Cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt tới 100 triệu đồng

VOV.VN - Đây là mức phạt tối đa với cá nhân vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi mức phạt đối với các tổ chức tối đa là 200 triệu đồng.

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Lực lượng chức năng kiểm tra một cơ sở sản xuất kinh doanh tại TP Vinh.

Nghị định này quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gồm: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Trong đó, Nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi:Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;...

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn thực phẩm trong trường học
Bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn thực phẩm trong trường học

VOV.VN - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ-CP trong đó có yêu cầu bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn thực phẩm và điều kiện nhà vệ sinh ở trường học.

Bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn thực phẩm trong trường học

Bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn thực phẩm trong trường học

VOV.VN - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ-CP trong đó có yêu cầu bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn thực phẩm và điều kiện nhà vệ sinh ở trường học.

An toàn thực phẩm sẽ “kích” tăng trưởng kinh doanh nông nghiệp
An toàn thực phẩm sẽ “kích” tăng trưởng kinh doanh nông nghiệp

VOV.VN - Những nông dân sản xuất nhỏ tại Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

An toàn thực phẩm sẽ “kích” tăng trưởng kinh doanh nông nghiệp

An toàn thực phẩm sẽ “kích” tăng trưởng kinh doanh nông nghiệp

VOV.VN - Những nông dân sản xuất nhỏ tại Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?
An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?

VOV.VN -Các chuyên gia cho rằng, nên để doanh nghiệp tự công bố chất lượng phù hợp quy định ATTP, còn quản lý Nhà nước chỉ tập trung công tác “hậu kiểm”

An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?

An toàn thực phẩm: Doanh nghiệp 'tiền kiểm', Nhà nước 'hậu kiểm'?

VOV.VN -Các chuyên gia cho rằng, nên để doanh nghiệp tự công bố chất lượng phù hợp quy định ATTP, còn quản lý Nhà nước chỉ tập trung công tác “hậu kiểm”

Vụ cà phê trộn pin: Cục An toàn thực phẩm lên tiếng
Vụ cà phê trộn pin: Cục An toàn thực phẩm lên tiếng

VOV.VN - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng những hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm hàng hóa như vụ cà phê trộn pin phải bị lên án mạnh mẽ.

Vụ cà phê trộn pin: Cục An toàn thực phẩm lên tiếng

Vụ cà phê trộn pin: Cục An toàn thực phẩm lên tiếng

VOV.VN - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng những hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm hàng hóa như vụ cà phê trộn pin phải bị lên án mạnh mẽ.