Bác sỹ Việt Nam được quốc tế vinh danh trong công tác bảo vệ trẻ em

VOV.VN - Giải thưởng Health and Human Rights Award năm nay được trao cho 10 cá nhân đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Bác sỹ Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) đã vinh dự trở thành người Việt Nam duy nhất được tổ chức HealthRight Quốc tế vinh danh vì đã có những cống hiến to lớn trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

BS Nguyễn Trọng An phát biểu tại dễ vinh danh. (Ảnh: do nhân vật cung cấp)

HealthRight Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe và quyền con người. Hiện tổ chức này có 120 văn phòng đại diện trên 120 quốc gia trên thế giới.

Ngày 13/6 (giờ Việt Nam), HealthRight Quốc tế đã tổ chức lễ trao giải Health and Human Rights Award  năm 2017 tại New York, Hoa Kỳ. Trong lễ trao giải năm nay, có hơn 10 cá nhân đến từ các quốc gia trên thế giới được vinh danh trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các vấn đề nhân quyền.

Phát biểu tại lễ trao giải, TS. Peter S. Navario - Tổng giám đốc HealthRight ghi nhận những đóng góp của BS Nguyễn Trọng An, đại diện Việt Nam trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

"BS. An đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp Bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi, khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS. Năm 2008, khi chuyển về Bộ LĐ -TB-XH làm Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, BS An đã khởi xướng đề nghị bổ sung vào Bộ Luật Lao động 2012, kéo dài thời gian nghỉ đẻ của bà mẹ từ 4 tháng lên 6 tháng để trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; đấu tranh đảm bảo quyền được sống của trẻ em, mọi trẻ em Việt Nam đều có quyền được tiếp cận Vaccine có chất lượng và an toàn, hướng dẫn toàn dân phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em.

Sau khi về hưu, BS. An vẫn tiếp tục các hoạt động về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phối hợp với tổ chức HealthRight Quốc tế mở các khóa Đào tạo về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, công tác xã hội với trẻ em tại Hà Nội và các địa phương trên toàn quốc, khuyến nghị Chính phủ đưa vào Luật Trẻ em 2016, quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi, khuyết tật được chăm sóc thay thế, ưu tiên Chăm sóc nhận nuôi tại gia đình và cộng đồng( Foster Care) và quy định mọi trẻ em được chăm sóc cho sự phát triển toàn diện, ưu tiên trong những năm đầu đời. Luật đã được Quốc hội thông qua và nếu thực hiện tốt, hứa hẹn hàng triệu trẻ em Việt Nam sẽ được công bằng về cơ hội phát triển, được bình đẳng tiếp cận mọi dịch vụ về Y tế, dinh dưỡng, giáo dục và phúc lợi xã hội. Đây sẽ là sự đầu tư có hiệu quả nhất cho trẻ em, nhằm góp phần phá vỡ vòng đói nghèo và bất bình đẳng về cơ hội phát triển của con người Việt Nam qua nhiều thế hệ".

Bác sỹ Nguyễn Trọng An chia sẻ, ông sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Chăm sóc và Bảo vệ Trẻ em, các Bộ ngành liên quan trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong thời gian tới. BS An cho rằng sự vinh danh này thể hiện sự ghi nhận, cống hiến của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thực hiện quyền trẻ em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiên tai khiến hàng triệu trẻ em lâm vào hình thức lao động tồi tệ
Thiên tai khiến hàng triệu trẻ em lâm vào hình thức lao động tồi tệ

VOV.VN - Theo thống kê, từ năm 2000 đến nay, trên thế giới có khoảng 2,3 tỷ người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó có đến 60% là trẻ em.

Thiên tai khiến hàng triệu trẻ em lâm vào hình thức lao động tồi tệ

Thiên tai khiến hàng triệu trẻ em lâm vào hình thức lao động tồi tệ

VOV.VN - Theo thống kê, từ năm 2000 đến nay, trên thế giới có khoảng 2,3 tỷ người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó có đến 60% là trẻ em.

Nhói lòng trước những hình ảnh trẻ em ở Mosul (Iraq)
Nhói lòng trước những hình ảnh trẻ em ở Mosul (Iraq)

VOV.VN - Trẻ em luôn là đối tượng chịu thiệt thòi nhất vì chiến tranh, xung đột. Các em nhỏ ở Mosul, Iraq cũng không phải ngoại lệ.

Nhói lòng trước những hình ảnh trẻ em ở Mosul (Iraq)

Nhói lòng trước những hình ảnh trẻ em ở Mosul (Iraq)

VOV.VN - Trẻ em luôn là đối tượng chịu thiệt thòi nhất vì chiến tranh, xung đột. Các em nhỏ ở Mosul, Iraq cũng không phải ngoại lệ.