Bí mật chuyến thăm chớp nhoáng Ukraine của Thủ tướng Nhật Bản

VOV.VN - Dự kiến chiều 21/3 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio mới kết thúc chuyến thăm Ấn Độ và trở về Nhật Bản vào sáng 22/3. Tuy nhiên, ông đã thay đổi lịch trình, rút ngắn thời gian thăm Ấn Độ, quyết định thăm Ukraine.

Dư luận đặt câu hỏi rằng tại sao ông Kishida Fumio lại phải giữ bí mật đến phút cuối về chuyến thăm Ukraine. Truyền thông Nhật Bản cũng hoàn toàn bất ngờ về thông tin này.

Lý do an ninh

Một quan chức của chính phủ Nhật Bản cho biết để tránh những cuộc không kích, ông Kishida Fumio đã đi đường bộ từ Ba Lan rồi vào Kiev. Lịch trình này không hề được tiết lộ với truyền thông trong và ngoài nước.

Vào tháng 1/2023, ông Kishida đã điện đàm với Tổng thống Zelensky, nhận lời mời thăm Ukraine. Mặc dù đã có lịch trình dự kiến, nhưng vì lý do an ninh nên giới chức Nhật Bản không thông tin chi tiết và cho biết lịch trình đang được điều chỉnh. Thậm chí có thông tin đưa ra ông Kishida Fumio vẫn chưa có ý định thăm Ukraine.

Thông thường, các chuyến thăm nước ngoài của thủ tướng và nội các Nhật Bản đều phải thông qua tại quốc hội nước này. Nhưng chính phủ Nhật Bản rất lo ngại về độ an toàn nếu lịch trình thăm Ukraine được công bố trước, nên đã điều chỉnh thời gian thăm chớp nhoáng ngay trong chuyến thăm Ấn Độ. 

Trong các nước thành viên của nhóm G7, Nhật Bản là nước duy nhất có lãnh đạo chưa đến thăm Ukraine kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Do vậy, Thủ tướng Kishida mong muốn đến Ukraine trước khi Hội nghị G7 diễn ra, nhất là trong bối cảnh Hội nghị này sẽ thảo luận chi tiết về xung đột Nga-Ukraine.

Như vậy, chính phủ Nhật Bản đã rất thận trọng với chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Kishida Fumio mặc dù về mặt ngoại giao thì chuyến thăm này không thể không thực hiện.

Chính phủ Nhật Bản nhận định rằng vấn đề lớn nhất là vấn đề an ninh của chuyến thăm, đồng thời đã tham khảo kinh nghiệm của Mỹ khi thực hiện chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Joe Biden trước đó.

Tất cả lịch trình di chuyển của ông Joe Biden tại Ukraine được quân đội Mỹ đảm bảo. Nhưng đối với Thủ tướng Kishida thì sao? Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết Mỹ có tiềm năng về quân đội, các nước châu Âu được đảm bảo an ninh bởi gia nhập NATO. Nhưng riêng Nhật Bản tự đảm bảo an ninh cho chuyến thăm trong bối cảnh hiện tại là vô cùng khó khăn.

Với lý do đó, việc quyết định thăm chớp nhoáng Ukraine đã có tính toán từ trước và để đảm bảo an ninh tuyệt đối.

Lịch trình họp Quốc hội Nhật

Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhận định rằng sau tháng 4, tình hình căng thẳng do cuộc xung đột Nga-Ukraine có khả năng sẽ gia tăng. Nên việc thực hiện chuyến thăm Ukraine trong tháng 4 là rất khó khăn. Vì vậy, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng tính đến phương án lịch trình thăm thực hiện trong tháng 3.

Trong tháng 3 chỉ có ngày 21/3 là ngày nghỉ lễ của Nhật Bản. Ngày 22/3, Thủ tướng Kishida không có lịch tham gia vào kỳ họp Quốc hội. Vì vậy, thăm Ukraine trong ngày 22/3 là thích hợp hơn cả.

Nhật Bản - Ấn Độ và bài toán lợi ích chung

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản hôm 21/3 kết thúc chuyến thăm Ấn Độ - cơ hội để 2 nền kinh tế lớn hàng đầu châu Á thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và toàn cầu, hiện thực hóa chính sách Hành động hướng Đông của New Delhi và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Tokyo.

Nội dung hội đàm

Sau khi chuyến thăm chớp nhoáng được quyết định, nội dung hội đàm giữa Thủ tướng Kishida Fumio và Tổng thống Zelensky được đặc biệt quan tâm.

Trước tiên Thủ tướng Kishida Fumio trực tiếp bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine và cá nhân Tổng thống Zelensky trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine có khả năng gia tăng.

Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết, đến nay, Nhật Bản đã cung cấp máy phát điện, hệ thống chiếu sáng bằng pin mặt trời…để giúp Ukraine vượt qua mùa đông giá lạnh năm nay, giúp rà phá bom mìn…Nhật Bản có khả năng sẽ cam kết tăng thêm khoản hỗ trợ trong hội đàm.

Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản thì đây là thời điểm quan trọng nhất khi Thủ tướng Kishida sẽ đề nghị Ukraine hợp tác với Nhật Bản trong Hội nghị G7 mà trước mắt là mời tham dự hội nghị này. Nghĩa là Nhật Bản nói rõ ràng rằng sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và các nước thành viên G7 cũng vậy, đồng thời mong muốn Ukraine thấy rõ lập trường của Nhật Bản khi đang nỗ lực đóng góp cho việc xây dựng lại trật tự thế giới.

Cuộc hội đàm giữa hai bên sẽ làm cho ông Kishida bớt canh cánh trong lòng khi Nhật Bản là nước duy nhất trong nhóm G7 có lãnh đạo chưa thăm Ukraine. Hơn thế nữa, ngay trong Đảng Tự do Dân chủ cũng có ý kiến cho rằng trên cương vị Chủ tịch G7 mà chưa đến thăm Ukraine thì quả thật cũng “khó ăn nói” với cộng đồng quốc tế.

Còn có cả ý kiến từ quan chức trong LDP cho rằng trên phương diện ngoại giao thì không cần thăm Ukraine. Bởi lẽ không nên làm quá trong vấn đề đối địch với Nga.

Dư luận đang nóng lòng về kết quả của cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên giữa Nhật Bản và Ukraine. Dù có kết quả như thế nào đi chăng nữa thì chắc chắn sẽ có những phản ứng từ những đối tác không cùng lập trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản - Ấn Độ và bài toán lợi ích chung
Nhật Bản - Ấn Độ và bài toán lợi ích chung

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản hôm 21/3 kết thúc chuyến thăm Ấn Độ - cơ hội để 2 nền kinh tế lớn hàng đầu châu Á thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và toàn cầu, hiện thực hóa chính sách Hành động hướng Đông của New Delhi và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Tokyo.

Nhật Bản - Ấn Độ và bài toán lợi ích chung

Nhật Bản - Ấn Độ và bài toán lợi ích chung

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản hôm 21/3 kết thúc chuyến thăm Ấn Độ - cơ hội để 2 nền kinh tế lớn hàng đầu châu Á thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và toàn cầu, hiện thực hóa chính sách Hành động hướng Đông của New Delhi và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Tokyo.

Nhật Bản mở rộng hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở
Nhật Bản mở rộng hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 20/3 tuyên bố, Nhật Bản sẽ mở rộng hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ông Kishida đồng thời cho rằng, việc dẫn dắt cộng đồng quốc tế theo hướng hợp tác hơn là đối đầu và chia rẽ là một vấn đề quan trọng.

Nhật Bản mở rộng hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Nhật Bản mở rộng hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 20/3 tuyên bố, Nhật Bản sẽ mở rộng hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ông Kishida đồng thời cho rằng, việc dẫn dắt cộng đồng quốc tế theo hướng hợp tác hơn là đối đầu và chia rẽ là một vấn đề quan trọng.

Nhật Bản mời Ukraine tham gia Hội nghị Ngoại trưởng G7
Nhật Bản mời Ukraine tham gia Hội nghị Ngoại trưởng G7

VOV.VN - Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa hôm nay (16/2) cho biết đã mời Ngoại trưởng Ukraine Dymtro Kuleba tham dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 sẽ khai mạc chính thức vào ngày 18/2 tại Đức.

Nhật Bản mời Ukraine tham gia Hội nghị Ngoại trưởng G7

Nhật Bản mời Ukraine tham gia Hội nghị Ngoại trưởng G7

VOV.VN - Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa hôm nay (16/2) cho biết đã mời Ngoại trưởng Ukraine Dymtro Kuleba tham dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 sẽ khai mạc chính thức vào ngày 18/2 tại Đức.

Chiến thuật đào hào giúp Nga vây lấn từng bước ở chảo lửa Bakhmut
Chiến thuật đào hào giúp Nga vây lấn từng bước ở chảo lửa Bakhmut

VOV.VN - Trận chiến không khoan nhượng ở Bakhmut đang khiến cả Nga lẫn Ukraine tổn thất lớn. Tuy nhiên, quân đội Nga đang tích cực áp dụng chiến thuật đào hào cổ điển nhưng lợi hại để vây lấn từng bước và đẩy quân Ukraine vào thế nguy hiểm.

Chiến thuật đào hào giúp Nga vây lấn từng bước ở chảo lửa Bakhmut

Chiến thuật đào hào giúp Nga vây lấn từng bước ở chảo lửa Bakhmut

VOV.VN - Trận chiến không khoan nhượng ở Bakhmut đang khiến cả Nga lẫn Ukraine tổn thất lớn. Tuy nhiên, quân đội Nga đang tích cực áp dụng chiến thuật đào hào cổ điển nhưng lợi hại để vây lấn từng bước và đẩy quân Ukraine vào thế nguy hiểm.

Nga phản ứng lại quan điểm của Berlin sẽ bắt Tổng thống Putin nếu nhập cảnh Đức
Nga phản ứng lại quan điểm của Berlin sẽ bắt Tổng thống Putin nếu nhập cảnh Đức

VOV.VN - Ủy ban Điều tra Nga cho hay họ sẽ xem xét các tuyên bố của một quan chức cấp cao Đức với nội dung Berlin sẽ thực thi lệnh bắt của Tòa Hình sự quốc tế (ICC) đối với Tổng thống Putin nếu vị nguyên thủ này nhập cảnh vào Đức.

Nga phản ứng lại quan điểm của Berlin sẽ bắt Tổng thống Putin nếu nhập cảnh Đức

Nga phản ứng lại quan điểm của Berlin sẽ bắt Tổng thống Putin nếu nhập cảnh Đức

VOV.VN - Ủy ban Điều tra Nga cho hay họ sẽ xem xét các tuyên bố của một quan chức cấp cao Đức với nội dung Berlin sẽ thực thi lệnh bắt của Tòa Hình sự quốc tế (ICC) đối với Tổng thống Putin nếu vị nguyên thủ này nhập cảnh vào Đức.

Vụ UAV Mỹ rơi: Điềm báo cho cuộc tấn công vào Crimea do Nga kiểm soát?
Vụ UAV Mỹ rơi: Điềm báo cho cuộc tấn công vào Crimea do Nga kiểm soát?

VOV.VN - Chiếc UAV quân sự của Mỹ rơi ở một nơi nhạy cảm vào một thời điểm nhạy cảm. Nga đặc biệt dõi theo sự kiện này với sự cảnh giác cao độ, đề phòng tình huống Mỹ hỗ trợ Ukraine mở cuộc tấn công lớn vào Crimea.

Vụ UAV Mỹ rơi: Điềm báo cho cuộc tấn công vào Crimea do Nga kiểm soát?

Vụ UAV Mỹ rơi: Điềm báo cho cuộc tấn công vào Crimea do Nga kiểm soát?

VOV.VN - Chiếc UAV quân sự của Mỹ rơi ở một nơi nhạy cảm vào một thời điểm nhạy cảm. Nga đặc biệt dõi theo sự kiện này với sự cảnh giác cao độ, đề phòng tình huống Mỹ hỗ trợ Ukraine mở cuộc tấn công lớn vào Crimea.

Phương Tây loay hoay cải thiện sức chiến đấu của Ukraine trong giao tranh với Nga
Phương Tây loay hoay cải thiện sức chiến đấu của Ukraine trong giao tranh với Nga

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh phương Tây đang dồn sức giúp đỡ Ukraine về mọi mặt trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuy nhiên, họ vẫn hoài nghi năng lực tác chiến và sức chiến đấu của quân đội Ukraine.

Phương Tây loay hoay cải thiện sức chiến đấu của Ukraine trong giao tranh với Nga

Phương Tây loay hoay cải thiện sức chiến đấu của Ukraine trong giao tranh với Nga

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh phương Tây đang dồn sức giúp đỡ Ukraine về mọi mặt trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuy nhiên, họ vẫn hoài nghi năng lực tác chiến và sức chiến đấu của quân đội Ukraine.