Hà Nội cần huy động các sáng kiến xanh để ứng phó với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Hà Nội hiện đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu gây ra.

Với mong muốn huy động các sáng kiến xanh nhằm chia sẻ các giải pháp cho mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) cùng TP Hà Nội, ngày hôm nay 13/8, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo “Huy động các sáng kiến xanh cho Hà Nội – Từ câu chuyện của Seoul đến các sáng kiến địa phương" do Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&learn) và tổ chức ICLEI (Chính quyền địa phương hành động vì mục tiêu phát triển bền vững) tổ chức. 

Hội thảo “Huy động các sáng kiến xanh cho Hà Nội – Từ câu chuyện của Seoul đến các sáng kiến địa phương".

Đây là 1 trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ hoạt động của các dự án “Cam kết thành phố tham vọng” và “Không khí sạch, thành phố xanh”, với sự tham dự các chuyên gia quốc tế từ Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và đại diện của các đại sứ quán, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức xã hội, hội thảo tập trung vào các lĩnh vực: Cải thiện chất lượng không khí; Quy hoạch đô thị - xây dựng; Sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững; Quy hoạch đô thị - giao thông; Quản lý chất thải.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Bùi Duy Cường cho biết, cùng với quá trình đô thị hóa và mở rộng TP, Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới. 
Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Bùi Duy Cường.
"Hà Nội hiện đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu gây ra với tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng ngày càng tăng, nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại, phố thành sông mỗi khi mưa lớn kéo dài. Trong khi đó, việc quy hoạch phát triển thành phố còn chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép các giải pháp giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu và hạn chế trong hiểu biết của các cộng đồng dân cư về biến đổi khí hậu đang là những thách thức không nhỏ đối với thành phố Hà Nội”, ông Bùi Duy Cường
Theo thống kê, số dân cư sống tại Hà Nội năm 2019 đã lên tới 8,05 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm trên 40%. Toàn địa bàn TP Hà Nội có 10 khu công nghiệp, trên 1300 làng nghề, 5,4 triệu xe gắn máy, và 550 ngàn xe ôtô, thành phố này mỗi ngày tiêu thụ ước tính trên 60 triệu Kwh điện, hàng triệu lít xăng dầu, gánh chịu 6500 tấn rác thải sinh hoạt…Đây chính là những nguồn chính phát thải gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Toàn cảnh Hội thảo.
Để ứng phó với những thách thức trên, Hà Nội đã có những bước đi cụ thể trong đó có việc tham gia vào dự án “Cam kết thành phố tham vọng” từ tháng 10/2017. Dự án này thực hiện với mục tiêu kêu gọi các thành phố lớn ở Đông Nam Á (bước đầu là 3 quốc gia: Philippines, Indonesia và Việt Nam) tham gia cam kết về việc “cắt giảm lượng khí thải nhà kính” và hỗ trợ các đô thị này nghiên cứu thành lập các chương trình hành động cụ thể. 
Đồng thời dự án này cũng mong muốn tăng cường vai trò, sự tham gia của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương trong việc ứng phó với BĐKH. Các mục tiêu trên cũng phù hợp với Dự án “Không khí sạch, thành phố xanh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ và do Live&Learn điều phối. Dự án này hướng tới một môi trường trong lành và khỏe mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó bao gồm mục tiêu tăng cường hành động, thúc đẩy sáng kiến, giải pháp không khí sạch, thành phố xanh.
Chia sẻ tại hội thảo, Giáo sư Youngsoo Choi (Giáo sư, khoa nghiên cứu khí hậu và môi trường, Đại học Sookmyung, nguyên Giám đốc Khí hậu và Giám đốc Chất lượng Không khí của Chính quyền Thành phố Seoul) cho biết, ở Seoul để đối phó với Biến đổi khí hậu, ban đầu cũng không đơn giản.
Giáo sư Youngsoo Choi (Giáo sư, khoa nghiên cứ khí hậu và môi trường, Đại học Sookmyung, Nguyên Giám đốc Khí hậu và Giám đốc Chất lượng Không khí của Chính quyền Thành phố Seoul).
"Ngay việc thuyết phục hệ thống chính quyền thành phố và người dân thay đổi những thói quen sinh hoạt, sử dụng thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng, chống phát thải nhà kính là cả một quá trình bền bỉ và phải có những cơ chế, chính sách phù hợp. Chúng tôi có những chính sách mạnh mẽ như việc hạn chế các phương tiện vào 1 số khu vực, huy động các tổ chức phi chính phủ, các bên liên quan cắt giảm ô nhiễm nhà kính. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng từ đó tạo ra nhiều không gian xanh để làm sạch không khí vì thành phố xanh - sạch - đẹp", ông Youngsoo Choi chia sẻ thêm.

Ông Mai Trọng Thái (Chi Cục Trưởng Chi cục Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết: “Nằm trong chuỗi hoạt động của dự án này, sắp tới tại phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ xây dựng 1 mô hình sân chơi tái chế từ nhựa, vận hành bằng hệ thống năng lượng mặt trời. Không chỉ thế, những đô thị vệ tinh thân thiện với thiên nhiên và theo mô hình xanh – sạch – đẹp ở Sóc Sơn và Sơn Tây sẽ được xây dựng lên để phục vụ người dân...”.

Ông Mai Trọng Thái (Chi Cục Trưởng Chi cục Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội).

“Chúng tôi sẽ triển khai nhiều giải pháp, xây dựng quy hoạch phù hợp, Hà Nội đang cố gắng không sử dụng cốc nhựa, chai nhựa trong trường học và cơ quan nhà nước sau đó nhân rộng ra các nơi. Ngoài ra Hà Nội còn tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông, giảm thiểu các phương tiện cá nhân, xây dựng hệ thống phương tiện giao thông công cộng như tàu điện trên cao, xe buýt,...để giảm khí thải nhà kính. Phấn đấu đến năm 2020 Hà Nội sẽ không còn tình trạng chôn lấp rác thải, sẽ triển khai cam kết không đốt rơm rạ, không sử dụng bếp than tổ ong. Cấm cơ sở sản xuất nhiên liệu than tổ ong,...Phấn đấu đến 2020 biến Hà Nội thành thành phố thân thiện với môi trường, thành Thủ đô xanh - sạch - đẹp”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính
Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.

Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?
Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?

VOV.VN -  Việt Nam, thông qua bản cập nhật NDC, cần thể hiện cam kết và hành động vì khí hậu tham vọng hơn, để hiện thực hóa cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính.

Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?

Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?

VOV.VN -  Việt Nam, thông qua bản cập nhật NDC, cần thể hiện cam kết và hành động vì khí hậu tham vọng hơn, để hiện thực hóa cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính.

Mưa lịch sử ở miền Trung là biểu hiện rõ ràng của biến đổi khí hậu
Mưa lịch sử ở miền Trung là biểu hiện rõ ràng của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đợt mưa này chưa từng xảy ra trong quá khứ và đây là những biểu hiện rõ ràng của Biến đổi khí hậu.

Mưa lịch sử ở miền Trung là biểu hiện rõ ràng của biến đổi khí hậu

Mưa lịch sử ở miền Trung là biểu hiện rõ ràng của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đợt mưa này chưa từng xảy ra trong quá khứ và đây là những biểu hiện rõ ràng của Biến đổi khí hậu.

Chia sẻ kinh nghiệm giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu
Chia sẻ kinh nghiệm giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

VOV.VN -Chính phủ đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho người nông dân, nhất là nông dân của vùng chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Chia sẻ kinh nghiệm giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ kinh nghiệm giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

VOV.VN -Chính phủ đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho người nông dân, nhất là nông dân của vùng chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu.