Có tiền nhàn rỗi, nên mua đất cắt lỗ dưới 1 tỷ đồng?

VOV.VN - Nhiều lô đất nền vùng nông thôn, đất vườn được rao bán với giá cắt lỗ trên dưới 1 tỷ đồng, khách hàng băn khoăn có nên đầu tư trong lúc chờ thị trường “ấm” lên?

Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến đầu năm 2022, nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra các cơn "sốt đất". Giá đất nền ở vùng ven đô, đất vườn bị thổi lên mức quá cao, không đúng với giá trị thực.

Hiện nay, khi thị trường trầm lắng, giá đất nền tại các khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong đó, xu hướng giảm mạnh càng rõ rệt từ nhiều tháng nay.

Đơn cử, một lô đất 300 m2 ở xã Thạch Hòa (Thạch Thất, Hà Nội) hiện được rao bán với giá 950 triệu đồng. Lô đất có 30m2 đất ở và 270 m2 đất vườn. Được biết, lô đất này hồi giữa năm 2021 được giao dịch mua bán với mức giá 1,35 tỷ đồng. Đến nay, sau 2 lần hạ giá, lô đất đã giảm tới 400 triệu đồng.

Tương tự một mảnh đất ở xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình có diện tích 800 m2 (trong đó 50m2 đất ở và hơn 750m2 đất trồng cây lâu năm) đang được rao bán với giá 1,3 tỷ đồng, tương đương 1,6 triệu đồng/m2. Mức giá này theo chủ đất đã giảm gần 300 triệu đồng so với đầu năm 2022.

Trên các hội nhóm, các trang mua bán bất động sản, khách hàng có thể tìm thấy nhiều lô đất nền vùng nông thôn hay đất vườn được rao bán với mức giá khá rẻ, chỉ vài trăm đến trên dưới 1 tỷ đồng/lô. 

Điều này khiến nhiều người băn khoăn việc có nên mua đất cắt lỗ đang có giá rất hợp túi tiền hay không?

Trả lời câu hỏi này, nhiều chuyên gia tư vấn, thời điểm này chỉ nên mua những lô đất có pháp lý đầy đủ và ở những địa phương có tiềm năng về hạ tầng, quy hoạch.

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, đất ở nông thôn tuy giá rẻ nhưng giá trị sử dụng chưa cao, đặc biệt là tính đô thị hóa chậm hơn so với khu vực trung tâm của các thành phố lớn.

Tuy nhiên, theo ông Điệp, lợi thế đất ở nông thôn là mặt pháp lý thường có sổ đỏ và vốn để đầu tư chỉ khoảng 1 tỉ đồng có thể mua được vài trăm m2 hoặc có thể nhiều hơn. Với những tỉnh có sẵn tiềm năng về mặt hạ tầng thì đất ở nông thôn là một trong những loại hình được nhà đầu tư ở trong tỉnh đó và kể cả những nhà đầu tư tỉnh khác quan tâm.

“Mặc dù giá đất đang xuống nhưng để mua tích trữ tài sản thì nhà đầu tư cũng nên cân nhắc tính thanh khoản về sau để tránh bị chôn vốn”, ông Điệp khuyên.

Cũng theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, lãi vay vẫn neo cao, người mua chỉ nên sử dụng tiền nhàn rỗi. Nếu tài chính có khoảng 80% là tiền tiết kiệm, 20% vay mượn người thân, thì có thể xuống tiền những lô đất cắt lỗ trên dưới 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cần phải kiểm tra thật kỹ tính pháp lý của lô đất như: đã có sổ đỏ chưa, có "dính" quy hoạch gì không, đất được xây nhà có các quy chuẩn gì?

Bên cạnh đó, nếu muốn về ở thì cần xem miếng đất mua đã có đủ điều kiện để xây nhà chưa? Ví dụ: kết nối điện, nước, rác thải, xả thải, đường xá (giao thông) đã sẵn sàng chưa? Ngoài ra, cần kiểm tra xem môi trường sống và tiện ích tối thiểu như chợ, trường học, bệnh viện, siêu thị tại khu vực lô đất hoặc gần đó như thế nào?

Bà Trương Lệ Tâm, Quản lý Kinh Doanh của Batdongsan.com.vn, cảnh báo, thị trường thứ cấp đang xuất hiện làn sóng xả hàng "ngộp". Nhiều tài sản chưa chuẩn pháp lý cần bán gấp hay đuối vốn cần thoát hàng sẽ có giá mềm hơn giá thị trường. Tuy nhiên, không ít trong số đó là những quảng cáo mang tính “làm màu” để tạo tương tác. Mốt số rao bán chỉ xem như cắt lời, chưa thực sự bán lỗ hay chạm giá gốc.  

Chính vì vậy, bà Tâm khuyến nghị, khi đi săn hàng cắt lỗ, người mua cần tỉnh táo xem xét sản phẩm có nên mua vào hay không, tránh ham rẻ mà mua sản phẩm không phù hợp. Nên chọn mua các sản phẩm có tính thanh khoản cao và có khả năng khai thác ngay như nhà riêng, nhà phố và căn hộ hoàn thiện. Những bất động sản đầu cơ, tính thương mại thấp sẽ có thanh khoản kém nên cần thận trọng. Nếu săn căn hộ, nhà phố thì bên cạnh pháp lý, cũng cần kiểm tra chất lượng nhà, tiện ích đi kèm để tránh trường hợp mua giá rẻ nhưng tốn chi phí sửa sang và thiếu tiện ích, an ninh khi sinh sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong Quý I
Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong Quý I

VOV.VN - Các doanh nghiệp bất động sản trong Quý I vẫn gặp rất nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng kinh doanh có thời hạn đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong Quý I

Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong Quý I

VOV.VN - Các doanh nghiệp bất động sản trong Quý I vẫn gặp rất nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng kinh doanh có thời hạn đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam thu nhập thấp nhưng vì sao giá bất động sản lại tăng cao?
Việt Nam thu nhập thấp nhưng vì sao giá bất động sản lại tăng cao?

VOV.VN - Hiện thị trường bất động sản vẫn phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng và đổ vào phân khúc mang tính đầu cơ. Các chuyên gia cho rằng, cần nắn dòng vốn vào những khu vực ưu tiên, tránh kích "bong bóng" bất động sản; và mấu chốt là tạo dựng lại niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Việt Nam thu nhập thấp nhưng vì sao giá bất động sản lại tăng cao?

Việt Nam thu nhập thấp nhưng vì sao giá bất động sản lại tăng cao?

VOV.VN - Hiện thị trường bất động sản vẫn phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng và đổ vào phân khúc mang tính đầu cơ. Các chuyên gia cho rằng, cần nắn dòng vốn vào những khu vực ưu tiên, tránh kích "bong bóng" bất động sản; và mấu chốt là tạo dựng lại niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tác động từ chính sách tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản
Tác động từ chính sách tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

VOV.VN - Thị trường bất động sản cả nước đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, mất cân đối cung cầu. Cùng với nhiều vướng mắc về pháp lý, thì tình trạng “khát vốn” cũng là điểm chung mà cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đang gặp phải.

Tác động từ chính sách tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

Tác động từ chính sách tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

VOV.VN - Thị trường bất động sản cả nước đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, mất cân đối cung cầu. Cùng với nhiều vướng mắc về pháp lý, thì tình trạng “khát vốn” cũng là điểm chung mà cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đang gặp phải.