Mỹ đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao xử lý các vấn đề nhức nhối sau khi rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đang có chuyến thăm tới các quốc gia đồng minh thân cận ở Vùng Vịnh và châu Âu với chủ đề chính là bàn về quá trình hậu rút quân khỏi Afghanistan.

Mỹ mong muốn điều gì từ các đồng minh?

Hai quan chức hàng đầu của Mỹ đang thực hiện các chuyến thăm tới các quốc gia đồng minh thân cận, Ngoại trưởng Antony Blinken thăm Qatar và Đức trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Qatar, Bahrain, Kuwait và Saudi Arabia. Các chuyến thăm này diễn ra một tuần sau khi kết thúc quá trình sơ tán công dân và Mỹ rút toàn bộ binh sỹ khỏi Afghanistan trong khi Taliban giành quyền kiểm soát và vừa tuyên bố thành lập chính quyền mới ở Afghanistan với hầu hết các vị trí chủ chốt đều do thành viên Taliban nắm giữ.

Mục đích đầu tiên của các chuyến thăm lần này là để cảm ơn các đồng minh đã hỗ trợ chiến dịch sơ tán công dân ở Afghanistan vừa qua, đặc biệt là với sự tham gia của Qatar, nước đã cho phép Lầu Năm góc sử dụng căn cứ không quân al-Udeid và tiếp nhận các nhà ngoại giao Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan, nguy cơ về sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, cùng làn sóng di dân từ Afghanisan sang các khu vực khác, cũng khiến không chỉ Mỹ mà các nước đồng minh bao gồm ở khu vực Trung Đông quan ngại, chính vì vậy mà trong thời gian ở Đức, Ngoai trưởng Blinken sẽ tham dự và đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng G20 về vấn đề Afghanistan.

Mỹ sẽ thúc đẩy thảo luận về hợp tác chống khủng bố, trước lo ngại các lực lượng này sẽ phát triển mạnh tại Afghanistan. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ kêu gọi các nước đồng minh hỗ trợ trong việc tiếp tục sơ tán số công dân Mỹ còn lại ở Afghanistan và những người Afghanistan muốn rời khỏi nước này, công tác viện trợ nhân đạo, cũng như phối hợp buộc Taliban giữ cam kết không để lãnh thổ Afghanistan là bàn đạp để các phần tử khủng bố tiến hành các cuộc tấn công nhắm tới Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Chính sách của của chính quyền Tổng thống Joe Biden là đưa nước Mỹ trở lại và các chuyến thăm của các quan chức hàng đầu của Mỹ đã thể hiện rõ tinh thần hàn gắn và củng cố quan hệ với các nước đồng minh, vốn không êm thấm dưới thời chính quyền tiền nhiệm.

Ưu tiên hàng đầu của Mỹ ở thời điểm hiện tại là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhưng Trung Đông vẫn là địa bàn mà Washington không thể bỏ qua và những nội dung thảo luận lần này sẽ tập trung về hợp tác an ninh và chống khủng bố.

Quan điểm của các nước vùng Vịnh đối với vấn đề Afghanistan

Các nước vùng Vịnh (GCC) có những quan hệ khác nhau với Taliban và chính quyền Afghanistan. Chính vì vậy những biến động ở Afghanistan cũng sẽ tác động đến khu vực và chính sách của các nước vùng Vịnh.

Ngay sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan, GCC đã tổ chức tham vấn. Các nước có những bước đi hết sức thận trọng. Những gì đã xảy ra như một đòn giáng mạnh vào các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Saudi Arabia và UAE. Sự kiểm soát của Taliban đối với chính phủ sẽ khuyến khích các phần tử Hồi giáo bành trướng, đặc biệt là người Sunni nằm trong số đó, ngay cả những người không thích Taliban. Điều này cũng sẽ huy động hay khuyến khích các chiến binh Hồi giáo lên nắm chính quyền cũng như lo sợ việc Taliban sẽ thả các tù nhân al-Qaeda và các nhà tù khác ở Afghanistan.

Thông qua những gì đã diễn ra ở Afghanistan, nhiều nước vùng Vịnh có thể cho rằng Mỹ sẵn sàng rời bỏ các đồng minh của mình bất cứ lúc nào. Đó là điều mà mà họ lo lắng.

Giống như Afghanistan, Mỹ cũng đang rút quân và dự kiến rút hết trong năm này khỏi Iraq điều này khiến các quan chức Baghdad hết sức lo ngại một kịch bản tương tự như Afghanistan có thể xảy ra, làn sóng khủng bố gia tăng, các nước lớn cũng sẽ nhảy vào để cạnh tranh ảnh hưởng. Hay Saudi Arabia và các nước khác cũng đã tính tới kịch bản một ngày bị đồng minh Mỹ bỏ rơi chính vì thế mà Saudi Arabia gần đây đã chuyển từ thù địch sang đàm phán với Iran và tăng cường quan hệ với Nga.

Khi Mỹ thay đổi, các nước vùng Vịnh cũng sẽ thay đổi chính sách và xoay trục để cân bằng lợi ích cũng như cân bằng ảnh hưởng. Hay UAE và Bahrain trước đó cũng đã ký các thỏa thuận hòa bình với Israel. Điều đó cho thấy các nước trong khu vực đã dần chủ động trong chính sách đối ngoại của mình và tránh bị phụ thuộc vào một nước lớn hoặc một trục.

Khả năng Mỹ công nhận và hợp tác với Taliban

Khả năng Mỹ công nhận chính quyền do lực lượng Taliban đứng đầu sẽ khó diễn ra trong tương lai gần và điều đó đã được chính Tổng thống Joe Biden khẳng định với báo giới mới đây khi ông tuyên bố “sẽ còn một chặng đường dài để công nhận Taliban”. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki trước đó cũng nói rằng, Mỹ sẽ không vội công nhận Taliban là những nhà lãnh đạo mới của Afghanistan.

Tuy vậy, ông Peter Humphrey, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và hiện là chuyên gia phân tích độc lập về khu vực Trung Đông, cho rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đang trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về việc có công nhận và hợp tác với chính phủ mới ở Afghanistan mà Taliban vừa thành lập hay không.

Theo chuyên gia Humphrey, việc Nhà Trắng tuyên bố sẽ chưa sớm công nhận chính quyền do Taliban lãnh đạo là điều hoàn toàn dễ hiểu. Song đến một thời điểm không xa, Nhà Trắng sẽ không còn lựa chọn nào khác là công nhận Taliban vì một số lý do khác nhau.

Trong đó, lý do quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho hàng trăm công dân Mỹ còn ở lại Afghanistan sau khi Nhà Trắng kết thúc chiến dịch sơ tán vào nửa đêm 30/08 vừa qua. Sẽ có một số công dân Mỹ muốn trở về nước hoặc sang nước thứ ba trên các chuyến bay thuê bao, song cũng có những người muốn tiếp tục ở lại Afghanistan vì họ có cả quốc tịch Mỹ và quốc tịch Afghanistan và họ có những ràng buộc và gắn kết chặt chẽ tại quốc gia Tây Nam Á này. Dù hàng trăm công dân Mỹ này muốn rời khỏi hay tiếp tục ở lại Afghanistan, việc đảm bảo an toàn cho họ là một yêu cầu cấp thiết đối với Nhà Trắng.

Chuyên gia Humphrey đồng thời nhận định sẽ đến thời điểm Tổng thống Biden buộc phải điều động binh sỹ Mỹ quay trở lại Afghanistan để tham gia vào các nỗ lực chống khủng bố và các nhóm cực đoan chắc chắn sẽ trỗi dậy mạnh mẽ dưới thời chính quyền Taliban. Dù không đồng tình, Nhà Trắng cũng sẽ buộc phải hợp tác với Taliban trong cuộc chiến chống khủng bố, bởi đây là lực lượng đông đảo, có thực lực và hiện nắm quyền trên thực tế ở Afghanistan.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 06/09, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham, tiếng nói hàng đầu của đảng Cộng hòa về chính sách đối ngoại, cũng dự đoán rằng Mỹ sẽ quay trở lại Afghanistan để “dập tắt” mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng.

Ông Graham tỏ ý hoài nghi về cam kết của Tổng thống Biden, rằng mối đe dọa từ nhánh Afghanistan của tổ chức khủng bố IS-K và các nhóm chiến binh khác có thể được kiểm soát thông qua những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Tóm lại, với tuyên bố “để mở” của Tổng thống Biden như vậy và nguy cơ khủng bố ngày càng hiện hữu ở Afghnistan, sẽ đến thời điểm Mỹ buộc phải công nhận chính quyền do Taliban lãnh đạo và hợp tác với lực lượng này trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Taliban: Luật Hồi giáo Sharia sẽ được áp dụng bắt buộc tại Afghanistan
Taliban: Luật Hồi giáo Sharia sẽ được áp dụng bắt buộc tại Afghanistan

VOV.VN - Hôm qua (7/9), thủ lĩnh tối cao của lực lượng Taliban - Hibatullah Akhundzada tuyên bố, chính phủ mới được thành lập tại Afghanistan sẽ sớm hoạt động.

Taliban: Luật Hồi giáo Sharia sẽ được áp dụng bắt buộc tại Afghanistan

Taliban: Luật Hồi giáo Sharia sẽ được áp dụng bắt buộc tại Afghanistan

VOV.VN - Hôm qua (7/9), thủ lĩnh tối cao của lực lượng Taliban - Hibatullah Akhundzada tuyên bố, chính phủ mới được thành lập tại Afghanistan sẽ sớm hoạt động.

Taliban công bố Chính phủ lâm thời của Afghanistan: Trọng dụng các "công thần"
Taliban công bố Chính phủ lâm thời của Afghanistan: Trọng dụng các "công thần"

VOV.VN - Thành phần nội các mới ở Afghanistan đều là các gương mặt kỳ cựu, từng nhiều năm chiến đấu trong hàng ngũ Taliban.

Taliban công bố Chính phủ lâm thời của Afghanistan: Trọng dụng các "công thần"

Taliban công bố Chính phủ lâm thời của Afghanistan: Trọng dụng các "công thần"

VOV.VN - Thành phần nội các mới ở Afghanistan đều là các gương mặt kỳ cựu, từng nhiều năm chiến đấu trong hàng ngũ Taliban.

Không còn binh sỹ tại Afghanistan, Mỹ gặp khó khi muốn IS-K phải trả giá
Không còn binh sỹ tại Afghanistan, Mỹ gặp khó khi muốn IS-K phải trả giá

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố ở Afghanistan mà không có sự hỗ trợ của quân đội Mỹ trên mặt đất.

Không còn binh sỹ tại Afghanistan, Mỹ gặp khó khi muốn IS-K phải trả giá

Không còn binh sỹ tại Afghanistan, Mỹ gặp khó khi muốn IS-K phải trả giá

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố ở Afghanistan mà không có sự hỗ trợ của quân đội Mỹ trên mặt đất.