Giám sát CSGT nhưng phải bảo vệ được hình ảnh của lực lượng chức năng

VOV.VN - Người dân có quyền giám sát cảnh sát giao thông bằng cách ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên, việc này cần thực hiện đúng quy định.

Từ hôm nay (15/1), Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự ATGT chính thức có hiệu lực. Theo đó, người dân có quyền giám sát cảnh sát giao thông bằng cách ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên, việc này cần thực hiện đúng quy định.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn tài xế tại Bến xe miền Đông.

Theo Thông tư 67 thì người dân được giám sát với 5 hình thức là: Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ; thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. 

Ngoài ra người dân có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ, giám sát ở ngoài khu vực bảo đảm trật tự và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Người dân khi giám sát CSGT cần lưu ý một số vấn đề.

Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, quy định của Thông tư 67 là nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trật tự ATGT. Uỷ ban ATGT Quốc gia đánh giá rất cao tinh thần cầu thị của ngành công an, giúp cho người có thông tin đầy đủ hơn, minh bạch hơn hoạt động của lực lượng chức năng. Việc người dân tham gia giám sát là góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết và sự ủng hộ đối với quá trình thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng. Song song đó là giúp cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tốt hơn.

Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT quốc gia.

Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng cũng lưu ý người dân cần tuân thủ một số quy định khi giám sát: "Lưu ý là trong quá trình giám sát là phải đảm bảo đúng quy định, không ảnh hưởng đến hoạt động của lực lượng chức năng. Đảm bảo thông tin minh bạch nhưng phải bảo vệ được hình ảnh uy tín, hiệu quả, hiệu lực của lực lượng chức năng"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Lái xe đúng luật, có bị CSGT yêu cầu dừng kiểm tra nồng độ cồn?
Lái xe đúng luật, có bị CSGT yêu cầu dừng kiểm tra nồng độ cồn?

VOV.VN -Nhiều người tham gia giao thông thắc mắc trong trường hợp không vi phạm luật an toàn giao thông có bị CSGT giữ lại kiểm tra nồng độ cồn hay không?

 Lái xe đúng luật, có bị CSGT yêu cầu dừng kiểm tra nồng độ cồn?

Lái xe đúng luật, có bị CSGT yêu cầu dừng kiểm tra nồng độ cồn?

VOV.VN -Nhiều người tham gia giao thông thắc mắc trong trường hợp không vi phạm luật an toàn giao thông có bị CSGT giữ lại kiểm tra nồng độ cồn hay không?

Mỗi ngày có khoảng 500 lái xe bị xử lý vi phạm nồng độ cồn
Mỗi ngày có khoảng 500 lái xe bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

VOV.VN -Nghị định 100 đang được đánh giá là liều thuốc mạnh để trị căn bệnh nhờn luật, khi vấn nạn tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia ngày càng tăng.

Mỗi ngày có khoảng 500 lái xe bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

Mỗi ngày có khoảng 500 lái xe bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

VOV.VN -Nghị định 100 đang được đánh giá là liều thuốc mạnh để trị căn bệnh nhờn luật, khi vấn nạn tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia ngày càng tăng.

TPHCM: Gần 15 ngày xử phạt nồng độ cồn, hàng trăm người bị phạt kịch khung
TPHCM: Gần 15 ngày xử phạt nồng độ cồn, hàng trăm người bị phạt kịch khung

VOV.VN -Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Công an TP HCM cho biết, sau gần 15 ngày áp dụng Nghị định 100 đã xử lý hơn 400 trường hợp vi phạm.

TPHCM: Gần 15 ngày xử phạt nồng độ cồn, hàng trăm người bị phạt kịch khung

TPHCM: Gần 15 ngày xử phạt nồng độ cồn, hàng trăm người bị phạt kịch khung

VOV.VN -Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Công an TP HCM cho biết, sau gần 15 ngày áp dụng Nghị định 100 đã xử lý hơn 400 trường hợp vi phạm.