Các địa phương kiểm soát nội bất xuất, ngoại bất nhập với dịch tả lợn

VOV.VN- Phun thuốc khử trùng môi trường, lập chốt kiểm dịch... là các biện pháp mà các địa phương triển khai quyết liệt để đối phó dịch tả lợn châu Phi.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường, lập chốt kiểm dịch, rải và rắc vôi bột xung quanh các ổ dịch đã và đang được các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội và các địa phương có dịch tả lợn châu Phi, chỉ đạo quyết liệt để khống chế dịch bệnh và ngăn chặn lây lan.

Đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 3 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên; xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh và 1 ổ dịch mới nhất tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.

Rắc vôi bột, phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường tại ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội.

“Nội bất xuất, ngoại bất nhập” không để gia súc vận chuyển ra vào vùng dịch, các lực lượng liên ngành của phường Ngọc Thụy ứng tực tại các chốt ngăn chặn và hạn chế các phương tiện ra vào ổ dịch ở Đầm Nấm.

Anh Nguyễn Thành Chung, dân quân phường Ngọc Thụy nói: “Các lực lượng gồm công an, quân sự, dân quân trực suốt ngày đêm và chia ra 3 ca là sáng, chiều và tối. Mỗi ca trực có 3 người trực tại chốt, kiểm soát không để lợn vận chuyển ra vào vùng dịch và hạn chế người vào vùng dịch tránh dịch lây lan”.

Cùng với lực lượng thú y tăng cường từ quận Long Biên và thành phố, chính quyền phường Ngọc Thụy triển khai đồng bộ các phương án phòng chống, ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi, trong đó đảm bảo vệ sinh môi trường được ưu tiên hàng đầu.

Theo ông Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, quan trọng nhất hiện nay là giải pháp để dập dịch, ngăn chặn bệnh lây lan trên diện rộng. Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân về sự nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Vận động người chăn nuôi cam kết “5 không”: không giấu dịch, không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn.

Ông Nguyễn Quốc Văn nói: “Với khu vực này, trong vòng 30 ngày tuyệt đối không để người dân tiêu thụ lợn mắc bệnh. Cùng với đó hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch để được hỗ trợ từ Nhà nước”.

Chốt kiểm tra ở ổ dịch Đầm Nấm - Ngọc Thụy, Hà Nội.

Để người chăn nuôi yên tâm khai báo khi lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các địa phương cần chủ động ngân sách từ nguồn dự phòng hỗ trợ kịp thời cho bà con. Cụ thể, sau 5 ngày lợn bị tiêu hủy, chính quyền phải hỗ trợ tiền để bà con yên tâm, trước mắt, thực hiện hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn hơi.

Đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang, cần chủ động thực hiện ngay các giải pháp phòng bệnh, chăn nuôi theo hướng sinh học gắn với việc xây dựng liên kết chuỗi từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, tổ chức tiêm phòng các loại vaccine để tạo miễn dịch, chủ động khống chế bùng phát dịch; tổ chức diễn tập phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại một số huyện để chủ động ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. (Minh Long/VOV1)

Trong khi đó, Tiền Giang cũng đang chủ động phòng chống dịch tả Châu Phi bảo vệ 600.000 con lợn. Nhất là khi, địa bàn có nhiều tuyến giao thông thủy, bộ trọng yếu của khu vực như: quốc lộ 1A, quốc lộ 60, quốc lộ 50,  kênh Chợ Gạo… nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh tả Châu Phi trên đàn lợn rất cao.

Do đó, các ngành, các địa phương đang tăng cường  công tác tuyên truyền, tập huấn về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tổ chức  kiểm tra, giám sát việc mua bán, vận chuyển đàn lợn hàng nghìn con ra vào địa phương mỗi ngày; tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi. Ngoài ra lực lượng chức năng tổ chức  kiểm tra việc thực hiện cam kết của các quán ăn, nhà hàng về việc không sử dụng thịt lợn chưa rõ nguồn gốc.

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại cầu Mỹ Lợi (Thị xã Gò Công) và xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành); kiểm tra giám sát 32 cơ sở giết mổ lợn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. (Nhật Trường/VOV-ĐBSCL)

Còn tại Quảng Bình, các ban nghành chức năng đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện, xâm nhập vào địa bàn. Địa phương này đã đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí vaccine, hóa chất, bộ test nhanh phát hiện dịch tả lợn để làm tốt công tác phòng ngừa.

Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển.
Phun hóa chất khử trùng cho đàn lợn.

Theo đó, lực lượng Thú y và các địa phương tỉnh Quảng Bình tăng cường kiểm tra, giám sát phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn qua địa bàn tỉnh; Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc; Tăng cường kiểm soát, giám sát phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến.

Ông Mai Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, đến thời điểm hiện tại bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa xuất hiện trên địa bàn. Tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao.

Tỉnh Quảng Bình hiện có khoảng 280.000 con lợn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nghành chăn nuôi của tỉnh. Địa phương đã ứng trước hơn 2.700 lít hóa chất tiêu độc khử trùng các loại để chủ động phòng chống dịch bệnh.

“Vấn đề quan trọng nhất là chưa có vaccine tiêm phòng, do đó tất cả các biện pháp là để ngăn chặn, biện pháp quan trọng nhất mà Quảng Bình xác định là kiểm soát khâu vận chuyển, kiểm soát lợn từ ngoại tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có dịch. Cung ứng cho các địa phương lượng hóa chất, vôi bột khử trùng, tiêm phòng một số loại vắc xin phòng một số bệnh khác để tăng sức đề kháng cho vật nuôi”, ông Mai Văn Minh nói./. (Thanh Tuấn/VOV-Miền Trung)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thủ phủ” nuôi lợn miền Bắc điêu đứng vì dịch tả lợn châu Phi
“Thủ phủ” nuôi lợn miền Bắc điêu đứng vì dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Dịch tả lợn châu Phi khiến người nuôi lợn tại vùng quê Bình Lục, Hà Nam, nơi được coi là “thủ phủ” nuôi lợn ở miền Bắc, đứng ngồi không yên vì lợn ế ẩm.

“Thủ phủ” nuôi lợn miền Bắc điêu đứng vì dịch tả lợn châu Phi

“Thủ phủ” nuôi lợn miền Bắc điêu đứng vì dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Dịch tả lợn châu Phi khiến người nuôi lợn tại vùng quê Bình Lục, Hà Nam, nơi được coi là “thủ phủ” nuôi lợn ở miền Bắc, đứng ngồi không yên vì lợn ế ẩm.

Hòa Bình là địa phương thứ 8 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Hòa Bình là địa phương thứ 8 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Xóm Cát, xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vừa ghi nhận xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.

Hòa Bình là địa phương thứ 8 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Hòa Bình là địa phương thứ 8 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Xóm Cát, xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vừa ghi nhận xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.

Các tỉnh khẩn trương triển khai ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi
Các tỉnh khẩn trương triển khai ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Các điạ phương nhanh chóng khoanh vùng khu vực lợn chế để tiêu độc khử trùng. Tuyên truyền để người dân không mua bán vận chuyển ăn thịt lợn chết

Các tỉnh khẩn trương triển khai ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi

Các tỉnh khẩn trương triển khai ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Các điạ phương nhanh chóng khoanh vùng khu vực lợn chế để tiêu độc khử trùng. Tuyên truyền để người dân không mua bán vận chuyển ăn thịt lợn chết

Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 9 tỉnh, thành phố
Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 9 tỉnh, thành phố

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến khó lường vì nguồn lây đa dạng, chưa có thuốc chữa.

Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 9 tỉnh, thành phố

Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 9 tỉnh, thành phố

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến khó lường vì nguồn lây đa dạng, chưa có thuốc chữa.