Hungary bị ảnh hưởng thế nào nếu nguồn cung năng lượng từ Nga bị dừng ngay lập tức?

VOV.VN - Chính phủ Hungary phản đối mạnh mẽ việc cắt giảm nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga khi cho rằng nếu không có năng lượng nhập khẩu của Nga, nền kinh tế Hungary sẽ chững lại.

Theo Công ty dầu mỏ Hungary MOL, lệnh cấm vận đối với dầu thô của Nga sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động của nhà máy lọc dầu và an ninh nguồn cung, với chất lượng khác nhau của hỗn hợp có thể gây giảm sản lượng và sự cố nhà máy lọc dầu. Việc chuyển đổi sang các loại dầu khác sẽ đòi hỏi đầu tư rất lớn về thời gian và tài chính.

Là một trong số công ty tuyên bố sẽ chuyển hoàn toàn từ dầu của Nga sang các loại dầu khác, MOL ước tính sẽ mất hàng trăm triệu USD đầu tư và 2 - 4 năm để thực hiện. Cho đến nay, MOL đã đầu tư 170 triệu USD để giảm tỷ lệ nhập dầu thô từ Nga. Hiện MOL mới chỉ có thể nhập khoảng 35% các loại dầu thô khác ngoài nguồn từ Nga.

Rào cản kỹ thuật lớn nhất trong việc thay thế dầu của Nga là do thành phần hóa học của mỗi loại dầu là khác nhau. Việc thay đổi nguyên liệu thô cũng sẽ khiến sản phẩm đầu ra cũng có số lượng và chất lượng khác nhau. Trong ngắn hạn, điều này sẽ tạo ra một số vấn đề về nguồn cung đối với các sản phẩm mới.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Hungary Orban cho biết, hơn 60% lượng dầu mà Hungary đang sử dụng được cung cấp từ Nga. Dầu chiếm một vai trò quan trọng bởi nó là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm hóa học và nhiên liệu. Các nhà máy lọc dầu của Hungary vốn được thiết kế cho loại dầu của Nga. Nếu Hungary muốn chuyển sang loại dầu khác, các công ty sẽ phải xây dựng lại các nhà máy lọc dầu. Công việc này sẽ cần vài năm để hoàn thành. Trong thời gian này, người dân sẽ không có nhiên liệu để sử dụng và nền kinh tế Hungary sẽ không thể hoạt động nếu nguồn cung cấp từ Nga bị cắt giảm. Theo ông Orban, Hungary không thể dừng mua năng lượng giá rẻ từ Nga để mua năng lượng đắt tiền từ Mỹ. Đó là một để xuất vô lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu chấp nhận rủi ro, quyết không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp
Châu Âu chấp nhận rủi ro, quyết không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp

VOV.VN - Hôm qua (1/4) là thời hạn chót mà Nga đặt ra cho các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán năng lượng bằng đồng rúp. Tuy nhiên, châu Âu đã bác bỏ tối hậu thư của điện Kremlin và khẳng định sẽ không để bị Nga gây sức ép.

Châu Âu chấp nhận rủi ro, quyết không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp

Châu Âu chấp nhận rủi ro, quyết không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp

VOV.VN - Hôm qua (1/4) là thời hạn chót mà Nga đặt ra cho các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán năng lượng bằng đồng rúp. Tuy nhiên, châu Âu đã bác bỏ tối hậu thư của điện Kremlin và khẳng định sẽ không để bị Nga gây sức ép.

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?
Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?

VOV.VN - Khí đốt của Nga vẫn chảy sang châu Âu, dù Moscow đã đưa ra hạn chót từ 1/4 bên mua khí đốt phải thanh toán bằng đồng ruble hoặc bị đóng băng hợp đồng.

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?

VOV.VN - Khí đốt của Nga vẫn chảy sang châu Âu, dù Moscow đã đưa ra hạn chót từ 1/4 bên mua khí đốt phải thanh toán bằng đồng ruble hoặc bị đóng băng hợp đồng.

Nga sẽ đạt doanh thu khí đốt cao kỷ lục, “vô hiệu hóa” lệnh trừng phạt của phương Tây
Nga sẽ đạt doanh thu khí đốt cao kỷ lục, “vô hiệu hóa” lệnh trừng phạt của phương Tây

VOV.VN - Nga sẽ đạt được doanh thu cao kỷ lục từ việc mua bán khí tự nhiên trong năm nay do giá khí đốt tăng cao trên thị trường giao ngay, Janis Kluge - nhà nghiên cứu về khu vực Á - Âu tại Quỹ Chính trị và Khoa học Đức cho hay.

Nga sẽ đạt doanh thu khí đốt cao kỷ lục, “vô hiệu hóa” lệnh trừng phạt của phương Tây

Nga sẽ đạt doanh thu khí đốt cao kỷ lục, “vô hiệu hóa” lệnh trừng phạt của phương Tây

VOV.VN - Nga sẽ đạt được doanh thu cao kỷ lục từ việc mua bán khí tự nhiên trong năm nay do giá khí đốt tăng cao trên thị trường giao ngay, Janis Kluge - nhà nghiên cứu về khu vực Á - Âu tại Quỹ Chính trị và Khoa học Đức cho hay.