Chủ tịch Phường nhận con nuôi, thân nhân cháu bé muốn "đòi" lại

VOV.VN -Những ngày qua, dư luận có nhiều quan điểm xung quanh việc Chủ tịch phường 9 TP Cà Mau nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và thân nhân muốn nhận lại.

Trong những ngày qua, dư luận Cà Mau có nhiều quan điểm tranh luận xung quanh vụ việc “Bà H.H.N. - Chủ tịch phường 9, TP Cà Mau nhận nuôi đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và những người được cho là thân nhân của đứa trẻ muốn nhận lại con mình”. Tranh luận về tình, về lý chưa có hồi kết.

Có người đồng cảm cho “thân nhân” đứa trẻ, có người ủng hộ bà Chủ tịch phường. Cùng sự quan tâm của dư luận, ông Phạm Quốc Sử Ths. Luật học, Trưởng phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Sở Tư Pháp Cà Mau) cho rằng, hành vi bỏ con của người mẹ là vi phạm pháp luật. Còn để nhận lại được người con, những người được cho là cha mẹ của đứa trẻ phải dựa vào tình, chứ về lý thì bà Chủ tịch Phường được quyền nuôi dưỡng.

Ông Phạm Quốc Sử khẳng định, về quy định pháp luật thì bà N. được bảo hộ quyền nuôi con.

Hành vi bỏ rơi con trẻ là vi phạm pháp luật

Theo ông Sử, Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/11/1989 đã xác lập hệ thống các nguyên tắc cơ bản là mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng trước cũng như sau khi ra đời. “Các bậc cha mẹ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình, cung cấp cho các em cơm ăn, áo mặc…”. Còn Điều 6, Luật Trẻ em quy định, nghiêm cấm hành vi bỏ rơi con.

Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...”. Ngoài ra, Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về “xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em” thể hiện rõ, hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh sẽ bị xử phạt hành chính từ 10-15 triệu đồng.

Ông Phạm Quốc Sử nhấn mạnh: "Có nghĩa là người mẹ từ bỏ con trong bất cứ trường hợp nào. Đặc biệt là hành vi bỏ rơi con mình khi mới sinh ra là hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt pháp luật".

Ông Sử đặt thêm vấn đề, chưa nói đến hoàn cảnh cụ thể bỏ rơi con thế nào, tại sao bỏ rơi con nhưng giả định: “Nếu đứa trẻ bị bỏ rơi dẫn đến tử vong”, thì sao? Khi đó, không còn là phạm vi xử phạt hành chính mà là vi phạm pháp luật hình sự theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Như vậy, những “thân nhân” của đứa trẻ có dám thừa nhận đứa trẻ bị bỏ rơi đó là con, cháu của mình hay không"?

Kiện ra tòa để giải quyết vấn đề gì?

Để giải quyết vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, bên “người thân” của đứa trẻ cần kiện ra tòa, để được cơ quan có thẩm quyền chứng minh, đứa bé đúng là con, cháu của mình. Trong trường hợp này, sự kiện tranh chấp là việc “nhận nuôi con nuôi” hay là việc “truy nhận cha cho con”? Cần xác định rõ vấn đề này, đồng thời làm rõ nghĩa vụ pháp lý của các bên khi tham gia các quan hệ pháp luật tại Tòa án, nếu vụ việc được khởi kiện tại tòa.

Hiện bà N. Chủ tịch phường chỉ xác lập quyền nuôi dưỡng thông qua thủ tục nhận nuôi con nuôi và không yêu cầu thực hiện thủ tục tố tụng truy nhận cha cho con vì đây là quyền của người mẹ ruột của đứa trẻ khi bị cha từ chối. Nếu người cha đề nghị truy nhận cha cho con khi đã bị mẹ ruột đứa trẻ từ chối mới làm phát sinh sự kiện pháp lý dẫn đến việc tranh chấp làm cơ sở để Tòa án giải quyết. Như vậy, nếu bà N. từ chối đề nghị của người cha về xét nghiệm ADN của cháu bị bỏ rơi thì pháp luật điều chỉnh như thế nào? Vì bà Chỉ tịch phường không có nghĩa vụ phải thực hiện theo đề nghị của người cha.

Trường hợp xét nghiệm AND cho kết quả người cha có cùng huyết thống với đứa trẻ bị bỏ rơi thì Tòa án có xem đây là căn cứ pháp lý để tuyên giao đưa trẻ cho người cha nuôi dưỡng hay không?

Theo ông Phạm Quốc Sử, nếu xét về mặt quy định pháp luật không có căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi của bà Như. Nói cách khác, Tòa án giải quyết phải căn cứ theo quy định của pháp luật, mà Luật Nuôi con nuôi bảo hộ quyền nuôi đứa trẻ của bà Chủ tịch phường.

"Bà N. đã được pháp luật xác lập một cách đầy đủ tư cách là mẹ nuôi. Vậy, pháp luật sẽ bảo hộ quyền lợi cho bà và bà không bị khước từ trong bất cứ trường hợp nào. Cũng không có thể chế, pháp lý nào hiện có thể khước từ quyền nuôi dưỡng đứa trẻ của bà N. khi bà không có yêu cầu".

Ông Phạm Quốc Sử cho rằng, trong vấn đề này, những người được cho là người thân và muốn nhận lại đứa trẻ, phải giải quyết dựa trên mặt tình cảm, chứ căn cứ vào quy định pháp luật thì bà Chủ tịch phường không thể bị cơ quan có thẩm quyền nào tuyên buộc tước đi quyền nuôi dưỡng đứa trẻ./.

Bà H.H.N. - Chủ tịch Phường nhận con nuôi: “Tôi coi đứa trẻ như ruột thịt của mình. Tôi chưa biết họ có phải là người thân thật sự của đứa trẻ hay không. Khi chứng minh được rồi, phải xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng để đứa trẻ phát triển như thế nào tôi mới giao con.”

- Bà N.K.H. - người nhận là bà nội đứa trẻ bị bỏ rơi: “Con cái tôi dại dột. Tụi nhỏ đã biết sai nên gia đình chúng tôi rất mong muốn có cơ hội sửa sai. Chúng tôi mong được nhận lại cháu mình và đang làm tất cả để hy vọng chị N. có thể thương tình giao đứa bé”.

Vào đầu tháng 1 vừa qua, người dân phường 9, TP Cà Mau phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ rơi. Sau đó, bà N, Chủ tịch phường 9 đã lập thủ tục nhận bé làm con nuôi đúng theo quy định pháp luật. Đến ngày 26/2 vừa qua, gia đình bà H. đến gặp bà N. xưng là người thân của đứa trẻ và đề nghị nhận lại cháu về nuôi dưỡng nhưng bà N. không đồng ý. Đến hiện tại, vụ việc vẫn chưa kết thúc và gia đình bà H. đã có đơn gửi UBND phường 9 đề nghị giải quyết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngọc Sơn bức xúc vì bị chê nhận nhiều con nuôi
Ngọc Sơn bức xúc vì bị chê nhận nhiều con nuôi

VOV.VN - Giọng ca 47 tuổi cho biết, anh cảm thấy rất buồn khi bị nhận xét là người dễ dãi, tùy tiện, gặp ai cũng nhận làm con nuôi.

Ngọc Sơn bức xúc vì bị chê nhận nhiều con nuôi

Ngọc Sơn bức xúc vì bị chê nhận nhiều con nuôi

VOV.VN - Giọng ca 47 tuổi cho biết, anh cảm thấy rất buồn khi bị nhận xét là người dễ dãi, tùy tiện, gặp ai cũng nhận làm con nuôi.

Con nuôi có được hưởng tài sản thừa kế hay không?
Con nuôi có được hưởng tài sản thừa kế hay không?

VOV.VN - Mẹ nuôi tôi mất thì tôi có được hưởng tài sản thừa kế của bà hay không?

Con nuôi có được hưởng tài sản thừa kế hay không?

Con nuôi có được hưởng tài sản thừa kế hay không?

VOV.VN - Mẹ nuôi tôi mất thì tôi có được hưởng tài sản thừa kế của bà hay không?

Tăng cường giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới
Tăng cường giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 03/CT-TTg yêu cầu tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới.  

Tăng cường giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới

Tăng cường giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 03/CT-TTg yêu cầu tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới.