Thị trường bán lẻ bị 'tấn công', TP HCM lo đối phó

Hiện nay, thị phần bán lẻ của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 36%, trong khi doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến hơn 51%.

Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2016 diễn ra sáng 30/5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong Thị cho biết, phần bán lẻ của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 36%, trong khi doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến hơn 51%. Dự báo trong 5 năm tới, thị phần bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài sẽ 'bùng nổ' hơn.

Ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, để mất thị trường bán lẻ thì tình hình sản xuất sẽ bị chi phối

Nêu ra thực trạng các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Thái Lan thời gian vừa qua “thâu tóm” nhiều hệ thống bán lẻ ở Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong đặt vấn đề: “Như vậy thì thị trường bán lẻ có bị chi phối không?”.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, thị phần bán lẻ của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 36%, trong khi doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm đến hơn 51%. Với nguồn lực mạnh về tài chính, kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài, dự báo trong 5 năm tới, thị phần của họ sẽ “bùng nổ” hơn, nếu như chúng ta không cải thiện khả năng của doanh nghiệp trong nước ở lĩnh vực này.

“TP.HCM có 280.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp với hơn 10 triệu dân nên không thể nào dễ dàng để đánh mất thị trường bán lẻ nội địa. Một vấn đề rất hệ trọng, đó là nếu như thị trường bán lẻ bị chi phối, quyết định bởi doanh nghiệp nước ngoài thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, lúc đó doanh nghiệp chúng ta đã khó lại càng thêm khó”, ông Nguyễn Thành Phong nói.

Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin các nhà bán lẻ Hàn Quốc xem thị trường bán lẻ ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng là nơi có tiềm năng nhất. Cũng có nhà đầu tư Nhật Bản có kế hoạch “biến” Việt Nam thành thị trường bán lẻ lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo Sở Công thương khẩn trương hoàn thành quy hoạch hệ thống bán lẻ, kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn. Đặc biệt, kết nối hệ thống siêu thị nội địa “ngồi lại với nhau và liên kết với các chợ truyền thống trên địa bàn” để tránh tình trạng chúng ta lại bị thua ngay trên sân nhà.

Chỉ số giá tiêu dùng đang tăng

 Một trong những vấn đề đáng lo được đề cập, đó là chỉ số giá tiêu dùng đang tăng. Theo báo cáo của Giám đốc Sở KH-ĐT Sử Ngọc Anh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,82% so với tháng trước, tăng 1,6% so cùng kỳ năm trước, tăng 1,4% so với tháng 12.2015. Chỉ số giá vàng tăng 0,84% so tháng trước, tăng 1,5% so đầu năm. Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,02% so tháng trước, giảm 1,55% so đầu năm.

Trong các nhóm tiêu dùng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,35%; nhóm may mặc mũ nón giày dép tăng 0,03%; nhóm nhà ở điện nước và vật liệu xây dựng tăng 1,86%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,08%; nhóm giao thông tăng 2,66%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,40%; nhóm giáo dục tăng 0,03%; nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,18%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%.

Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM cho rằng nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, phản ánh một thực tế là khả năng tiêu dùng của người dân, của doanh nghiệp thấp, dẫn đến không kích thích sản xuất phát triển. Tuy nhiên, cần giữ mức độ tăng ở mức phù hợp để tránh lạm phát.
Theo ông Hoan, có hàng ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động, cùng lúc cũng có hàng ngàn doanh nghiệp mới thành lập nhưng không biết sẽ trụ được bao lâu khi mà sản xuất tăng chậm khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn.

“Đây là vấn đề không đơn giản, dự báo thời gian tới còn nhiều khó khăn hơn nữa. Và còn nhiều nội dung chúng ta cần phải phân tích, nghiên cứu để có giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Hoan nói.

Cũng chú trọng đề cập đến nội dung này, ông Nguyễn Thành Phong nêu ra một thực trạng, đó là doanh nghiệp chú ý đến việc được tôn vinh danh hiệu mà không chú ý đúng mức việc liên kết trong sản xuất, kinh doanh, thương mại, trong việc nâng cao "sức đề kháng" để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, cùng với những nỗ lực của thành phố, bản thân doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội, có kế hoạch vượt qua những thách thức. Ông Phong khẳng định sẽ chủ trì cuộc họp chuyên đề về hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố thị trường bán lẻ nội địa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Big C bị mua lại: Tín hiệu buồn cho nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam
Big C bị mua lại: Tín hiệu buồn cho nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam

VOV.VN - Theo TS Lê Đăng Doanh, Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group mua lại Big C Việt Nam đem lại tín hiệu buồn đối với nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam.

Big C bị mua lại: Tín hiệu buồn cho nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam

Big C bị mua lại: Tín hiệu buồn cho nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam

VOV.VN - Theo TS Lê Đăng Doanh, Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group mua lại Big C Việt Nam đem lại tín hiệu buồn đối với nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam.

Thị trường bán lẻ: Tránh bị thâu tóm bằng nhượng quyền thương mại?
Thị trường bán lẻ: Tránh bị thâu tóm bằng nhượng quyền thương mại?

VOV.VN - Nhượng quyền thương mại được đánh giá sẽ tận dụng được các lợi thế từ đối tác lớn hơn là nguy cơ bị thâu tóm trên thị trường bán lẻ.

Thị trường bán lẻ: Tránh bị thâu tóm bằng nhượng quyền thương mại?

Thị trường bán lẻ: Tránh bị thâu tóm bằng nhượng quyền thương mại?

VOV.VN - Nhượng quyền thương mại được đánh giá sẽ tận dụng được các lợi thế từ đối tác lớn hơn là nguy cơ bị thâu tóm trên thị trường bán lẻ.

 Muốn thắng trong trận chiến bán lẻ phải có “quân”
Muốn thắng trong trận chiến bán lẻ phải có “quân”

"Mặt trận" bán lẻ của Việt Nam đang thiếu "quân" để "chiến đấu" với đội quân hùng mạnh của nước ngoài.

 Muốn thắng trong trận chiến bán lẻ phải có “quân”

Muốn thắng trong trận chiến bán lẻ phải có “quân”

"Mặt trận" bán lẻ của Việt Nam đang thiếu "quân" để "chiến đấu" với đội quân hùng mạnh của nước ngoài.

Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội yếu thế ngay trên sân nhà
Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội yếu thế ngay trên sân nhà

VOV.VN -Doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang dần yếu thế ngay trên chính sân nhà khi bị đẩy vào thế cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội yếu thế ngay trên sân nhà

Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội yếu thế ngay trên sân nhà

VOV.VN -Doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang dần yếu thế ngay trên chính sân nhà khi bị đẩy vào thế cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.