Bộ Giáo dục Thái Lan sẽ tuyển 20.000 giáo viên tiếng Anh và tiếng Trung bản ngữ

VOV.VN - Bộ Giáo dục Thái Lan đang có kế hoạch tuyển dụng 10.000 giáo viên bản ngữ nói tiếng Anh và 10.000 giáo viên bản ngữ nói tiếng Trung để cải thiện trình độ thông thạo ngôn ngữ của học sinh Thái Lan

Phát biểu tại cuộc họp do Hiệp hội các trường quốc tế Thái Lan tổ chức hôm qua (11/9), Bộ trưởng Giáo dục Nataphol Teepsuwan cho biết, ông đã yêu cầu Đại sứ quán một số quốc gia nói tiếng Anh tìm giáo viên có thể dạy tiếng Anh và các môn học khác bằng ngôn ngữ này cho học sinh Thái Lan, đây là một phần trong các chương trình hợp tác giữa chính phủ với chính phủ.

Ông Nataphol cho biết, có khoảng 7.000 giáo viên nước ngoài tại các trường học ở Thái Lan, nhưng như vậy chưa đáp ứng được nỗ lực nâng cấp hệ thống giáo dục. Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan nhận định, thời điểm tốt nhất để học một ngôn ngữ mới là từ ngay sau khi sinh đến 7 tuổi, đối với học sinh học nghề, việc tăng cường trình độ tiếng Anh của họ cũng rất quan trọng vì Thái Lan đã đặt mục tiêu là trung tâm đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. 


Do vậy, Bộ Giáo dục Thái Lan đã đưa ra kế hoạch nâng cấp các tiết học tiếng Anh từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học phổ thông, tuy nhiên, giai đoạn đầu của dự án sẽ tập trung vào giáo dục mầm non và giáo dục nghề nghiệp.


Bộ Giáo dục Thái Lan cũng có kế hoạch tuyển dụng 10.000 giáo viên bản ngữ nói tiếng Trung để dạy tiếng Trung cho sinh viên Thái Lan. Bộ trưởng Giáo dục Nataphol cho biết, nội các Thái Lan đã dành quỹ cho kế hoạch này, tiếng Trung được cho cũng là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất để học. Với việc Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc toàn cầu, việc biết ngôn ngữ này ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với lực lượng lao động tương lai của Thái Lan.


Bên cạnh mục tiêu tuyển dụng giáo viên bản ngữ, Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan cũng cho biết thêm, Bộ này đã đặt mục tiêu cắt giảm một nửa số trường công lập trên toàn quốc xuống còn 15.000 trường bằng cách sáp nhập các trường nhỏ, ít học sinh và tiêu chuẩn kém với các trường chất lượng cao hơn gần đó. Làm như vậy sẽ có thể kết hợp nhân sự và nguồn lực, nâng cấp tiêu chuẩn giảng dạy và thu hẹp khoảng cách chất lượng. Bộ Giáo dục Thái Lan cũng sẽ cải tiến chương trình giảng dạy để trang bị cho học sinh các kỹ năng cho thế kỷ 21 bằng cách áp dụng các phương pháp, cách tiếp cận được các trường quốc tế sử dụng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên Hợp Quốc cảnh báo “thảm họa thế hệ” về giáo dục do Covid-19
Liên Hợp Quốc cảnh báo “thảm họa thế hệ” về giáo dục do Covid-19

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 4/8 cảnh báo, thế giới phải đối mặt với “thảm họa thế hệ” giáo dục do trường học đóng cửa vì Covid-19.

Liên Hợp Quốc cảnh báo “thảm họa thế hệ” về giáo dục do Covid-19

Liên Hợp Quốc cảnh báo “thảm họa thế hệ” về giáo dục do Covid-19

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 4/8 cảnh báo, thế giới phải đối mặt với “thảm họa thế hệ” giáo dục do trường học đóng cửa vì Covid-19.

Nhiều nước Arab áp dụng giáo dục từ xa phòng dịch covid-19
Nhiều nước Arab áp dụng giáo dục từ xa phòng dịch covid-19

VOV.VN -Qatar và UAE bắt đầu áp dụng hệ thống giáo dục từ xa trong bối cảnh các trường học và đại học phải đóng cửa do dịch covid-19. 

Nhiều nước Arab áp dụng giáo dục từ xa phòng dịch covid-19

Nhiều nước Arab áp dụng giáo dục từ xa phòng dịch covid-19

VOV.VN -Qatar và UAE bắt đầu áp dụng hệ thống giáo dục từ xa trong bối cảnh các trường học và đại học phải đóng cửa do dịch covid-19. 

4.000 trẻ em tại Tripoli, Libya bị tước quyền giáo dục
4.000 trẻ em tại Tripoli, Libya bị tước quyền giáo dục

VOV.VN - UNICEF hôm nay cho biết, ít nhất 4.000 trẻ em ở phía Nam Thủ đô Tripoli của Libya đã bị tước quyền giáo dục do cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra.

4.000 trẻ em tại Tripoli, Libya bị tước quyền giáo dục

4.000 trẻ em tại Tripoli, Libya bị tước quyền giáo dục

VOV.VN - UNICEF hôm nay cho biết, ít nhất 4.000 trẻ em ở phía Nam Thủ đô Tripoli của Libya đã bị tước quyền giáo dục do cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra.