“Công tác nhân sự tại 2 kỳ họp bất thường được tiến hành thận trọng, chặt chẽ”

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh điều này khi trình bày Báo cáo tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 14/2.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ 2 mặc dù diễn ra trong 4 ngày vào thời điểm ngay sau Tết Dương lịch và kỳ họp bất thường lần thứ 3 diễn ra trong 0,5 ngày sát Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 nhưng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với những kết quả đạt được rất quan trọng.

Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

“Các nội dung được Quốc hội xem xét, quyết định góp phần tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và các năm tiếp theo” – ông Bùi Văn Cường khẳng định.

Đề cập kết quả kỳ họp, liên quan công tác nhân sự, Tổng Thư ký Quốc hội nhắc lại, tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội đã xem xét, quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu đối với 2 đại biểu Quốc hội, phê chuẩn việc miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trần Hồng Hà và ông Trần Lưu Quang.

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội đã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

“Công tác nhân sự tại 2 kỳ họp được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, bảo đảm quy trình, thủ tục chặt chẽ theo quy định, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đạt được sự thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội” – ông Bùi Văn Cường nói.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhận định, việc gửi tài liệu đến đại biểu vẫn còn chậm, gây khó khăn cho đại biểu trong việc nghiên cứu, góp ý.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, việc chậm gửi tài liệu kỳ họp nào cũng xảy ra và thường bị đổ lỗi cho khách quan do nội dung mới, khó, báo cáo chậm, công việc nhiều, nguồn lực không đủ. Ông đề xuất các bộ, ngành cần có phản ứng chính sách linh hoạt, nghiên cứu thấu đáo để chuẩn bị hết các tình huống khi trình dự án luật, pháp lệnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, thời gian của các kỳ họp bất thường ngắn đã gây áp lực lớn về khối lượng công việc cho các cơ quan chủ trì thẩm tra.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đề nghị các Chính phủ, bộ, ngành cần chuẩn bị “từ sớm, từ xa” các nội dung về tài chính, ngân sách dự kiến trình Quốc hội tại các kỳ họp, gần nhất là việc quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ năm sắp tới.

Cần sâu sát với Luật Đất đai

Kết luận phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc chuẩn bị “từ sớm, từ xa” các nội dung trình Quốc hội tại các kỳ họp không chỉ từ cơ quan của Quốc hội mà phải bắt đầu từ Chính phủ và các bộ, ngành; đến từ công tác phối hợp ngay từ đầu giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra.

Các kỳ họp bất thường diễn ra trong thời gian ngắn để xử lý vấn đề cấp bách do yêu cầu thực tiễn đặt ra nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy định pháp luật. Quá trình chuẩn bị và tổ chức kỳ họp, UBTVQH bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, quy định của Hiến pháp và pháp luật, công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.

Trước nhiều ý kiến đề cập việc gửi tài liệu đến đại biểu vẫn còn chậm, ông Vương Đình Huệ nói: “Hồ sơ gửi rất chậm thì không thể làm gì cho tốt được. Có nội dung chuẩn bị lâu dài sao đến ngày trình vẫn chậm? Luật khám bệnh, chữa bệnh sao cuối cùng vất vả như thế? Rút kinh nghiệm cho Luật Đất đai thế nào?”

Cho rằng thành công của các kỳ họp chỉ là bước đầu, đưa kết quả kỳ họp vào cuộc sống mới quan trọng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua.

“Tiến tới sau mỗi kỳ họp của Quốc hội thì có hội nghị triển khai thực hiện các luật, nghị quyết mà Quốc đã ban hành” – ông Vương Định Huệ nói, bởi có những “nút thắt” được Quốc hội tháo gỡ song việc triển khai hướng dẫn thực hiện chưa đạt như yêu cầu.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2023./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chi tiết điều chỉnh đơn vị hành chính 10 tỉnh trong cả nước
Chi tiết điều chỉnh đơn vị hành chính 10 tỉnh trong cả nước

VOV.VN - UBTV Quốc hội tán thành việc thành lập 4 đơn vị hành chính cấp huyện, 45 đơn vị hành chính đô thị cấp xã tại 9 tỉnh cũng như việc điều chỉnh địa giới của 2 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Trà Vinh.

Chi tiết điều chỉnh đơn vị hành chính 10 tỉnh trong cả nước

Chi tiết điều chỉnh đơn vị hành chính 10 tỉnh trong cả nước

VOV.VN - UBTV Quốc hội tán thành việc thành lập 4 đơn vị hành chính cấp huyện, 45 đơn vị hành chính đô thị cấp xã tại 9 tỉnh cũng như việc điều chỉnh địa giới của 2 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Trà Vinh.

Chủ tịch Quốc hội: “Bảo ký mà không được nói gì thêm thì làm sao ký được”
Chủ tịch Quốc hội: “Bảo ký mà không được nói gì thêm thì làm sao ký được”

VOV.VN - Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh điều này khi thảo luận dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước; đồng thời đề nghị rà soát kỹ quy định để đảm bảo tính khả thi.

Chủ tịch Quốc hội: “Bảo ký mà không được nói gì thêm thì làm sao ký được”

Chủ tịch Quốc hội: “Bảo ký mà không được nói gì thêm thì làm sao ký được”

VOV.VN - Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh điều này khi thảo luận dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước; đồng thời đề nghị rà soát kỹ quy định để đảm bảo tính khả thi.

Hối lộ thành viên đoàn kiểm toán dưới 2 triệu đồng có thể bị phạt tới 20 triệu đồng
Hối lộ thành viên đoàn kiểm toán dưới 2 triệu đồng có thể bị phạt tới 20 triệu đồng

VOV.VN - Dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng cho thành viên đoàn kiểm toán.

Hối lộ thành viên đoàn kiểm toán dưới 2 triệu đồng có thể bị phạt tới 20 triệu đồng

Hối lộ thành viên đoàn kiểm toán dưới 2 triệu đồng có thể bị phạt tới 20 triệu đồng

VOV.VN - Dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng cho thành viên đoàn kiểm toán.