Nhiều động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024

VOV.VN - Thị trường chứng khoán những tháng cuối năm được dự báo sẽ có nhiều cơ hội hơn khi thị trường đã đi qua vùng trũng thông tin. Thị trường tháng 7 sẽ đón nhận nhiều thông tin tích cực hơn về nền tảng vĩ mô và yếu tố nội tại của thị trường.

Ngắn hạn còn đi ngang để chờ mạch thông tin rõ ràng

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có diễn biến khá tích cực trong nửa đầu năm 2024. Đà tăng trưởng của thị trường được duy trì khi chỉ số hồi phục rất tốt kể từ cuối tháng 4 và đặc biệt đã chinh phục thành công vùng đỉnh 1.300 điểm.

Đi cùng với đó, thanh khoản thị trường nửa đầu năm ở mức tốt, nhất là vào thời điểm tháng 3/2024, giá trị giao dịch bình quân phiên đã đạt hơn 30.000 tỷ đồng/phiên - chỉ kém giai đoạn đỉnh cao trung tuần tháng 11/2021. Dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân thể hiện nội lực mạnh mẽ, không chỉ là trợ lực chính cho toàn thị trường, mà còn đối ứng hoàn toàn động thái bán ròng liên tục của khối ngoại.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, TTCK trong 6 tháng đầu năm diễn biến tương đối tích cực khi chỉ số VN-Index tăng xấp xỉ 11% so với đầu năm. Bên cạnh đó, mức độ thanh khoản của thị trường cũng tăng tốt trở lại so với thời điểm năm 2023, ngoài ra mức độ lan tỏa của dòng tiền ở rất nhiều nhóm cổ phiếu, nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (micap), nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ (small caps).

Theo ông Minh, lãi suất tiền gửi gần đây có sự tăng trở lại, tuy nhiên, mặt bằng chung vẫn đang duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện cho người gửi tiền tiết kiệm dịch chuyển sang kênh đầu tư chứng khoán. Số lượng tài khoản trong 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng cao với hơn 7,9 triệu tài khoản. Con số này cho thấy nhiều nhà đầu tư hiện nay đang thực sự quan tâm tới thị trường, không chỉ là nhà đầu tư lớn, mà còn là những nhà đầu tư trẻ tuổi cũng đang tham gia vào thị trường.

“Tuy vậy, thị trường cũng có điểm chưa tích cực khi nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng từ đầu năm với áp lực cao. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm, giá trị bán ròng vượt xa hẳn so với cả năm 2023. Áp lực này khả năng cao còn tiếp diễn trong bối cảnh tỷ giá có xu hướng đi lên cùng với rủi ro Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn duy trì mặt bằng lãi suất cao trong năm 2024”, ông Nguyễn Thế Minh đánh giá.

Cùng quan điểm, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho rằng, thị trường chứng khoán trong nước quý II đã phản ánh khá sát với nhiều diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới, như: Lãi suất USD neo cao, tỷ giá tạo đỉnh mới, giá vàng biến động, lãi suất huy động rục rịch tăng…

Nhiều động lực tăng trưởng cho thị trường

Mặc dù vậy, sang tháng 7/2024, thị trường sẽ đón nhận nhiều thông tin tích cực hơn. Theo đó, thị trường sẽ bắt đầu quý mới có thể ghi nhận những chuyển biến tích cực về mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2024.

“Đây sẽ là yếu tố trọng tâm của thị trường tháng mới để thu hút dòng tiền trở lại. Những ngành nghề có kết quả kinh doanh tích cực sẽ đón nhận được sự quan tâm của dòng tiền, những ngành có tín hiệu hồi phục sau khó khăn cũng rất tiềm năng cho tương lai có thể là đối tượng để nhà đầu tư lựa chọn”, ông Đỗ Bảo Ngọc nói.

Mặc dù “sáng” là gam màu chủ đạo, tuy nhiên, trong tháng 7, Phó Tổng giám đốc CSI cho rằng, nhà đầu tư vẫn cần lưu ý tới vấn đề tỷ giá và diễn biến của dòng tiền ngoại.

“Tôi vẫn đánh giá thị trường sẽ tích cực hơn khi dòng tiền lớn trở lại và trên thực tế, dòng tiền nội vẫn luôn là động lực dẫn dắt, dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của các yếu tố vĩ mô”, ông Đỗ Bảo Ngọc nhận định.

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cũng cho rằng, thị trường sẽ chuyển hướng sang những số liệu vĩ mô quan trọng sắp được công bố, bao gồm: Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của FED; số liệu tăng trưởng GDP quý II và số liệu CPI tháng 6 của Việt Nam.

Bên cạnh đó, câu chuyện kết quả kinh doanh quý II cũng sẽ dần được nhắc đến khi một số doanh nghiệp bắt đầu công bố số liệu ước tính. Nhìn chung, bức tranh kết quả kinh doanh quý II vẫn sẽ tích cực và là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho thị trường.

“Trước mùa thông tin kết quả kinh doanh, các báo cáo kinh tế vĩ mô quý II và 6 tháng đầu năm 2024 cũng sẽ được công bố trong tháng 7. Đây cũng sẽ là những gợi ý quan trọng cho nhà đầu tư đánh giá triển vọng thị trường trong tháng 7 và quý II/2024”, ông Đinh Quang Hinh cho hay.

Ngoài những yếu tố trên, theo vị chuyên gia này, thị trường chứng khoán vẫn còn các yếu tố nền tảng hỗ trợ khác như: Nền lãi suất huy động vẫn thấp, lãi suất cho vay đang giảm dần; kỳ vọng nâng hạng trong thời gian tới; dòng tiền lớn trở lại sau khi các yếu tố vĩ mô ổn định hơn.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sang tháng 7, mùa báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) quý II sẽ mang lại sự sôi động cho thị trường chứng khoán (TTCK) trên cơ sở tiếp đà phục hồi của tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần từ cuối quý I/2024. Các chuyên gia của VDSC kỳ vọng, VN-Index sẽ giao dịch trong biên độ 1.240 - 1.320 trong tháng 7.

“Các luật liên quan tới thị trường bất động sản chính thức có hiệu lực sớm hơn từ 1/8 tới vẫn đang là điểm nhấn đáng chú ý. Mặc dù chưa tác động tích cực được ngay vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản, tuy nhiên, những điểm nghẽn lớn của lĩnh vực này sẽ được giải quyết sớm hơn”, chuyên gia VDSC cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mô hình đầu tư bất động sản chia nhỏ: Tiềm năng lớn nhưng rủi ro tiềm ẩn
Mô hình đầu tư bất động sản chia nhỏ: Tiềm năng lớn nhưng rủi ro tiềm ẩn

VOV.VN - Gần đây, trên thị trường tài chính xuất hiện hình thức đầu tư bất động sản chia nhỏ thành chứng khoán. Tuy nhiên, cơ quan quản lý và chuyên gia nhận định, đây là mô hình mới ở Việt Nam, chưa được pháp luật quy định và thị trường cũng chưa sẵn sàng, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Mô hình đầu tư bất động sản chia nhỏ: Tiềm năng lớn nhưng rủi ro tiềm ẩn

Mô hình đầu tư bất động sản chia nhỏ: Tiềm năng lớn nhưng rủi ro tiềm ẩn

VOV.VN - Gần đây, trên thị trường tài chính xuất hiện hình thức đầu tư bất động sản chia nhỏ thành chứng khoán. Tuy nhiên, cơ quan quản lý và chuyên gia nhận định, đây là mô hình mới ở Việt Nam, chưa được pháp luật quy định và thị trường cũng chưa sẵn sàng, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán vẫn duy trì tăng trưởng khá
Thị trường chứng khoán vẫn duy trì tăng trưởng khá

VOV.VN - Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, trong nửa đầu năm 2024, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch và thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Thị trường vẫn duy trì tăng trưởng khá, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng.

Thị trường chứng khoán vẫn duy trì tăng trưởng khá

Thị trường chứng khoán vẫn duy trì tăng trưởng khá

VOV.VN - Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, trong nửa đầu năm 2024, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch và thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Thị trường vẫn duy trì tăng trưởng khá, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng.

Lãi suất tăng có tạo nên “sóng gió” cho thị trường chứng khoán?
Lãi suất tăng có tạo nên “sóng gió” cho thị trường chứng khoán?

VOV.VN - Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ. Nhiều dự báo cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động có thể sẽ tăng, tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn và chưa ảnh hưởng lớn dòng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Lãi suất tăng có tạo nên “sóng gió” cho thị trường chứng khoán?

Lãi suất tăng có tạo nên “sóng gió” cho thị trường chứng khoán?

VOV.VN - Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ. Nhiều dự báo cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động có thể sẽ tăng, tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn và chưa ảnh hưởng lớn dòng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam.