Gia tăng nhà báo lạm quyền, cửa quyền

Ông Thuận Hữu nêu rõ: Tình trạng nhà báo lạm quyền - cửa quyền ngày càng gia tăng; vẫn còn hiện tượng nhà báo lợi dụng vị trí và công việc để vụ lợi cá nhân.

Hội nghị toàn quốc “Quán triệt thực hiện Luật Báo chí 2016, Triển khai góp ý sửa đổi, bổ sung Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam” vừa được Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức sáng nay, 14/7/2016, tại Hà Nội.

Tham dự Hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, cùng gần 500 đại biểu gồm các lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan báo chí ở 63 tỉnh, thành phố...

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cho biết: “Luật Báo chí (sửa đổi) 2016 được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016 và Chủ tịch nước công bố ngày 29/4/2016, có hiệu lực từ 1/1/2017; đã nhận được sự quan tâm, hoan nghênh của những người làm báo và toàn xã hội.

Luật Báo chí 2016 sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, là chỗ dựa cho người làm báo để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ xã hội và nhân dân tốt hơn”.

Luật Báo chí 2016 có 6 chương 61 điều, trong đó 32 điều mới 29 điều sửa đổi. Điểm cốt yếu nhất của Luật này là khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân, đảm bảo quyền tiếp nhận thông tin và quyền được thông tin của xã hội. Luật cũng quy định rõ, cụ thể những điều báo chí không được làm; quy định trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí, việc cải chính trên báo chí khi đưa tin sai; luật hóa các quy định bắt buộc về đạo đức người làm báo.

Cũng theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, những năm qua, những người làm báo Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng và các cấp chính quyền với nhân dân, phê phán đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng tiêu cực, tệ nạn xã hội,... góp phần dự báo, đón đầu các xu thế phát triển của xã hội. Song bên cạnh đó, có thể nhận thấy những biến đổi tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp người làm báo đang diễn ra ngày càng phức tạp, cho thấy dấu hiệu tha hóa trong một bộ phận người làm báo.

Đó là hiện tượng nhà báo thông tin sai sự thật, thiếu trách nhiệm, không kiểm chứng, chụp giật, bóp méo sự thật... Tình trạng nhà báo lạm quyền - cửa quyền ngày càng gia tăng; vẫn còn hiện tượng nhà báo lợi dụng vị trí và công việc để vụ lợi cá nhân, làm trái pháp luật.

Theo Điều 8 Luật Báo chí 2016, một trong những nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam là ban hành, tổ chức thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Thực hiện Chương trình hoạt động toàn khóa của Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa X và kế hoạch công tác năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT triển khai đến các cấp hội từ trung ương đến địa phương việc quán triệt Luật Báo chí 2016 và góp ý bổ sung.

Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. 2 nội dung chính của đợt sinh hoạt này gồm: Quán triệt cho hội viên Luật Báo chí, những điểm mới so với luật cũ; Phát động các hội viên, cấp ngành, tầng lớp nhân dân góp ý sửa đổi Quy định cho phù hợp Luật Báo chí và các quy định hiện hành.

Thời gian tổ chức triển khai quán triệt Luật Báo chí 2016 và lấy ý kiến sửa đổi Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam diễn ra trong 5 tháng từ tháng 5 – hết tháng 9/2016.“Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đặc biệt đề cao vai trò trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

Hội Nhà báo Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí, các địa phương để tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về việc thực hiện những nội dung đã được luật hóa đối với hoạt động báo chí, về thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

Đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu đậm bằng nhiều loại hình báo chí, bằng nhiều hình thức về Luật Báo chí 2016 cũng như Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động báo chí”, Chủ tịch Thuận Hữu nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự thảo Luật Báo chí sao lại không điều chỉnh trang tin điện tử?
Dự thảo Luật Báo chí sao lại không điều chỉnh trang tin điện tử?

VOV.VN - Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần điều chỉnh cả những trang tin điện tử, trang mạng xã hội.

Dự thảo Luật Báo chí sao lại không điều chỉnh trang tin điện tử?

Dự thảo Luật Báo chí sao lại không điều chỉnh trang tin điện tử?

VOV.VN - Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần điều chỉnh cả những trang tin điện tử, trang mạng xã hội.

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta
Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta

VOV.VN - Luật Báo chí sửa đổi lần này còn có những ý kiến khác nhau về một số điều khoản, nội dung, nội hàm cũng như kỹ thuật soạn thảo văn bản, kết cấu, câu chữ.

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Báo chí ở nước ta

VOV.VN - Luật Báo chí sửa đổi lần này còn có những ý kiến khác nhau về một số điều khoản, nội dung, nội hàm cũng như kỹ thuật soạn thảo văn bản, kết cấu, câu chữ.

Năm 2016 sẽ hoàn thiện Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)
Năm 2016 sẽ hoàn thiện Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

VOV.VN-Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi); đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới.

Năm 2016 sẽ hoàn thiện Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

Năm 2016 sẽ hoàn thiện Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

VOV.VN-Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi); đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội: Luật Báo chí bỏ trống trang tin điện tử là không ổn
Chủ tịch Quốc hội: Luật Báo chí bỏ trống trang tin điện tử là không ổn

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm và cho rằng “nói có Nghị định rồi và Luật Báo chí không bao vùng này là không ổn”.

Chủ tịch Quốc hội: Luật Báo chí bỏ trống trang tin điện tử là không ổn

Chủ tịch Quốc hội: Luật Báo chí bỏ trống trang tin điện tử là không ổn

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm và cho rằng “nói có Nghị định rồi và Luật Báo chí không bao vùng này là không ổn”.

Luật Báo chí (sửa đổi): Tạo hành lang pháp lý để báo chí phát triển
Luật Báo chí (sửa đổi): Tạo hành lang pháp lý để báo chí phát triển

VOV.VN -Nhiều quy định của Luật Báo chí đã thiếu tính khả thi, cần phải sửa đổi để đáp ứng với tình hình hiện nay và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

Luật Báo chí (sửa đổi): Tạo hành lang pháp lý để báo chí phát triển

Luật Báo chí (sửa đổi): Tạo hành lang pháp lý để báo chí phát triển

VOV.VN -Nhiều quy định của Luật Báo chí đã thiếu tính khả thi, cần phải sửa đổi để đáp ứng với tình hình hiện nay và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?
Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

VOV.VN - Trước khi trở thành nhà báo, một người phải có ít nhất 3 năm làm phóng viên, tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật dường như lại bỏ quên lực lượng phóng viên này.

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

VOV.VN - Trước khi trở thành nhà báo, một người phải có ít nhất 3 năm làm phóng viên, tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật dường như lại bỏ quên lực lượng phóng viên này.