Một bộ phận thanh niên, sinh viên dễ bị lôi kéo, tác động qua mạng xã hội

VOV.VN - Một bộ phận sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về chính trị, văn hoá lối sống đang bị tác động tiêu cực và thiếu một bộ lọc cần thiết, nhất là với thông tin trên mạng xã hội. 

Đó là một trong những nội dung được nêu ra tại toạ đàm "Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM" do Ban Tuyên giáo Thành uỷ phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức sáng nay (6/11).

Tại toạ đàm, các đại biểu nên lên thực trạng hiện nay việc nhận thức và thực hành về đạo đức cũng như lý tưởng sống của thanh niên – trong đó có học sinh, sinh viên, vẫn còn nhiều lỗ hổng. Gần đây, bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng, lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên đang bị lên án nhưng biện pháp ngăn chặn thực sự hữu hiệu vẫn còn thiếu.

Bên cạnh đó, sự tác động mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, nhất là mạng xã hội khiến một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên bị tác động tiêu cực. Trong đó, nhiều thanh niên dễ có nhận thức lệch lạc về các vấn đề của đất nước, của xã hội khi tiếp nhận quá nhiều thông tin mà bản thân thì thiếu một “bộ lọc”cần thiết.

Do đó, nếu không được định hướng tích cực, kịp thời, đúng mực thì những biểu hiện đó sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của sinh viên, học sinh đối với đất nước, cộng đồng, xã hội, gia đình.

Thạc sĩ Nguyễn Minh Hải, Trưởng phòng Báo chí- xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM cho rằng, với tính thiết thực, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có vai trò rất tích cực đối với việc nâng cao lý tưởng và nhận thức của học sinh, sinh viên hiện nay.

Tuy nhiên trong giáo dục, cũng cần chọn lựa cách thức phù hợp, thực tế, tránh việc tổ chức mang tính hình thức, phong trào nhất thời. Việc tuyên truyền cần được nêu cả mặt tích cực và hạn chế nhưng phải có định hướng lý giải thuyết phục. Bên cạnh đó cũng cần nhiều môi trường, diễn đàn để thanh niên phát huy dân chủ, cởi mở và được định hướng.

Hiện trên địa bàn TP.HCM có 58 cơ sở giáo dục đại học, 376 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 2.341 cơ sở giáo dục từ cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông chuyên biệt. Số lượng đảng viên trong cơ sở giáo dục là hơn 36.800 đảng viên (chiếm 14,63% đảng viên toàn thành phố), trong đó giảng viên, giáo viên chiếm 72,04%; sinh viên chiến 8,6% và học sinh là 0,15%.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ sinh mất tích ở Hải Phòng nghi liên quan đến vụ lừa đảo trên mạng xã hội
Nữ sinh mất tích ở Hải Phòng nghi liên quan đến vụ lừa đảo trên mạng xã hội

VOV.VN - Các cơ quan chức năng huyện An Dương (Hải Phòng) đang khẩn trương tìm kiếm tung tích nữ sinh viên mất tích, nghi liên quan đến vụ lừa đảo trên mạng xã hội.

Nữ sinh mất tích ở Hải Phòng nghi liên quan đến vụ lừa đảo trên mạng xã hội

Nữ sinh mất tích ở Hải Phòng nghi liên quan đến vụ lừa đảo trên mạng xã hội

VOV.VN - Các cơ quan chức năng huyện An Dương (Hải Phòng) đang khẩn trương tìm kiếm tung tích nữ sinh viên mất tích, nghi liên quan đến vụ lừa đảo trên mạng xã hội.

Phát động chiến dịch sáng tạo nội dung, chống tin giả trên mạng xã hội
Phát động chiến dịch sáng tạo nội dung, chống tin giả trên mạng xã hội

VOV.VN - Với thông điệp “Tin trên mạng, tin cho đúng”, chiến dịch Tin kỳ vọng tạo nên một sân chơi lành mạnh, khuyến khích người sử dụng Internet tại Việt Nam có thể sáng tạo, sản xuất nội dung tích cực.

Phát động chiến dịch sáng tạo nội dung, chống tin giả trên mạng xã hội

Phát động chiến dịch sáng tạo nội dung, chống tin giả trên mạng xã hội

VOV.VN - Với thông điệp “Tin trên mạng, tin cho đúng”, chiến dịch Tin kỳ vọng tạo nên một sân chơi lành mạnh, khuyến khích người sử dụng Internet tại Việt Nam có thể sáng tạo, sản xuất nội dung tích cực.

ĐBQH: "Tổ chức quá nhiều các cuộc thi sắc đẹp gây lãng phí nguồn lực xã hội"
ĐBQH: "Tổ chức quá nhiều các cuộc thi sắc đẹp gây lãng phí nguồn lực xã hội"

VOV.VN - ĐBQH cho rằng, việc tổ chức quá nhiều các cuộc thi sắc đẹp nhưng ít mang tính giáo dục hoặc định hướng về thẩm mỹ, đã gây ra lãng phí mà chưa được các cơ quan chức năng quan tâm, xử lý.

ĐBQH: "Tổ chức quá nhiều các cuộc thi sắc đẹp gây lãng phí nguồn lực xã hội"

ĐBQH: "Tổ chức quá nhiều các cuộc thi sắc đẹp gây lãng phí nguồn lực xã hội"

VOV.VN - ĐBQH cho rằng, việc tổ chức quá nhiều các cuộc thi sắc đẹp nhưng ít mang tính giáo dục hoặc định hướng về thẩm mỹ, đã gây ra lãng phí mà chưa được các cơ quan chức năng quan tâm, xử lý.