Đến cuối tháng 10/2023, dư nợ TPDN riêng lẻ là khoảng 1 triệu tỷ đồng

VOV.VN - Theo số liệu của Bộ Tài chính, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ tại thời điểm cuối tháng 10/2023 là khoảng 1 triệu tỷ đồng, chiếm 10,5% GDP năm 2022, bằng 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.

Chiều nay 28/11, lãnh đạo Bộ Tài chính đã có cuộc họp với các Bộ, cơ quan Trung ương và các Hiệp hội, doanh nghiệp lấy ý kiến đánh giá tình hình triển khai Nghị định số 08/2023/NĐ-CP và định hướng chính sách trong thời gian tới.

Theo đại diện Bộ Tài chính, sau vụ việc của Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) biến động mạnh, nhà đầu tư mất niềm tin và yêu cầu doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn, doanh nghiệp gặp khó khăn khi phát hành trái phiếu mới. Đồng thời, kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong, ngoài nước diễn biến phức tạp, lãi suất tăng, thanh khoản của nền kinh tế gặp khó khăn.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) hoãn một số quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (Nghị định 65) đến hết ngày 31/12/2023 để trung hòa lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu theo tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ”, hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn, thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn cho nhà đầu tư và tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai các giải pháp ổn định thị trường. Về pháp lý, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08, góp phần giúp doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý các khó khăn trước mắt về trái phiếu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính thường xuyên theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thanh toán nợ trái phiếu; tăng cường công tác thanh tra, giám sát chấn chỉnh và xử lý vi phạm. Công tác truyền thông cũng được tăng cường để khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư.

Nhờ đó, từ quý II/2023 đến nay, thị trường đã dần ổn định trở lại. Tính từ khi Nghị định 08 có hiệu lực thi hành đến ngày 3/11, theo số liệu theo dõi của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, có 68 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 189,7 nghìn tỷ đồng. Dư nợ TPDN riêng lẻ tại thời điểm cuối tháng 10/2023 là khoảng 1 triệu tỷ đồng, chiếm 10,5% GDP năm 2022, bằng 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.

Trao đổi về quy định tại Nghị định 08 về thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác và các trái phiếu đã phát hành trước khi Nghị định 65 có hiệu lực được đàm phán để kéo dài kỳ hạn tối đa không quá 02 năm, đại diện Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết, theo quy định của Nghị định 08, các chính sách này sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Đánh giá của cơ quan quản lý cho rằng, thời gian vừa qua, doanh nghiệp có khó khăn về thanh khoản dẫn tới có khả năng chậm thanh toán gốc, lãi TPDN đã chủ động đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác (chủ yếu bằng sản phẩm bất động sản), kéo dài kỳ hạn trái phiếu hoặc thay đổi điều kiện, điều khoản khác của trái phiếu (thay đổi về thời gian, phương thức, tần suất thanh toán gốc, lãi trái phiếu). Đến nay, có nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán đã có phương án đàm phán với nhà đầu tư.

Chính sách này tại Nghị định 08 là một trong các cơ sở pháp lý để doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, giảm áp lực trả nợ, qua đó doanh nghiệp có thời gian để điều chỉnh quy mô hoạt động, khôi phục sản xuất kinh doanh để tạo ra dòng tiền trả nợ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản
Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản

Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

50 doanh nghiệp xin lùi ngày đáo hạn cho hơn 95.000 tỷ đồng trái phiếu
50 doanh nghiệp xin lùi ngày đáo hạn cho hơn 95.000 tỷ đồng trái phiếu

Thiếu vốn và hoạt động kinh doanh gặp khó khiến các doanh nghiệp chọn tập trung đàm phán kéo dài thời gian, thay vì mua lại trái phiếu đến hạn.

50 doanh nghiệp xin lùi ngày đáo hạn cho hơn 95.000 tỷ đồng trái phiếu

50 doanh nghiệp xin lùi ngày đáo hạn cho hơn 95.000 tỷ đồng trái phiếu

Thiếu vốn và hoạt động kinh doanh gặp khó khiến các doanh nghiệp chọn tập trung đàm phán kéo dài thời gian, thay vì mua lại trái phiếu đến hạn.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?

VOV.VN - Số liệu thống kê cho thấy, lũy kế 9 tháng năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 167.983 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng kỳ; trong đó tổng giá trị các đợt phát hành riêng lẻ đạt khoảng 147.180 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ; tổng giá trị phát hành công chúng đạt 20.803 tỷ đồng, tăng 141,4 % so với cùng kỳ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chững lại?

VOV.VN - Số liệu thống kê cho thấy, lũy kế 9 tháng năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 167.983 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng kỳ; trong đó tổng giá trị các đợt phát hành riêng lẻ đạt khoảng 147.180 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ; tổng giá trị phát hành công chúng đạt 20.803 tỷ đồng, tăng 141,4 % so với cùng kỳ.