Trung Đông “nín thở” chờ Mỹ chọn người lãnh đạo

VOV.VN - Trung Đông, một khu vực vốn có nhiều biến động mà Mỹ có sức nặng ảnh hưởng, hiện đang “nín thở” chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 được đánh giá là khó đoán định, không chỉ khiến người dân Mỹ hồi hộp, mà phần còn lại của thế giới cũng đang nín thở theo dõi. Trong đó không thể không kể đến khu vực Trung Đông, vốn nhiều biến động mà Mỹ đang có sức nặng ảnh hưởng.

Trong bài viết “Thế giới nín thở trong lúc dân Mỹ chọn người lãnh đạo” đăng trên trang nhất, New York Times viết: “Nếu thế giới được quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11, thì Israel sẽ là một trong những nơi đỏ nhất” – ám chỉ những lá phiếu bầu cho ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mỹ – đương kim Tổng thống Donald Trump.

Bình luận này được đưa ra khi mà nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump suốt 4 năm qua đã thực hiện nhiều chính sách đem lại lợi ích cho Israel, từ việc công nhận chủ quyền lãnh thổ, cho tới việc hóa giải phần nào được mối quan hệ thù địch giữa Israel với thế giới Arab.

Bộ trưởng Tình báo Israel Eli Cohen hôm qua (2/11) thẳng thẳn bình luận rằng, nếu các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump được duy trì, sẽ có thêm nhiều thỏa thuận hòa bình giữa Israel với các nước Arab trong thời gian tới. Cụ thể danh sách đang được tính đến, đó là: Saudi Arabia, Oman, Qatar, Morocco và Niger.

“Nếu chính sách của Tổng thống Trump được tiếp tục, Israel có thể sẽ đạt được thêm các thỏa thuận hòa bình với các nước Arab. Nếu Mỹ có một Tổng thống không kiên quyết với Iran, một chính sách nhượng bộ, sẽ khiến các nước Arab do dự vì các lựa chọn và các thỏa thuận hòa bình sẽ bị ngưng lại”, Bộ trưởng Tình báo Israel Eli Cohen nhận định.

Còn theo cựu Đại sứ Israel tại Mỹ, Sallai Meridor, nếu Tổng thống Trump thất bại trong cuộc bầu cử này, mọi thứ Israel có được trong 4 năm qua có thể sẽ trở lại con số 0.

Khác với Israel, trong 4 năm nhiệm kỳ lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ giữa Mỹ với Iran đã xấu đi nhanh chóng. Tuy nhiên, đến nay, nhiều quan chức hàng đầu của Iran vẫn tuyên bố rằng, họ không quan tâm đến cuộc bầu cử Mỹ. Theo Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Bagher Qalibaf, Mỹ có thù hằn sâu sắc với Iran; cho dù ông Donald Trump hay ông Joe Biden đắc cử, thì điều đó sẽ không có bất kỳ tác động nào đến chính sách chính của Mỹ, vốn chỉ nhằm tấn công Iran.

Tuy nhiên, thực tế, nhiều tờ báo tại Iran những ngày qua đều đưa rất nhiều tin về cuộc bầu cử Mỹ. Thậm chí Đài phát thanh Iran còn phát trực tiếp buổi tranh luận giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ mới đây. Trang AP nhận định, Iran cũng không ngoại lệ, vẫn là quốc gia “nín thở” chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ, bởi có sự khác biệt khá rõ rệt trong chính sách của 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong vấn đề Iran. Theo một số người dân Iran và các nhà phân tích chính trị, nếu ông Biden thắng, Mỹ có thể sẽ quay lại thỏa thuận hạt nhân 2015, vốn được chính quyền Mỹ do Đảng Dân chủ lãnh đạo trước đây ký.

“Theo tôi, nếu ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden thắng thì các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran có thể thay đổi, vì ông ấy có mối quan hệ tốt hơn với Iran. Điều đó cũng sẽ giúp giá hàng hóa ở Iran có thể giảm”.

“Những người bình thường ở Iran muốn Tổng thống Donald Trump thua vì mọi người ghét ông ấy, ông ấy bị coi thường. Họ nghĩ rằng ông Joe Biden sẽ lắng nghe cộng đồng quốc tế hơn và sẽ có các chính sách hợp lý với Iran. Tuy nhiên, một số người lại thích ông Trump thắng cử, không phải vì họ yêu quý ông ấy. Họ cho rằng tính cách đặc biệt và chính sách nước Mỹ lên trên hết của ông Trump sẽ khiến cho nước Mỹ bị cô lập và yếu thế hơn”.

Ngoài Israel và Iran, nhiều nước tại Trung Đông cũng đang dõi theo cuộc bầu cử Mỹ một cách sát sao. Palestine đang hi vọng vào một nhà lãnh đạo Mỹ có thể đứng ra trung gian hòa giải một cách công bằng hơn cho tiến trình hòa bình Trung Đông, thay vì thiên vị Israel như chính quyền của Tổng thống Trump. Những hợp đồng vũ khí “khổng lồ” tại vùng Vịnh, mối quan hệ phức tạp với Thổ Nhĩ Kỳ, sự can thiệp quân sự hay kế hoạch rút quân còn dang dở tại Syria, cuộc khủng hoảng vùng Vịnh chưa được giải quyết… tất cả vẫn phải chờ nhà lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biden: Đã đến lúc Donald Trump thu dọn đồ đạc và về nhà
Biden: Đã đến lúc Donald Trump thu dọn đồ đạc và về nhà

VOV.VN - Tối 2/11, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden đã vận động tranh cử tại Pittsburgh. Tại đây, ông cho thấy sự tự tin vào chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

Biden: Đã đến lúc Donald Trump thu dọn đồ đạc và về nhà

Biden: Đã đến lúc Donald Trump thu dọn đồ đạc và về nhà

VOV.VN - Tối 2/11, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden đã vận động tranh cử tại Pittsburgh. Tại đây, ông cho thấy sự tự tin vào chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

Những thành công và thất bại lớn nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu
Những thành công và thất bại lớn nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu

VOV.VN - Từ một tỉ phú trong lĩnh vực bất động sản và chưa từng làm chính trị, ngày 20/01/2017 ông Donald Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng.

Những thành công và thất bại lớn nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu

Những thành công và thất bại lớn nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu

VOV.VN - Từ một tỉ phú trong lĩnh vực bất động sản và chưa từng làm chính trị, ngày 20/01/2017 ông Donald Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng.

Chao đảo vì thương chiến và Covid-19, nhóm cử tri nông dân vẫn bỏ phiếu cho Trump
Chao đảo vì thương chiến và Covid-19, nhóm cử tri nông dân vẫn bỏ phiếu cho Trump

VOV.VN - Mặc dù chịu tác động mạnh từ các cuộc chiến thương mại và Covid-19 nhưng nhiều nông dân cho biết họ sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho ông Trump.

Chao đảo vì thương chiến và Covid-19, nhóm cử tri nông dân vẫn bỏ phiếu cho Trump

Chao đảo vì thương chiến và Covid-19, nhóm cử tri nông dân vẫn bỏ phiếu cho Trump

VOV.VN - Mặc dù chịu tác động mạnh từ các cuộc chiến thương mại và Covid-19 nhưng nhiều nông dân cho biết họ sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho ông Trump.