Hàng nghìn người dự hội thi đấu bò đầu xuân ở Điện Biên mùng 2 Tết

VOV.VN - Hội thi đấu bò Điện Biên Đông năm nay thu hút 74 chủ bò đến từ nhiều xã của huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) và nhiều xã lân cận của huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La).

Hội thi đấu bò trong dịp đầu xuân năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở huyện vùng cao Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Hội thi năm nay không chỉ thu hút đông đảo người dân, du khách đến dự hội mà số lượng chủ bò tham gia thi đấu cũng tăng lên, địa phương lân cận như Sơn La cũng tham dự.

Dù sáng 11/2 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán), Hội xuân Giáp Thìn 2024 của huyện Điện Biên Đông và hội thi đấu bò lần thứ 8 mới chính thức khai mạc, song các chủ bò tham dự thi đấu đã có mặt từ trước đó nhiều ngày.

Anh Giàng A Phệnh, một chủ bò thi đấu đến từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La chia sẻ, sau nhiều năm chỉ đến xem thi đấu, năm nay anh quyết định mua bò, chăm sóc kỹ lưỡng để tham gia dự thi. Bò đấu của anh là giống bò Lào, có thân hình vạm vỡ, các cơ bắp chắc khỏe, sừng cong, dài.

Để đảm bảo cho bò có sức khỏe tốt trước khi vào đấu, anh cùng nhiều thí sinh khác đã dựng lều bạt che chắn gió cho vật đấu, tăng cường thức ăn, xoa bóp và làm tâm lý cho bò trước khi vào trận chính thức.

Hội thi đấu bò Điện Biên Đông năm nay thu hút 74 chủ bò đến từ nhiều xã của huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) và nhiều xã lân cận của huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La).

Ông Vừ A Chứ, chủ bò đấu đến từ bản Tìa Ló, xã Noong U, huyện Điện Biên Đông, chia sẻ, tham dự hội thi đấu bò, ngoài việc muốn tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp đầu xuân năm mới cho mọi người, các chủ bò tham dự hội thi còn tranh thủ chia sẻ những kiến thức trong thực tế về chăn nuôi. Từ đó giúp nâng cao kiến thức chăm sóc vật nuôi, tạo thêm điều kiện về phát triển kinh tế.

Thi đấu bò trong dịp đầu xuân năm mới từ lâu đã trở thành nét văn hóa ở vùng cao Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Năm nay, hội thi đấu bò lần thứ 8 tiếp tục thu hút đông đảo sự tham gia của người dân và du khách. Theo ban tổ chức, ước tính số lượng người đến dự hội là khoảng 10.000 người đến xem và cổ vũ hội thi.

Chị Lan Anh, du khách đến từ thành phố Điện Biên Phủ chia sẻ, hội thi đấu bò thực sự rất cuốn hút và xứng đáng là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong dịp đầu xuân.

"Lần đầu tiên đến tham dự hội đấu bò của Điện Biên Đông, tôi thấy không khí rất vui, rất đông người đến tham dự, nhiều cặp bò thi đấu rất hăng, hấp dẫn. Một ngày đầu năm mới mà có hội xuân vui như vậy thì chắc chắn tôi sẽ còn quay lại tham dự vào năm sau và năm sau nữa", chị Lan Anh chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Tăng, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết, hội thi đấu năm nay, Ban tổ chức tiếp tục đấu chọi bằng hình thức thi đấu theo cặp, loại trực tiếp và tính thời gian để chọn ra bò thắng cuộc. Sự vào cuộc ngay của các con bò dự thi đã đem đến những giây phút thi đấu gay cấn, những trận đấu hay, miếng đánh đẹp mắt cho người xem.

Để tạo thuận lợi cho các chủ bò đến dự thi, ngoài tiền thưởng thì địa phương cũng hỗ trợ tiền vận chuyển bò để khuyến khích người dân tham gia thi đấu vào năm sau. Từ đó tiếp tục đưa hội thi đấu bò trở thành nét văn hóa riêng có của địa phương trong dịp đầu xuân năm mới.

"Ngoài đấu bò, vẫn còn nhiều hoạt động vui xuân khác. Tuy nhiên đấu bò gắn liền với phong tục tập quán của bà con nhân dân ở đây. Chúng tôi nhân rộng việc này ra hàng năm tổ chức và muốn rằng đây là một tiềm năng lợi thế của huyện Điện Biên Đông, duy trì được hoạt động này sẽ trở thành một điểm du lịch, chuỗi hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên trên bản đồ du lịch của tỉnh", ông Nguyễn Văn Tăng cho biết.

Được hình thành từ lâu trong các lễ hội của cộng đồng nhân dân các dân tộc trên địa bàn, tuy nhiên, những năm gần đây, nét văn hóa đấu bò mới được thực sự quan tâm chú trọng, gìn giữ. Từ đó không chỉ tôn vinh những hộ gia đình nuôi bò giỏi mà còn tạo điều kiện cho các hộ gia đình chăn nuôi bò trên địa bàn được giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi bò, thúc đẩy người dân hăng hái lao động sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình để giảm nghèo nhanh và bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?
Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?

VOV.VN - Tết Nguyên đán - Tết cổ truyền mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội và điều kiện sống của người dân.

Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?

Tết xưa - Tết nay: Sự thay đổi tất yếu hay đáng lo ngại?

VOV.VN - Tết Nguyên đán - Tết cổ truyền mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội và điều kiện sống của người dân.

Sức mạnh và khát vọng Việt Nam
Sức mạnh và khát vọng Việt Nam

VOV.VN - "Rồng", linh vật biểu tượng của uy quyền, thịnh vượng. Nhưng, Rồng còn là biểu tượng của tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. “Rồng Việt”.

Sức mạnh và khát vọng Việt Nam

Sức mạnh và khát vọng Việt Nam

VOV.VN - "Rồng", linh vật biểu tượng của uy quyền, thịnh vượng. Nhưng, Rồng còn là biểu tượng của tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. “Rồng Việt”.

Hùng ca đại ngàn - Vang vọng thanh âm từ đại ngàn
Hùng ca đại ngàn - Vang vọng thanh âm từ đại ngàn

VOV.VN - Văn hóa dân gian là vốn quý, là kho trí tuệ của cả dân tộc. Và sử thi Tây Nguyên là viên ngọc lấp lánh trong kho tàng đa sắc ấy, được trao truyền, tiếp nối từ đời này sang đời khác, để mỗi ngày lại nhân lên những giá trị…

Hùng ca đại ngàn - Vang vọng thanh âm từ đại ngàn

Hùng ca đại ngàn - Vang vọng thanh âm từ đại ngàn

VOV.VN - Văn hóa dân gian là vốn quý, là kho trí tuệ của cả dân tộc. Và sử thi Tây Nguyên là viên ngọc lấp lánh trong kho tàng đa sắc ấy, được trao truyền, tiếp nối từ đời này sang đời khác, để mỗi ngày lại nhân lên những giá trị…