Đã tìm ra “thủ phạm” khiến nước sinh hoạt bốc mùi ở Hà Nội

VOV.VN - Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng nước thải sinh hoạt ở Hà Nội bốc mùi là do đổ trộm dầu thải.

Trả lời phóng viên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)  Hoàng Văn Thức cho biết, “Những ngày qua chất lượng nước ở phía Tây Hà Nội có bốc mùi, gây xôn xao dư luận. Ngay lập tức chúng tôi đã trao đổi với sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và có những thông tin về nguyên nhân ban đầu. Cụ thể, theo sở TNMT Hòa Bình, ở vùng thượng lưu Sông Đà nơi cung cấp nguồn nước cho nhà máy xử lý nước sạch cung cấp cho Hà Nội có con suối Trâm chảy ra kênh nơi dẫn nước vào nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên theo phản ánh của người dân phát hiện có 1 xe tải 2,5 tấn lớn đã đổ trộm dầu thải vào khu vực này thuộc địa bàn xã Phúc Tiến, Phú Minh”, ông Thức thông tin. Đây là thông tin ban đầu từ Hòa Bình.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)  Hoàng Văn Thức.

Ngay sau đó nhà máy xử lý nước thải đã phát hiện trên mặt kênh dẫn vào nhà máy có lớp váng dầu và đã thuê công nhân vớt dầu loang trên mặt kênh dẫn, hiện tại đã được thu gom và lấy mẫu nước kiểm tra phân tích. 

“Hiện tại công tác đang điều tra làm rõ việc đổ trộm và nguyên nhân chính thức gây ra việc bốc mùi. Nước Sông Đà đầu nguồn là nguồn nước rất quan trọng việc cung cấp cho rất đông dân cư ở Hà Nội. Chúng tôi cũng yêu cầu các cơ quan có phương án phòng ngừa và khuyến cáo với các địa phương cần cảnh giác cao độ trong vấn đề này và nhiều lĩnh vực khác”, ông Thức cho biết thêm.

Một cư dân chung cư HH Dương Nội chụp ảnh nước máy cấp cho căn hộ nhà chị.

Ông Thức cho biết thêm “sáng 14/9, Tổng cục Môi trường đã cử đoàn kiểm tra  của Cục Bảo vệ Môi trường miền Bắc phối hợp với sở để điều tra nguyên nhân, hiện đang chờ kết quả từ các cơ quan chức năng,...nếu doanh nghiệp biết nước ô nhiễm mà vẫn cung cấp cho người dân thì phải chịu trách nhiệm”.

Trước đó như VOV.VN đã đưa, từ ngày 8, 9/10 tại khu vực rộng lớn phía Tây Hà Nội đã phát hiện nước sinh hoạt bốc mùi khó chịu. Đến chiều qua (11/10), Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu nước tại một số điểm trên trục cấp nước sạch Sông Đà như Trạm Tây Mỗ, khu vực Công viên Hòa Bình…để mang đi xét nghiệm, nhưng đến hôm nay vẫn chưa công bố kết quả khiến người dân hoang mang.

Trước hiện tượng nước bốc mùi khó chịu, ngày 11/10, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty CP Viwaco đều xác nhận có sự việc này.

Theo ông Cao Hải Tháp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco), đơn vị cung cấp nước sạch cho biết, ngày 11/10, đoàn liên ngành đã đến nhà máy nước sạch sông Đà để lấy mẫu, mùi ở nguồn đã giảm gần hết, hầu như không còn nữa. Đoàn cũng tổ chức lấy mẫu nước tại một số điểm trên trục cấp nước sạch Sông Đà như Trạm Tây Mỗ, khu vực Công viên Hòa Bình…".

Người dân khu chung cư HH Dương Nội và Xuân Mai Dương Nội cho biết, nước khu này vừa bẩn đục, vừa có mùi.

Ông Tháp cho nói: "Sau khi tiếp nhận phản ánh từ người dân, chúng tôi đã lấy mẫu nước gửi lên nhà máy và các cơ quan có liên quan để xem nguyên nhân do đâu, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Hiện tại, chúng tôi đang chờ kết quả cuối cùng từ các đơn vị này. Ngay khi có kết quả sẽ công bố cho người dân được biết”, ông Tháp nói.

Đại diện đoàn kiểm tra liên ngành nhận định có thể trong quá trình vận hành đơn vị sản xuất đã sử dụng lượng clo quá quy chuẩn. Tuy nhiên, ông cho hay nguyên nhân chính thức phải đợi kết quả kiểm tra của Trung tâm kiểm soát bệnh tật.

Trong khi đó, ông Vũ Đức Toản - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà khẳng định, nhà máy nước sạch sông Đà đang vận hành bình thường theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Trao đổi với phóng viên về sự việc trên, một chuyên gia về ngành nước khẳng định, trách nhiệm về sự cố nước có mùi lạ đầu tiên phải thuộc về đơn vị cung cấp nước.

Về nguyên nhân của sự việc, vị chuyên gia này cho rằng, “Nếu Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà khẳng định đang cung cấp nước bình thường, không có mùi thì cần tiến hành lấy mẫu nước ở phân đoạn ống, tuyến người dân phát hiện có mùi để đi kiểm tra”.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, có thể do đường ống bị vỡ, hở ở đâu đó gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Nước bị bẩn lẫn đất, có mùi không bình thường. Còn nếu trên diện rộng thì phải kiểm tra kỹ nơi cung cấp nước vào đầu tuyến.

“Còn trường hợp người dân nói nước “có mùi khét như cao su” thì cơ quan chức năng cần đến tận nơi khu vực đó ghi nhận và lấy mẫu. Có thể do người dân vẫn bị ám ảnh bởi vụ cháy ở công ty Rạng Đông nên tâm lý lo sợ và bị ám ảnh. Cho nên, để người dân an tâm, đỡ hoang mang thì cần nhanh chóng công bố nguyên nhân cho người dân biết”, vị chuyên gia khẳng định.

Viwaco sử dụng nước mặt Sông Đà cung cấp 300.000 m3 nước sạch/ngày/đêm cho các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Trì với khoảng gần 70.000 hộ dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội khốn khổ vì nước có mùi lạ: Chất bẩn từ đầu nguồn nước sông Đà?
Hà Nội khốn khổ vì nước có mùi lạ: Chất bẩn từ đầu nguồn nước sông Đà?

Từ tối 8/10, người dân quanh khu vực đầu nguồn nước, gần nhà máy nước sông Đà (tỉnh Hòa Bình) phát hiện có nhiều dầu lạ đổ ra khu vực này, bốc mùi khó chịu.

Hà Nội khốn khổ vì nước có mùi lạ: Chất bẩn từ đầu nguồn nước sông Đà?

Hà Nội khốn khổ vì nước có mùi lạ: Chất bẩn từ đầu nguồn nước sông Đà?

Từ tối 8/10, người dân quanh khu vực đầu nguồn nước, gần nhà máy nước sông Đà (tỉnh Hòa Bình) phát hiện có nhiều dầu lạ đổ ra khu vực này, bốc mùi khó chịu.

Nước sinh hoạt bốc mùi ở Hà Nội: Sau dầu thải sẽ là gì nữa?
Nước sinh hoạt bốc mùi ở Hà Nội: Sau dầu thải sẽ là gì nữa?

VOV.VN -Sự vào cuộc thận trọng nhưng chậm chạp của chính quyền Hà Nội, quy trình sản xuất nước sạch lỏng lẻo, nguồn nước dễ dàng bị "xâm hại” khiến người dân lo lắng.

Nước sinh hoạt bốc mùi ở Hà Nội: Sau dầu thải sẽ là gì nữa?

Nước sinh hoạt bốc mùi ở Hà Nội: Sau dầu thải sẽ là gì nữa?

VOV.VN -Sự vào cuộc thận trọng nhưng chậm chạp của chính quyền Hà Nội, quy trình sản xuất nước sạch lỏng lẻo, nguồn nước dễ dàng bị "xâm hại” khiến người dân lo lắng.

Nước sạch bốc mùi: Lượng Clo tồn dư nguy hiểm cho sức khỏe ra sao?
Nước sạch bốc mùi: Lượng Clo tồn dư nguy hiểm cho sức khỏe ra sao?

VOV.VN -Một số người dân đang sống tại chung ở Hà Nội hiện đang vô cùng lo lắng cho sức khỏe khi nước máy nhà họ bốc mùi clo nồng nặc, khó chịu.

Nước sạch bốc mùi: Lượng Clo tồn dư nguy hiểm cho sức khỏe ra sao?

Nước sạch bốc mùi: Lượng Clo tồn dư nguy hiểm cho sức khỏe ra sao?

VOV.VN -Một số người dân đang sống tại chung ở Hà Nội hiện đang vô cùng lo lắng cho sức khỏe khi nước máy nhà họ bốc mùi clo nồng nặc, khó chịu.

Nước sinh hoạt bốc mùi: Sao biết “nước sạch” đã bẩn mà nỡ bán cho dân?
Nước sinh hoạt bốc mùi: Sao biết “nước sạch” đã bẩn mà nỡ bán cho dân?

VOV.VN -Trong sự cố nước bốc mùi, không chỉ là lời xin lỗi, mà cần phải có sự kiểm tra, xử lý quyết liệt. Không thể mang sức khỏe ra để làm trò đùa với “may rủi”

Nước sinh hoạt bốc mùi: Sao biết “nước sạch” đã bẩn mà nỡ bán cho dân?

Nước sinh hoạt bốc mùi: Sao biết “nước sạch” đã bẩn mà nỡ bán cho dân?

VOV.VN -Trong sự cố nước bốc mùi, không chỉ là lời xin lỗi, mà cần phải có sự kiểm tra, xử lý quyết liệt. Không thể mang sức khỏe ra để làm trò đùa với “may rủi”

Không nên lạm dụng quá nhiều clo khi khử khuẩn nước sinh hoạt
Không nên lạm dụng quá nhiều clo khi khử khuẩn nước sinh hoạt

VOV.VN - Không nên lạm dụng quá nhiều clo khi khử khuẩn nước mà dùng vừa đủ để đảm bảo nước không có mùi và không gây những tác dụng không mong muốn.

Không nên lạm dụng quá nhiều clo khi khử khuẩn nước sinh hoạt

Không nên lạm dụng quá nhiều clo khi khử khuẩn nước sinh hoạt

VOV.VN - Không nên lạm dụng quá nhiều clo khi khử khuẩn nước mà dùng vừa đủ để đảm bảo nước không có mùi và không gây những tác dụng không mong muốn.

Bộ Tài nguyên Môi trường lên tiếng về dự án du lịch Tam Đảo II
Bộ Tài nguyên Môi trường lên tiếng về dự án du lịch Tam Đảo II

VOV.VN - Theo Bộ TN&MT đây là dự án nhạy cảm nên quá trình thẩm định cẩn thận, chặt chẽ, đã phối hợp các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện. 

Bộ Tài nguyên Môi trường lên tiếng về dự án du lịch Tam Đảo II

Bộ Tài nguyên Môi trường lên tiếng về dự án du lịch Tam Đảo II

VOV.VN - Theo Bộ TN&MT đây là dự án nhạy cảm nên quá trình thẩm định cẩn thận, chặt chẽ, đã phối hợp các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện. 

“Dầu lẫn vào trong nguồn nước mà không có thiết bị lọc rất khó xử lý”
“Dầu lẫn vào trong nguồn nước mà không có thiết bị lọc rất khó xử lý”

VOV.VN -Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, dầu một khi phân tán vào nước sẽ tạo ra mùi khó chịu. Việc lọc nước bị nhiễm dầu khó hơn so với lọc loại vật chất khác.

“Dầu lẫn vào trong nguồn nước mà không có thiết bị lọc rất khó xử lý”

“Dầu lẫn vào trong nguồn nước mà không có thiết bị lọc rất khó xử lý”

VOV.VN -Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, dầu một khi phân tán vào nước sẽ tạo ra mùi khó chịu. Việc lọc nước bị nhiễm dầu khó hơn so với lọc loại vật chất khác.

Nước sạch có mùi lạ, Hà Nội “không vội”, dân lo lắng, bất an
Nước sạch có mùi lạ, Hà Nội “không vội”, dân lo lắng, bất an

VOV.VN -Sau cuộc kiểm tra chóng vánh của liên ngành xây dựng - y tế TP Hà Nội chiều ngày 12/10, nguyên nhân sự cố nước sạch bốc “mùi lạ” vẫn chưa được làm rõ.

Nước sạch có mùi lạ, Hà Nội “không vội”, dân lo lắng, bất an

Nước sạch có mùi lạ, Hà Nội “không vội”, dân lo lắng, bất an

VOV.VN -Sau cuộc kiểm tra chóng vánh của liên ngành xây dựng - y tế TP Hà Nội chiều ngày 12/10, nguyên nhân sự cố nước sạch bốc “mùi lạ” vẫn chưa được làm rõ.

Cận cảnh con suối bị “đầu độc” bởi dầu thải gần nhà máy nước Sông Đà
Cận cảnh con suối bị “đầu độc” bởi dầu thải gần nhà máy nước Sông Đà

VOV.VN - Con suối Khại dẫn nước cho nhà máy nước sạch Sông Đà (xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình) bị nhiễm bẩn do dầu thải đổ vào đầu nguồn.

Cận cảnh con suối bị “đầu độc” bởi dầu thải gần nhà máy nước Sông Đà

Cận cảnh con suối bị “đầu độc” bởi dầu thải gần nhà máy nước Sông Đà

VOV.VN - Con suối Khại dẫn nước cho nhà máy nước sạch Sông Đà (xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình) bị nhiễm bẩn do dầu thải đổ vào đầu nguồn.