Australia, New Zealand, Nhật Bản và Ấn Độ đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Một số nước ở khu vực châu Đại dương, Đông Á, và Nam Á đang tích cực đẩy mạnh tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 - đại dịch viêm đường hô hấp toàn cầu với nhiều biến thể...

Đối phó với biến thể Delta tại Australia

Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 biến thể Delta đã xuất hiện tại Australia, các bang và vùng lãnh thổ của nước này bắt đầu đẩy nhanh chương trình tiêm chủng nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể mới này.

Hôm nay (8/6) các quan chức y tế Australia cho biết, ca Covid-19 mang tiến thể Delta đầu tiên xuất hiện tại bang này vào ngày 8/5. Tuy nhiên mãi đến ngày 4/6, trường hợp mang biến thể này mới được xác định và đến ngày 7/6 cơ quan chức năng mới xác định được mối liên hệ giữa ca bệnh mang biến thể này từ nước ngoài đến Australia với ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng. Trước thực tế này, chính quyền liên bang Australia hôm nay (8/6) cũng đã khuyến khích những người từ 40 tuổi trở lên đi tiêm vaccine. Đối với những người bản địa và những người dân của các quần đảo nhỏ nằm trong eo biển Torres, độ tuổi tiêm vaccine được mở rộng từ 16 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, một số bang và vùng lãnh thổ của nước này bắt đầu đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng.

Hôm nay, vùng lãnh thổ Bắc Australia thông báo sẽ mở rộng đối tượng tiêm chủng cho những người từ 16 tuổi trở lên để tạo điều kiện cho 60.000 người dân trong độ tuổi này được đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 vào ngày hôm nay. Trước đó, bang Nam Australia cũng đã cho phép tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho những người từ 16 tuổi trở lên.

Chiều nay (8/6), Thủ hiến bang Tây Australia Mark McGowan cho biết, bắt đầu từ hôm nay, cơ quan y tế của bang này đã mở cổng đăng ký để cho phép những người từ 30 tuổi trở lên được đăng ký tiêm vaccine ngừa Covid-19. Và việc tiêm chủng cho lứa tuổi này được bắt đầu từ ngày mai.

Trong khi đó, chính quyền bang Nam Australia cũng vừa thông báo chi 86 triệu AUD trong ngân sách của tháng này để đẩy nhanh tiến độ của chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho những người từ 40 tuổi trở lên. Đồng thời, trong giai đoạn này, chính quyền bang Nam Australia cũng sẽ tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer cho những người khuyết tật.

Tại bang đông dân nhất của Australia là New South Wales, hôm nay một trung tâm tiêm chủng lớn có thể tiêm 20.000 người mỗi tuần đã được khai trương tại thị trấn Hunter cách thành phố Sydney khoảng 200km về phía Bắc. Sự ra đời của trung tâm tiêm chủng này chắc chắn sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho người dân sống ở vùng nông thôn, phía Bắc của bang.

Tính đến hôm nay, tại Australia đã có hơn 5,2 triệu người được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Với tốc độ tiêm nhanh chóng như hiện nay, chính quyền Australia hy vọng vào dịp lễ Giáng sinh năm nay, nước này sẽ hoàn thành kế hoạch tiêm chủng.

Tăng tốc ở New Zealand

Trong khi đó, New Zealand sẽ nhận được thêm 1 triệu liều vaccine trong tháng tới và nước này sẽ sớm chuyển sang tiêm chủng cho các đối tượng không thuộc nhóm ưu tiên để đẩy nhanh tốc độ đạt miễn dịch cộng đồng.

Trong cuộc họp báo vào chiều nay (8/6), Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết nước này sẽ nhận thêm 1 triệu liều vaccine Pfizer trong tháng 7 tới. Với nguồn vaccine bổ sung, tốc độ tiêm chủng 20.000 liều mỗi ngày hiện nay sẽ được đẩy lên 50.000 liều mỗi ngày trong tháng 8. Thủ tướng Ardern cũng cho biết cho đến nay đã có hơn 250.000 người dân nước này được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19.

Theo kế hoạch của Bộ Y tế New Zealand, từ giữa tháng 7, nước này sẽ bắt đầu tiêm chủng vaccine Covid-19 cho nhóm đối tượng trên 65 tuổi, người khuyết tật và người có bệnh lý nền. Sau đó, chương trình tiêm chủng sẽ được mở rộng sang các đối tượng không thuộc các nhóm ưu tiên.

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), New Zealand hiện đứng thứ 115 trên thế giới và đứng thứ 2 trong OECD về tốc độ triển khai vaccine Covid-19. Mới tuần trước, cơ quan y tế nước này lo ngại kế hoạch tiêm chủng có thể bị chậm trễ nếu nguồn vaccine nhập khẩu không về đúng thời hạn.

Pfizer hiện là nhà cung cấp vaccine Covid-19 chính cho chương trình tiêm chủng của New Zealand với đơn đặt hàng 10 triệu liều. Ngoài ra, nước này cũng có thỏa thuận mua vaccine ngừa Covid-19 với 3 hãng dược phẩm khác gồm 5 triệu liều của Janssen, gần 5,4 triệu liều của Novavax và 3,8 triệu liều của AstraZeneca. Tuy nhiên, cho đến nay cơ quan y tế New Zealand mới chỉ phê duyệt sử dụng vaccine của hãng dược Pfizer.

Sinh viên Nhật Bản đi du học được ưu tiên tiêm vaccine

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản hôm nay (8/6) cho biết, sẽ thiết lập một chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 mà theo đó những sinh viên có kế hoạch đi du học sẽ được ưu tiên tiêm phòng.

Phát biểu trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Koichi Hagiuda cho biết, chương trình này nhằm hỗ trợ sinh viên Nhật Bản có thể đi du học góp phần vào chính sách nuôi dưỡng các tài năng.

Theo Bộ này có hơn 400 trường đại học ở Mỹ, bao gồm cả Đại học Harvard, yêu cầu sinh viên phải tiêm phòng trước khi tham gia các khóa học trực tiếp. Thông qua việc tiêm chủng sớm mà sinh viên có thể tốt nghiệp và lấy bằng theo đúng tiến độ.

Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cũng sẽ cấp chứng chỉ bằng tiếng Anh do Bộ trưởng ký cho những người đã được tiêm chủng. Các ứng viên sẽ có thể tiêm phòng tại các trường đại học và các địa điểm tiêm chủng hàng loạt do chính phủ điều hành.

Cũng trong ngày 8/6, các nhân viên sở cảnh sát và sở cứu hỏa thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã được tiêm chủng mũi vaccine Covid-19 thứ nhất. Địa điểm triển khai chương trình tiêm chủng cho nhóm đối tượng này được dựng tại nơi từng là một chợ buôn bán thực phẩm ở Tsukiji. Chính quyền thủ đô Tokyo dự kiến sẽ chỉ sử dụng khu vực này làm địa điểm tiêm chủng cho đến cuối tháng 6 này.

Hiện giới chức trách thành phố đang lên kế hoạch cung cấp mũi tiêm đầu tiên cho khoảng 5.000 người mỗi ngày, hướng tới mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 110.000 người.

Chính phủ Nhật Bản đang đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 trước thềm Thế vận hội Tokyo (Olympic Tokyo), dự kiến sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 23/7 tới.

Nhật Bản có vẻ như đang tụt hậu hơn so với nhiều quốc gia phát triển khác trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Dù nước này bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng cho người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) từ ngày 12/4 nhưng cho tới ngày 6/6 vừa qua mới có 7.747.259 người, chiếm 21,8% trong tổng số người cao tuổi ở Nhật Bản, được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng Covid-19.

Chính phủ Nhật Bản hiện cũng đang cân nhắc khả năng cấp giấy chứng nhận cho những người đã tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 (hộ chiếu vaccine) từ mùa hè này, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân của mình khi đi ra nước ngoài. Kế hoạch này còn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế cũng các hoạt động kinh tế khác của Nhật Bản sau hơn một năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Hướng tới người dân vùng sâu vùng xa ở Ấn Độ

Còn tại Ấn Độ, nhằm mục tiêu tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho toàn bộ người dân, các nhóm y tế của nước này không quản khó khăn tới tận các khu vực vùng sâu vùng xa, các bộ lạc du cư hẻo lánh, thậm chí tại cả vùng lãnh thổ Jammu/Kashmir xa nhất thuộc dãy Himalaya. 

Trong bộ đồ bảo hộ, các nhân viên y tế và cán bộ địa phương đã đi bộ vượt những ngọn đồi dốc để tiếp cận các bộ lạc du mục ở vùng hẻo lánh của huyện Anantnag của bang Jammu/Kashmir. Dù địa hình đồi núi hiểm trở, các nhân viên y tế cố gắng tiếp cận cư dân bằng mọi cách. 

Một số nhân viên y tế cho biết: “Chúng tôi đến từng lều một để khảo sát các gia đình du mục. Chúng tôi tiến hành tiêm tại chỗ cho tất cả người du mục chưa được chủng ngừa”.

“Chúng tôi đến tất cả các địa điểm xa xôi hẻo ánh, thu thập các mẫu của dân làng để xét nghiệm. Như bạn thấy đó, đây là ngôi làng hẻo lánh, không có đường sá cho xe ô tô. Nhưng chúng tôi cuốc bộ đến đây, khá vất vả. Chúng tôi hi vọng nỗ lực được đền đáp. Chúng tôi đã thu thập được 60 mẫu và đang tiến hành xét nghiệm, đồng thời tiến hành chiến dịch tiêm chủng tại đây”.

Không chỉ để mọi người dân có thể tiếp cận vaccine một cách công bằng, Ấn Độ cũng áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền để giúp mọi người dân có thể hiểu rõ tác dụng của vaccine đối với việc ngăn chặn lây nhiễm Covid-19. Giới chức y tế Ấn Độ cảnh báo, tiêm chủng là cách duy nhất để bảo vệ người dân trước làn sóng lây nhiễm thứ ba, sau đợt bùng phát dữ dội trong tháng 4 tháng 5 ở các đô thị lớn.

Hôm qua, chính phủ nước này thông báo sẽ tiêm vaccine miễn phí cho toàn bộ người trưởng thành. Số ca mắc hàng ngày trên toàn Ấn Độ vẫn rất cao. Trong 24 giờ qua, đã có hơn 100.600 ca mắc và thêm 2.427 ca tử vong do Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ quyết tìm nguồn gốc Covid-19, WHO nói “không dễ”
Mỹ quyết tìm nguồn gốc Covid-19, WHO nói “không dễ”

VOV.VN - “Chính quyền Mỹ sẽ quyết đi đến cùng để làm rõ nguồn gốc đại dịch Covid-19” – đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa mới đưa ra. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), quá trình điều tra sẽ không hề dễ dàng và có thể sẽ mất nhiều năm để thực hiện.

Mỹ quyết tìm nguồn gốc Covid-19, WHO nói “không dễ”

Mỹ quyết tìm nguồn gốc Covid-19, WHO nói “không dễ”

VOV.VN - “Chính quyền Mỹ sẽ quyết đi đến cùng để làm rõ nguồn gốc đại dịch Covid-19” – đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa mới đưa ra. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), quá trình điều tra sẽ không hề dễ dàng và có thể sẽ mất nhiều năm để thực hiện.

Số ca Covid-19 vượt 35.000, Campuchia tiếp tục được nhận vaccine từ Trung Quốc
Số ca Covid-19 vượt 35.000, Campuchia tiếp tục được nhận vaccine từ Trung Quốc

VOV.VN - Trưa nay (8/6), Bộ Y tế Campuchia thông báo tiếp tục phát hiện thêm 678 trường hợp mới dương tính với virus SARS -CoV-2, đưa tổng số người mắc Covid-19 tại nước này lên hơn 35.000.

Số ca Covid-19 vượt 35.000, Campuchia tiếp tục được nhận vaccine từ Trung Quốc

Số ca Covid-19 vượt 35.000, Campuchia tiếp tục được nhận vaccine từ Trung Quốc

VOV.VN - Trưa nay (8/6), Bộ Y tế Campuchia thông báo tiếp tục phát hiện thêm 678 trường hợp mới dương tính với virus SARS -CoV-2, đưa tổng số người mắc Covid-19 tại nước này lên hơn 35.000.

Bi kịch những người mất cả gia đình trong đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ
Bi kịch những người mất cả gia đình trong đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ

VOV.VN - Với sự gia tăng số ca mắc Covid-19 trong tháng 4 và tháng 5, các bệnh viện ở Ấn Độ đều quá tải, trong khi các loại thuốc điều trị cùng oxy y tế đều thiếu hụt nghiêm trọng. Nhiều người đã chết trên đường được đưa tới các trung tâm y tế. Nhiều gia đình rơi vào hoảng loạn.

Bi kịch những người mất cả gia đình trong đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ

Bi kịch những người mất cả gia đình trong đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ

VOV.VN - Với sự gia tăng số ca mắc Covid-19 trong tháng 4 và tháng 5, các bệnh viện ở Ấn Độ đều quá tải, trong khi các loại thuốc điều trị cùng oxy y tế đều thiếu hụt nghiêm trọng. Nhiều người đã chết trên đường được đưa tới các trung tâm y tế. Nhiều gia đình rơi vào hoảng loạn.

EU đàm phán với các nước thứ ba về công nhận chứng chỉ Covid-19 lẫn nhau
EU đàm phán với các nước thứ ba về công nhận chứng chỉ Covid-19 lẫn nhau

VOV.VN - Ủy viên Công lý châu Âu Didier Reynders hôm qua (7/6) cho biết, Ủy ban châu Âu đang tham gia đàm phán với các nước thứ ba, như Vương quốc Anh và Mỹ, về việc công nhận lẫn nhau các chứng chỉ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19.

EU đàm phán với các nước thứ ba về công nhận chứng chỉ Covid-19 lẫn nhau

EU đàm phán với các nước thứ ba về công nhận chứng chỉ Covid-19 lẫn nhau

VOV.VN - Ủy viên Công lý châu Âu Didier Reynders hôm qua (7/6) cho biết, Ủy ban châu Âu đang tham gia đàm phán với các nước thứ ba, như Vương quốc Anh và Mỹ, về việc công nhận lẫn nhau các chứng chỉ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19.

Chênh lệch lớn về số ca tử vong do Covid-19 giữa các châu lục
Chênh lệch lớn về số ca tử vong do Covid-19 giữa các châu lục

VOV.VN - Theo số liệu mới nhất vừa cập nhật, châu Mỹ có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, châu Âu đứng thứ nhì, còn châu Phi và châu Đại dương ở mức thấp.

Chênh lệch lớn về số ca tử vong do Covid-19 giữa các châu lục

Chênh lệch lớn về số ca tử vong do Covid-19 giữa các châu lục

VOV.VN - Theo số liệu mới nhất vừa cập nhật, châu Mỹ có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, châu Âu đứng thứ nhì, còn châu Phi và châu Đại dương ở mức thấp.

Video: Các bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ vật vã mòn mỏi chờ đợi bình oxy trong nắng nóng
Video: Các bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ vật vã mòn mỏi chờ đợi bình oxy trong nắng nóng

VOV.VN - Số ca mắc Covid-19 ở Ấn Độ gia tăng mạnh cộng hệ thống y tế bị quá tải khiến nhiều bệnh nhân căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tại đây phải mòn mỏi chờ đợi được cung cấp bình oxy trong thời tiết nắng nóng đặc trưng của quốc gia Nam Á này.

Video: Các bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ vật vã mòn mỏi chờ đợi bình oxy trong nắng nóng

Video: Các bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ vật vã mòn mỏi chờ đợi bình oxy trong nắng nóng

VOV.VN - Số ca mắc Covid-19 ở Ấn Độ gia tăng mạnh cộng hệ thống y tế bị quá tải khiến nhiều bệnh nhân căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tại đây phải mòn mỏi chờ đợi được cung cấp bình oxy trong thời tiết nắng nóng đặc trưng của quốc gia Nam Á này.

Những điều cần lưu ý trước, trong, và sau khi tiêm vaccine Covid-19
Những điều cần lưu ý trước, trong, và sau khi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Nhiều người hiện đang hồi hộp chờ đợi đến lượt được tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong bối cảnh đại dịch này vẫn đang hoành hành trên thế giới. Vậy chúng ta nên làm gì nếu quyết định đi tiêm chủng ngừa căn bệnh viêm đường hô hấp cấp này?

Những điều cần lưu ý trước, trong, và sau khi tiêm vaccine Covid-19

Những điều cần lưu ý trước, trong, và sau khi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Nhiều người hiện đang hồi hộp chờ đợi đến lượt được tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong bối cảnh đại dịch này vẫn đang hoành hành trên thế giới. Vậy chúng ta nên làm gì nếu quyết định đi tiêm chủng ngừa căn bệnh viêm đường hô hấp cấp này?

Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19
Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19

VOV.VN - Dẫu bên trong nước Mỹ vẫn có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 giữa các vùng, tình hình trên thế giới còn chênh lệch hơn nữa và sự tiên phong của Mỹ trong hỗ trợ các nước về vaccine này là rất đáng hoan nghênh, có lợi cho cả Mỹ và thế giới...

Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19

Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19

VOV.VN - Dẫu bên trong nước Mỹ vẫn có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 giữa các vùng, tình hình trên thế giới còn chênh lệch hơn nữa và sự tiên phong của Mỹ trong hỗ trợ các nước về vaccine này là rất đáng hoan nghênh, có lợi cho cả Mỹ và thế giới...