Trọng Tấn được xem như tuyến đường đường kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội với thiết kế đồng bộ, đẹp mắt. Có được sự thay đổi về chất ở tuyến đường này, cần phải khẳng định đó là chủ trương đúng của thành phố Hà Nội, quá trình làm việc nghiêm túc, đầy trách nhiệm của UBND quận Thanh Xuân, các sở, ban, ngành thành phố.

Việc chấn chỉnh bộ mặt, không gian đô thị là điều cần thiết.

Tình trạng mất mỹ quan đô thị; cảnh đông đúc, chật chội, ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm xảy ra tại đường Lê Trọng Tấn giờ đã đi vào quá vãng. Con đường nhỏ chật hẹp ngày nào giờ đã được mở rộng thênh thang, gọn gẽ hơn, to đẹp hơn. Vỉa hè hai bên đường được lát đá tự nhiên, cột đèn led mới, hàng cây mới, hệ thống dây cáp mới được hạ ngầm đảm bảo mỹ quan đô thị. Chính vì thế phố Lê Trọng Tấn được xem như tuyến đường đường kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội với thiết kế đồng bộ, đẹp mắt. Có được sự thay đổi về chất ở tuyến đường này, cần phải khẳng định đó là chủ trương đúng của thành phố Hà Nội, quá trình làm việc nghiêm túc, đầy trách nhiệm của UBND quận Thanh Xuân, các sở, ban, ngành thành phố.

Sau màn ra mắt đầy ấn tượng, âm hưởng đọng lại trên các trang báo về một tuyến phố đẹp dần tan biến, thay vào đó là dư luận nóng lên khi tuyến phố kiểu mẫu chỉ được trưng biển hiệu đồng bộ với hai màu xanh, đỏ.

Có người lên tiếng bày tỏ sự bức xúc, thậm chí dùng những lời lẽ chỉ trích nặng nề đối với những người trực tiếp thực hiện. Họ ví những nhà quản lý “ngồi phòng lạnh”, đút chân vào gầm bàn, chỉ biết nghĩ ra những chuyện không đâu vào đâu, tốn tiền thuế của dân. Thậm chí có những ý kiến hoài nghi năng lực quản lý, việc quy định bảng biểu là sự áp đặt, liệu có vi phạm luật? Rồi chuyên gia maketting, họa sĩ, chuyên gia quảng cáo cho rằng việc quy định kích thước, màu sắc biển hiệu sẽ triệt tiêu sự sáng tạo thiết kế, ý tưởng kinh doanh.

Có ý kiến lập luận logo thương hiệu của Vietcombank (VCB), Thế giới di động… mà đặt trên nền màu xanh hoặc đỏ thì khách hàng khó nhận diện thương hiệu… Rất ít thấy ý kiến đề xuất nên làm biển hiệu thế nào để hài hòa lợi ích doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm mỹ quan đô thị.

Vậy thực sự của những ý kiến phản bác đó là gì? Tuyến đường Lê Trọng Tấn được mở rộng cũng là lúc những ngôi nhà nằm ở vị trí đắc địa được dịp hét giá thuê mặt bằng kinh doanh. Ai chẳng hiểu “đồng tiền đi liền khúc ruột”, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức mất tiền thuê mặt bằng kinh doanh thì phải cho họ được tự do với bảng hiệu, biểu trưng, thu hút khách hàng.

Mong chờ hiến kế

Ở một góc nhìn khác, chúng ta phải thừa nhận những năm qua diện mạo, hình ảnh đô thị của Thủ đô đã có nhiều sự thay đổi với những cây cầu bắc qua sông Hồng, hầm chui, cầu vượt, vườn hoa…

Thế nhưng, một trong những yếu tố cấu thành của không gian, cảnh quan đô thị là biển hiệu, biển quảng cáo lại chưa được chấn chỉnh và thậm chí, có lúc còn bị đánh giá là buông lỏng, gây nên tình trạng lộn xộn, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Giờ đây, với tuyến phố kiểu mẫu, biển hiệu, biển quảng cáo được đưa vào diện chấn chỉnh, quản lý. Bị quản lý, dĩ nhiên là sẽ có phản ứng.

Trở lại câu chuyện biển hiệu trên phố Lê Trọng Tấn, không phủ nhận biển hiệu chỉ với hai màu xanh đỏ sẽ tạo nên sự đơn điệu, thiếu điểm nhấn trên tuyến phố. Không một doanh nghiệp, cửa hàng nào muốn có một biển hiệu nhạt hòa, bị trộn lẫn và đồng màu với những cửa hàng khác.

Mỗi chúng ta đều mong muốn bộ mặt đô thị của tuyến phố này nói riêng và của Thủ đô nói chung đẹp hơn. Bởi vậy, thay vì phản bác hãy đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng, điều mà người dân và các nhà quản lý đang mong chờ. Ví như: Quy định kích thước biển hiệu, biển quảng cáo. Màu nền của biển hiệu, biển quảng cáo do doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tự quyết định. Cần quy định về độ chói của màu sơn…

Trả lời báo chí, lãnh đạo quận Thanh Xuân nhấn mạnh, không áp đặt hay ép buộc các đơn vị, cá nhân phải làm biển hiệu theo yêu cầu về màu sắc và tôn trọng logo, thương hiệu riêng của từng đơn vị. Bên cạnh đó, lãnh đạo quận Thanh Xuân cũng cho biết, từ thực tế việc triển khai chỉnh trang tuyến đường Lê Trọng Tấn, thành phố Hà Nội và quận Thanh Xuân sẽ tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm tiếp thu ý kiến của nhân dân, báo chí…, để tiếp tục nhân rộng trên một số tuyến đường khác của quận, tạo diện mạo đô thị khang trang trên địa bàn quận và Thủ đô.

Với thực trạng biển hiệu, biển quảng cáo lộn xộn, việc chấn chỉnh bộ mặt, không gian đô thị là điều cần thiết. Vì thế, thay vì phê phán nặng nề, chúng ta cần những lời góp ý xây dựng để Hà Nội thực sự đẹp và văn minh hơn./.

Sau màn ra mắt đầy ấn tượng, âm hưởng đọng lại trên các trang báo về một tuyến phố đẹp tan biến mà thay vào đó là dư luận nóng lên khi cho rằng tuyến phố kiểu mẫu gì chỉ trưng biển hiệu đồng bộ với hai màu xanh, đỏ. Có người lên tiếng bức xúc, thậm chí dùng những lời lẽ phê bình nặng nề đối với những người trực tiếp thực hiện. Họ ví những nhà quản lý “ngồi máy máy”, đút chân vào gầm bàn, chỉ biết nghĩ ra những chuyện không đâu vào đâu, tốn tiền thuế của dân. Thậm chí có hẳn những ý kiến hoài nghi năng lực quản lý, việc quy định bảng biểu là sự áp đặt, liệu có vi phạm luật? Rồi chuyên gia maketting, họa sỹ, chuyên gia quảng cáo cho rằng việc quy định kích thước, màu sắc biển hiệu sẽ triệt tiêu sự sáng tạo thiết kế, ý tưởng kinh doanh. Rất ít thấy ý kiến bàn luận làm biển hiệu thế nào để hài hòa lợi ích doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm mỹ quan đô thị. Thậm chí có ý kiến lập luận logo thương hiệu của Vietcombank (VCB), Thế giới di động… mà đặt trên nền màu xanh hoặc đỏ thì khách hàng khó nhận diện thương hiệu…

Vậy thực sự của những ý kiến phản bác đó là gì? Tuyến đường Lê Trọng Tấn được  mở rộng cũng là lúc những ngôi nhà nằm ở vị trí đắc địa được dịp hét giá thuê mặt bằng kinh doanh. Ai chẳng hiểu “đồng tiền đi liền khúc ruột”, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức mất tiền thuê mặt bằng kinh doanh thì phải cho họ được tự do với bảng hiệu, biểu trưng, thu hút khách hàng. Lập luận rất hay, rất logíc, rất thị trường. Thế nhưng cần phải khẳng định rằng, biểu trưng, bảng quảng cáo đâu có phải là yếu tố quyết định sống còn của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp làm biển quảng cáo to đùng nhưng vẫn phá sản đấy thôi. Cần phải hiểu rằng, sự thành bại trong kinh doanh được quyết định bởi chiến lược kinh doanh, chữ tín về chất lượng, giá cả sản phẩm…

Ở một góc nhìn khác, chúng ta phải thừa nhận những năm qua diện mạo, hình ảnh đô thị của Thủ đô đã có nhiều sự thay đổi với những cây cầu bắc qua sông Hồng, hầm chui, cầu vượt, vườn hoa… Thế nhưng, một trong những yếu tố cấu thành của không gian, cảnh quan đô thị là biển hiệu, biển quảng cáo lại chưa được chấn chỉnh và thậm chí, có lúc còn bị đánh giá là buông lỏng, gây nên tình trạng lộn xộn, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Giờ đây, với tuyến phố kiểu mẫu, biển hiệu, biển quảng cáo được đưa vào diện chấn chỉnh, quản lý. Bị quản lý, dĩ nhiên là sẽ có phản ứng.

Trở lại câu chuyện biển hiệu trên phố Lê Trọng Tấn, không phủ nhận biển hiệu chỉ với hai màu xanh đỏ sẽ tạo nên sự đơn điệu, thiếu điểm nhấn trên tuyến phố. Không một doanh nghiệp, cửa hàng nào muốn có một biển hiệu nhạt hòa, bị trộn lẫn và đồng màu với những cửa hàng khác.

Trong mỗi chúng ta đều mong muốn bộ mặt đô thị của tuyến phố này nói riêng và của Thủ đô nói chung đẹp hơn. Bởi vậy, thay vì phản bác hãy đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng, điều mà người dân và các nhà quản lý đang mong chờ. Ví như: Quy định kích thước biển hiệu, biển quảng cáo. Màu nền của biển hiệu, biển quảng cáo do doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tự quyết định. Cần quy định về độ chói của màu sơn…

Trả lời báo chí, lãnh đạo quận Thanh Xuân nhấn mạnh, không áp đặt hay ép buộc các đơn vị, cá nhân phải làm biển hiệu theo yêu cầu về màu sắc và tôn trọng logo, thương hiệu riêng của từng đơn vị. Bên cạnh đó, lãnh đạo quận Thanh Xuân cũng cho biết, từ thực tế việc triển khai chỉnh trang tuyến đường Lê Trọng Tấn, thành phố Hà Nội và quận Thanh Xuân sẽ tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm tiếp thu ý kiến của nhân dân, báo chí…, để tiếp tục nhân rộng trên một số tuyến đường khác của quận, tạo diện mạo đô thị khang trang trên địa bàn quận và Thủ đô.

Với thực trạng biển hiệu, biển quảng cáo lộn xộn, nhốn nháo, việc chấn chỉnh bộ mặt, không gian đô thị là điều cần thiết. Vì thế, thay vì phê phán nặng nề, chúng ta cần những lời góp ý xây dựng để Hà Nội thực sự đẹp và văn minh hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh phố kiểu mẫu "đồng phục xanh đỏ" ở Hà Nội gây tranh cãi
Hình ảnh phố kiểu mẫu "đồng phục xanh đỏ" ở Hà Nội gây tranh cãi

VOV.VN - Phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được xem là tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội với thiết kế và quy hoạch đồng bộ.

Hình ảnh phố kiểu mẫu "đồng phục xanh đỏ" ở Hà Nội gây tranh cãi

Hình ảnh phố kiểu mẫu "đồng phục xanh đỏ" ở Hà Nội gây tranh cãi

VOV.VN - Phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được xem là tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội với thiết kế và quy hoạch đồng bộ.

Cận cảnh: “Đồng phục xanh đỏ” trên tuyến phố kiểu mẫu ở Hà Nội
Cận cảnh: “Đồng phục xanh đỏ” trên tuyến phố kiểu mẫu ở Hà Nội

VOV.VN - Việc "đồng phục" biển hiệu với 2 màu xanh đỏ trên phố Lê Trọng Tấn mới mở gây ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi trong dư luận.

Cận cảnh: “Đồng phục xanh đỏ” trên tuyến phố kiểu mẫu ở Hà Nội

Cận cảnh: “Đồng phục xanh đỏ” trên tuyến phố kiểu mẫu ở Hà Nội

VOV.VN - Việc "đồng phục" biển hiệu với 2 màu xanh đỏ trên phố Lê Trọng Tấn mới mở gây ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi trong dư luận.

Hà Nội nói gì về các biển quảng cáo rập khuôn ở tuyến phố kiểu mẫu
Hà Nội nói gì về các biển quảng cáo rập khuôn ở tuyến phố kiểu mẫu

VOV.VN - Để tạo sự chuyển biến đồng bộ về trật tự mỹ quan đô thị, tạo ra một diện mạo đô thị văn minh, quan điểm của Q.Thanh Xuân là cần có sự đồng bộ.

Hà Nội nói gì về các biển quảng cáo rập khuôn ở tuyến phố kiểu mẫu

Hà Nội nói gì về các biển quảng cáo rập khuôn ở tuyến phố kiểu mẫu

VOV.VN - Để tạo sự chuyển biến đồng bộ về trật tự mỹ quan đô thị, tạo ra một diện mạo đô thị văn minh, quan điểm của Q.Thanh Xuân là cần có sự đồng bộ.