Cận cảnh 3 cây sưa trăm tuổi tại đình Quán Giá, Hà Nội

VOV.VN - Nằm trong khuôn viên đình Quán Giá (thôn 5, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội), 3 cây sưa trên trăm tuổi, thân cây to bằng hai người ôm.

Đình Quán Giá xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994. Trong khuôn viên đình Quán Giá, có rất nhiều cây sưa được trồng và chăm sóc
Trong số đó có 3 cây sưa quý, tuổi đời hàng trăm năm. Người lớn tuổi trong làng cũng không biết chính xác tuổi đời của cây, chỉ bảo rằng: "từ nhỏ đã thấy 3 cây sưa to lớn đứng trước đình".
Thời điểm gỗ sưa sốt giá, nhiều người săn lùng dẫn đến xuất hiện tình trạng cưa trộm gỗ sưa. 
Để bảo vệ loại cây có giá trị lớn này, chính quyền đã lập chốt để phối hợp với người dân trông giữ, bảo vệ 3 cây sưa quý này.
Trong số 3 cây sưa, có 1 cây to nhất từng được thương lái ngã giá 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, do không thống nhất được giữa cơ quan chức năng và người mua nên chưa được thực hiện.
Theo thời gian 2 trong số 3 cây có dấu hiệu mục nát, tán thưa dần. Người dân làng Yên Sở phải dùng bê tông để bịt lỗ hổng ở thân cây, nhằm hạn chế tình trạng mối mục.
Nhiều cành cây chết khô, các loại nấm phát triển.
Cây còn lại phát triển rất tốt, cành lá sum suê.
Cây gỗ sưa này cũng có chiều cao khoảng gần 15m, thân cây có đường kính khoảng gần 1m, tán cây rộng, lá xanh tốt. Dấu vết một cành sưa bị cưa trộm vài năm trước được người dân vá bằng bê tông.
Cây sưa bị cưa phần ngọn, phần lá cây xanh tốt hiện tại là do mầm cây mọc lên.
Khoảng 10 năm trở lại đây, gỗ sưa được coi như báu vật, giá bán đắt hơn vàng ròng. Sưa lớn, sưa bé đều được thương lái lùng mua ráo riết. Loại lõi nhỏ có giá bán 3-5 trăm ngàn đồng/kg, loại lâu năm có giá 40-50 triệu đồng/kg. Cũng chính vì vậy mà người dân ở thôn 5 quý cây sưa và ví như vàng ròng.
Thương lái thu mua sau đó xuất sang Trung Quốc.
Một số cây sưa nhỏ mới được người dân trồng trước khuôn viên của đình.
Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, thủ từ đình Quán Giá thì người dân nơi đây vẫn thường xuyên trông nom, bảo vệ cây gỗ sưa và không có nguyện vọng bán cây. Đồng thời, cây sưa cũng thuộc khu di tích cấp quốc gia nên vấn đề cắt cành, mua bán không thuộc chức năng của người dân địa phương./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bán cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội: Kiểm lâm hướng dẫn khai thác đúng luật
Bán cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội: Kiểm lâm hướng dẫn khai thác đúng luật

VOV.VN - Kiểm lâm Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể để người dân thôn Phụ Chính có thể khai thác cây sưa đỏ có giá trị trăm tỷ theo đúng quy định của pháp luật.

Bán cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội: Kiểm lâm hướng dẫn khai thác đúng luật

Bán cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội: Kiểm lâm hướng dẫn khai thác đúng luật

VOV.VN - Kiểm lâm Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể để người dân thôn Phụ Chính có thể khai thác cây sưa đỏ có giá trị trăm tỷ theo đúng quy định của pháp luật.

Hàng nghìn đêm thức trắng để trông 3 cây sưa hàng chục tỷ đồng
Hàng nghìn đêm thức trắng để trông 3 cây sưa hàng chục tỷ đồng

VOV.VN - Lo ngại sưa đỏ bị cưa trộm, công an xã Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đã lập chốt bảo vệ 3 cây sưa hàng trăm tuổi, thay nhau trông cả ngày lẫn đêm.

Hàng nghìn đêm thức trắng để trông 3 cây sưa hàng chục tỷ đồng

Hàng nghìn đêm thức trắng để trông 3 cây sưa hàng chục tỷ đồng

VOV.VN - Lo ngại sưa đỏ bị cưa trộm, công an xã Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đã lập chốt bảo vệ 3 cây sưa hàng trăm tuổi, thay nhau trông cả ngày lẫn đêm.