Bộ Ngoại giao Nga công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Nga đã công bố các dự thảo thỏa thuận giữa Nga với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh.

 

Theo Dự thảo thỏa thuận, các nước NATO cam kết loại trừ Ukraine gia nhập liên minh và mở rộng hơn nữa liên minh. Mỹ cần phải cam kết không mở rộng NATO hơn nữa về phía Đông và không kết nạp các quốc gia trước đây là thành viên của Liên Xô cũ. NATO không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Ukraine và các quốc gia khác ở Đông Âu, Ngoại Kavkaz và Trung Á.

Ngoài ra, Nga và NATO cam kết không tạo ra những điều kiện có thể bị phía bên kia coi là mối đe dọa. Bên cạnh đó, các bên xác nhận rằng không coi nhau là đối thủ. Các bên tham gia thoả thuận duy trì đối thoại và tương tác để cải thiện các cơ chế ngăn ngừa sự cố trên biển, trên không, trước hết là ở khu vực Baltic và Biển Đen.

Để giải quyết các vấn đề và các sự cố, Nga và NATO sử dụng các cơ chế tham vấn khẩn cấp trên cơ sở song phương và đa phương, bao gồm cả Hội đồng Nga-NATO.

Ngoài ra, các bên loại trừ việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất ở các khu vực có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của các bên khác trong hiệp ước.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Moscow đang yêu cầu rút lại quyết định của Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 về việc Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên của liên minh.

Trước đó, ngày 16/12, đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, trong các đề xuất về đảm bảo an ninh, Nga đã nêu những ý tưởng cụ thể với NATO nhằm ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa. Bà Zakharova lưu ý rằng, Nga mong đợi phản hồi từ phía Mỹ đối với các đề xuất và công việc mang tính xây dựng đối với dự thảo văn kiện.

Dự thảo quy định bất kỳ bên nào của thỏa thuận đều có thể rút khỏi thỏa thuận bằng cách gửi một thông báo đến cơ quan hữu quan tương ứng. Thỏa thuận sẽ chấm dứt đối với bên tham gia 30 ngày sau khi cơ quan tương ứng nhận được thông báo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU thông qua cách tiếp cận đa chiều trong giải quyết căng thẳng Nga-Ukraine
EU thông qua cách tiếp cận đa chiều trong giải quyết căng thẳng Nga-Ukraine

VOV.VN - “Răn đe, khôi phục đối thoại và ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” là lập trường chung của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Với cách tiếp cận đa chiều này, EU hy vọng có thể ngăn chặn được nguy cơ chiến tranh “ngay cửa nhà”.

EU thông qua cách tiếp cận đa chiều trong giải quyết căng thẳng Nga-Ukraine

EU thông qua cách tiếp cận đa chiều trong giải quyết căng thẳng Nga-Ukraine

VOV.VN - “Răn đe, khôi phục đối thoại và ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” là lập trường chung của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Với cách tiếp cận đa chiều này, EU hy vọng có thể ngăn chặn được nguy cơ chiến tranh “ngay cửa nhà”.

Mỹ triển khai thường trực F-35 tới châu Âu để đối phó với Nga
Mỹ triển khai thường trực F-35 tới châu Âu để đối phó với Nga

VOV.VN - 4 máy bay F-35 đầu tiên của Không quân Mỹ được triển khai thường trực tại châu Âu đã hạ cánh xuống căn cứ Lakenheath, Đông Nam nước Anh ngày 16/12.

Mỹ triển khai thường trực F-35 tới châu Âu để đối phó với Nga

Mỹ triển khai thường trực F-35 tới châu Âu để đối phó với Nga

VOV.VN - 4 máy bay F-35 đầu tiên của Không quân Mỹ được triển khai thường trực tại châu Âu đã hạ cánh xuống căn cứ Lakenheath, Đông Nam nước Anh ngày 16/12.

NATO: Dù quyền lực kinh tế suy giảm nhưng Nga vẫn là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng
NATO: Dù quyền lực kinh tế suy giảm nhưng Nga vẫn là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng

VOV.VN - Nga có lẽ suy giảm quyền lực kinh tế nhưng vẫn là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng - đặc biệt trong lĩnh vực vũ khí hiện đại và chiến tranh mạng, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định ngày 16/12.

NATO: Dù quyền lực kinh tế suy giảm nhưng Nga vẫn là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng

NATO: Dù quyền lực kinh tế suy giảm nhưng Nga vẫn là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng

VOV.VN - Nga có lẽ suy giảm quyền lực kinh tế nhưng vẫn là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng - đặc biệt trong lĩnh vực vũ khí hiện đại và chiến tranh mạng, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định ngày 16/12.