“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?

VOV.VN - Người dân cho rằng lý do tài sản của họ trôi cả xuống sông là vì xả lũ và cát tặc nhưng chính quyền TP.Hòa Bình và Tổng cục PCTT bác bỏ điều này.

Khoảng 18h ngày 30/7, lần lượt 9 ngôi nhà ven sông Đà ở tổ 25-26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đổ sụp hoàn toàn xuống sông,10 ngôi nhà sập một phần, 9 nhà khác có dấu hiệu bị nứt nẻ và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cần di dời.
Khoảng hơn 100 người dân đã được sơ tán đến vùng an toàn, UBND TP Hòa Bình đã triển khai phương án chuyển các nhà dân đến khu tái định cư mới.
Người dân cho rằng, do nhiều lần thủy điện xả lũ gây xói mòn bờ sông nên nhiều nhà có hiện tượng sụt lún, nứt nẻ. Họ cũng nghi ngờ một số bến cát dọc bờ sông Đà bồi ra bờ sông đã lấn dòng chảy, khi nước sông dâng cao, chảy xiết sẽ gây xói mòn, hở hàm ếch bờ sông. Những căn nhà xây dựng trên bờ sông cũng vì thế mà nứt nẻ, sụt lún.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, nguyên nhân cụ thể chưa được xác định, nhưng ông Sơn phủ nhận nguyên nhân thủy điện Hòa Bình đóng cửa xả, nước ở hạ lưu rút nhanh kéo theo nhiều đất đá khiến nhà dân bị sạt trượt.

Liên quan đến việc này, văn bản số 36 của UBND phường Đồng Tiến phát đi ngày 30/7 lại xác định một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở nhà cửa tại tổ 22,25 và 26 là do "xả lũ sông Đà năm 2018".

Được biết, năm 2017, 22 hộ dân ở tổ 25-26 trong khu đất dự án được vận động di dời. Cũng trong năm 2017, người dân cho hay, khi thủy điện Hòa Bình xả tới 8 cửa đáy, nhà cửa mới chỉ bị nứt tường vài chỗ.

Còn ông Nguyễn Thanh Huy, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết, nguyên nhân ban đầu xác định là do mưa lũ. Đồng thời ông cũng cho rằng, việc sạt lở trên không liên quan đến những đồn đoán do "cát tặc".

Ghi nhận của PV VOV.VN gần hiện trường, cách không xa vị trí 9 nhà dân sụt xuống sông Đà, có ít nhất 2 bến khai thác cát.
 
Trong chuyến thị sát thực địa tại khu vực sạt lở, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT đánh giá nguyên nhân sạt lở và ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng, giao thông, trước mắt điều tra các vị trí nguy hiểm cũng như đánh giá toàn tuyến để đề ra các giải pháp khắc phục, kiến nghị với địa phương bố trí lại dân cư. (Ảnh: VGP)

Chạy dọc ven sông Đà hiện còn hàng trăm căn nhà khác lơ lửng trước miệng "hà bá".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội kỷ niệm 10 năm mở rộng: Niềm vui chưa trọn ở phía Tây thành phố
Hà Nội kỷ niệm 10 năm mở rộng: Niềm vui chưa trọn ở phía Tây thành phố

VOV.VN - Trong những ngày này, Thủ đô Hà Nội đang vui mừng kỷ niệm những thành tựu sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008 - 1/8/2018).

Hà Nội kỷ niệm 10 năm mở rộng: Niềm vui chưa trọn ở phía Tây thành phố

Hà Nội kỷ niệm 10 năm mở rộng: Niềm vui chưa trọn ở phía Tây thành phố

VOV.VN - Trong những ngày này, Thủ đô Hà Nội đang vui mừng kỷ niệm những thành tựu sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008 - 1/8/2018).

Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình
Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình

VOV.VN -Thông tin ban đầu cho biết: có khoảng 28 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 5 nhà bị ảnh hưởng nặng. 1 nhà ở Hòa Bình trôi sông hoàn toàn.

Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình

Cận cảnh “hà bá” sông Đà nuốt nhà dân ở Hòa Bình

VOV.VN -Thông tin ban đầu cho biết: có khoảng 28 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 5 nhà bị ảnh hưởng nặng. 1 nhà ở Hòa Bình trôi sông hoàn toàn.