Sáp nhập xã, phường tại Quảng Trị: Người dân phải tốn phí chuyển đổi sổ đỏ

VOV.VN - Tại tỉnh Quảng Trị, sau 3 năm triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn bản, khu phố, bộ máy tinh gọn, giảm số lượng cán bộ, công chức. Quá trình hoạt động tại đơn vị mới phát sinh nhiều bất cập, người dân phải tốn phí khi chuyển đổi thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Xã Hải Định, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là đơn vị hành chính cấp xã mới được sáp nhập từ 2 xã Hải Thiện và Hải Thành trước đây. Sau khi sáp nhập, số cán bộ, công chức dôi dư phải mất thời gian cho việc sắp xếp lại. Do chưa có trụ sở xã mới đành sử dụng cả 2 trụ sở cũ để làm việc. Vậy là một ngày, có cán bộ phải đi làm việc cả 2 nơi, sáng ở trụ sở này, chiều sang trụ sở kia. Xã Hải Định là vùng thấp trũng, mùa mưa lũ thường xuyên bị ngập lụt, đường đi lại khó khăn.

Trong khi đó, 2 trụ sở cách nhau hơn 5 km nên gây nhiều khó khăn cho cả cán bộ và người dân khi làm các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan. Ông Hồ Đức Hiền, ở thôn Trung Đơn, xã Hải Định, huyện Hải Lăng phàn nàn khi phải mất nhiều thời gian lẫn chi phí đi lại mỗi lần làm giấy tờ: “Sau 2 năm sáp nhập, rất bất cập. Mỗi lần có công việc đi làm giấy tờ, thủ tục hành chính, chúng tôi đi làm rất xa. Vì 2 trụ sở, có những giấy tờ chúng  phải đi trụ sở này xong mới đi trụ sở kia, nhưng 2 trụ sở cách nhau hơn 5km, gây khó khăn cho dân”.

Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn và khu phố. Toàn tỉnh giảm 16 xã, 283 thôn, khu phố và giảm được 320 cán bộ, công chức, gần 1.000 người hoạt động không chuyên trách. Hiệu quả bước đầu tinh gọn bộ máy. Tuy nhiên, hàng loạt bất cập nảy sinh sau khi các đơn vị sáp nhập đi vào hoạt động. Số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư nhiều chưa được giải quyết. Hầu hết tuổi đời còn trẻ, có trình độ chuyên môn, năng lực công tác tốt nên việc giải quyết tinh giản gặp nhiều khó khăn.

Tại nhiều thôn, khu phố, sau khi sáp nhập xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhà sinh hoạt cộng đồng. Số hộ dân và nhân khẩu của thôn, khu phố mới sau sáp nhập tăng gấp đôi, gấp ba. Mỗi lần tổ chức hội họp, nhà sinh hoạt cũ chật chội, không đủ chỗ ngồi, người dân phải đứng, ngồi ngoài sân, rất bất tiện, hiệu quả hội họp không cao.

 Theo quy định, người dân, doanh nghiệp khi chuyển đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính được miễn lệ phí nhưng lại phải đóng khoản phí hành chính lớn hơn nhiều so với lệ phí được miễn. Đơn cử, người dân chuyển đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được miễn 14.000 đồng tiền lệ phí nhưng lại phải trả 137 nghìn tiền phí hành chính. Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh An, huyện Cam Lộ cho rằng, người dân ở địa phương thuộc diện sắp xếp bị xáo trộn, tốn thời gian đi làm thủ tục chuyển đổi giấy tờ lại phải tốn thêm chi phí, bà con kiến nghị nên bỏ khoản thu này.

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trước đây mang tên địa danh 2 xã cũ khác nhau. Bây giờ, bà con có kiến nghị khi chuyển đổi thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã cũ sang xã mới. Việc thu phí tại cấp huyện, bà con cũng có kiến nghị. Chúng tôi đề nghị các cấp, các ngành khi người dân các xã sáp nhập muốn chuyển đổi thông tin sổ đỏ nên miễn, giảm phí này, tạo điều kiện cho họ giao dịch. Bởi vì, Nhà nước đề ra chủ trương sáp nhập”, ông Nam nói.

Trước một số vướng mắc phát sinh sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Trị đang tập trung tháo gỡ và kiến nghị Trung ương điều chỉnh, bổ sung một số nội dung. Ông Trần Hữu Anh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện còn 121 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sáp nhập chưa được giải quyết. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có chủ trương đồng ý về việc ban hành chính sách giải quyết đối với số cán bộ dôi dư này. Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm nay.

Theo đó, ngoài chính sách quy định của Trung ương thì hỗ trợ thêm một khoản gần bằng với mức hỗ trợ quy định của Trung ương, nghĩa là mức hỗ trợ gần gấp đôi, động viên những người trong diện này tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi.

Tỉnh cũng đề nghị Trung ương cho kéo dài lộ trình sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư đến hết quý I năm 2025. Đối với khoản phí phát sinh khi người dân đổi thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Trần Hữu Anh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đề nghị Trung ương xem xét miễn hoặc hỗ trợ các loại phí khi người dân chuyển đổi: “Có một số giấy tờ cũng không nhất thiết là phải chuyển đổi, tuy nhiên đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi người dân cần để vay vốn ngân hàng thì phải chuyển đổi thông tin. Quá trình chuyển đổi giấy tờ, trong quy định của Trung ương, những khoản lệ phí người dân không mất tiền, nhưng các khoản phí dịch vụ thì mất tiền. Chúng tôi kiến nghị Trung ương giảm khoản phí này hoặc hỗ trợ các phí cho người dân”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch UBND TP.HCM: Kiên quyết không để con em của lao động mất việc phải bỏ học
Chủ tịch UBND TP.HCM: Kiên quyết không để con em của lao động mất việc phải bỏ học

VOV.VN - Chiều 24/11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng các đại biểu Quốc hội TP.HCM thuộc đơn vị 9 đã tiếp xúc trực tiếp và trực tuyến với cử tri 2 huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, sau kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch UBND TP.HCM: Kiên quyết không để con em của lao động mất việc phải bỏ học

Chủ tịch UBND TP.HCM: Kiên quyết không để con em của lao động mất việc phải bỏ học

VOV.VN - Chiều 24/11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng các đại biểu Quốc hội TP.HCM thuộc đơn vị 9 đã tiếp xúc trực tiếp và trực tuyến với cử tri 2 huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, sau kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Hạnh phúc của giáo viên vùng cao
Hạnh phúc của giáo viên vùng cao

VOV.VN - Trạm Tấu là một trong 2 huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Những ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên của các em thơ khi đến lớp đã chạm đến trái tim, tình cảm các thầy cô giáo, giúp họ càng thêm gắn bó với sự nghiệp trồng người” nơi rẻo cao.

Hạnh phúc của giáo viên vùng cao

Hạnh phúc của giáo viên vùng cao

VOV.VN - Trạm Tấu là một trong 2 huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Những ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên của các em thơ khi đến lớp đã chạm đến trái tim, tình cảm các thầy cô giáo, giúp họ càng thêm gắn bó với sự nghiệp trồng người” nơi rẻo cao.

Thách thức phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Thách thức phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam

VOV.VN - Đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc 4 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (hiện đang xếp thứ 6) về Chính phủ điện tử và trở thành Top 50 quốc gia dẫn đầu về phát triển Chính phủ số - đồng nghĩa với việc chúng ta phải tăng 36 bậc so với thứ hạng hiện nay, trong khi từ năm 2014-2020 chỉ tăng được 13 bậc.

Thách thức phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam

Thách thức phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam

VOV.VN - Đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc 4 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (hiện đang xếp thứ 6) về Chính phủ điện tử và trở thành Top 50 quốc gia dẫn đầu về phát triển Chính phủ số - đồng nghĩa với việc chúng ta phải tăng 36 bậc so với thứ hạng hiện nay, trong khi từ năm 2014-2020 chỉ tăng được 13 bậc.