Giá cà phê hôm nay 2/1: Cà phê trong nước tăng nhẹ
VOV.VN - Giá cà phê hôm nay 2/1, giá cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh vào ngày đầu tiên của năm 2024. Hiện giá cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên khoảng 68.200 đồng/kg. Tại thị trường thế giới, giá cà phê Robusta trên sàn London và cà phê Arabica trên sàn New York đồng loạt giảm.
Cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại
Giá cà phê trong nước sáng 2/1 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh vào ngày đầu tiên của năm 2024. Hiện giá cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên khoảng 68.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 68.400 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá khá cao với 68.300 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 68.400 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như: Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 67.500 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay được mua cao nhất; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức 68.400 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 68.500 đồng/kg.
Tại thị trường thế giới, đầu giờ sáng 2/1 (theo giờ Việt Nam), giá cà phê đang duy trì mức giá giảm trên 2 sàn giao dịch quốc tế. Trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta dao động ở mức 2.694 - 3.046 USD/tấn. Cụ thể, giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 1/2024 trên sàn London ở mức 3.046 USD/tấn, giảm 2,15%, tương đương 67 USD/tấn so cuối phiên trước.
Cùng thời điểm, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 3/2024 là 188,30 US cent/lb, giảm 4,90% tương đương 9,70 US cent/lb so với cuối phiên liền trước.
Thị trường cà phê thế giới Robusta cùng Arabica sụt giảm
Giá cà phê thế giới vào lúc 21h00 tối nay (1/1 - theo giờ Việt Nam) đang duy trì mức giá giảm trên 2 sàn giao dịch quốc tế.
Trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta dao động ở mức 3.046 - 3.095 USD/tấn. Cụ thể, giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 1/2024 trên sàn London ở mức 3.046 USD/tấn, giảm 2,15%, tương đương 67 USD/tấn so cuối phiên trước.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 3/2024 là 188,30 US cent/lb, giảm 4,90% tương đương 9,70 US cent/lb so với cuối phiên liền trước.
Giá cà phê trong nước tăng 100 - 200 đồng/kg
Giá cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đến cuối ngày 1/1 tiếp tục tăng so với phiên trước. Giá bán cà phê dao động trong khoảng 67.500 - 68.400 đồng/kg, giá bán trung bình ở mức 68.200 đồng/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê nhân xô sau khi tăng 100 đồng/kg trong phiên giao dịch 1/1, hiện giá bán đã tăng lên 67.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê ở huyện Cư M'gar; thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk hiện đang là 68.400 đồng/kg, sau khi tăng 200 đồng/kg so với đầu phiên 1/1.
Tại một số địa phương khác, giá cà phê cuối ngày hôm nay cũng tăng nhẹ so với đầu giờ sáng và so với phiên giao dịch gần nhất. Như ở Đắk Nông, cà phê đang có giá 68.400 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Hiện giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng ở mức 68.300 đồng/kg sau khi tăng 200 đồng/kg so với đầu giờ sáng 1/1.
Giá cà phê Robusta sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2024
Bộ Công Thương cho biết, năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta tăng mạnh. Thời điểm cuối năm, giá cà phê Robusta trên thế giới chạm đỉnh 28 năm do lo tồn kho ở mức thấp và tình trạng hạn chế bán ra.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt xấp xỉ 1,61 triệu tấn, trị giá 4,18 tỷ USD, giảm 9,6% về lượng, nhưng tăng 3,1% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2023 đạt mức 2.834 USD/tấn, tăng 14,1% so với năm 2022.
Dự báo năm 2024, ngành cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta sẽ duy trì ở mức cao, thậm chí có thể lập đỉnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống 1,6 – 1,7 triệu tấn, thấp hơn so với 1,78 triệu tấn niên vụ 2022/2023.
Năm 2024, ngành cà phê Việt Nam chú trọng nhiều giải pháp cho việc phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là việc đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR của EU. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp ngành cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.