Hiệu quả của phong trào cựu chiến binh phát triển kinh tế

VOV.VN -Thông qua các chương trình hỗ trợ vốn, ưu đãi, nhiều cựu chiến binh đã phát triển kinh tế, hình thành các mô hình kinh doanh hiệu quả.

Với tinh thần đoàn kết vượt khó, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế gia đình, đời sống hội viên Hội cựu chiến binh của huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã không ngừng được nâng lên. Đặc biệt, thông qua chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng đã đưa phong trào làm kinh tế trong hội viên Hội cựu chiến binh nơi đây phát triển, hình thành được nhiều mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần tạo nên khí thế mới trong xây dựng hội vững mạnh.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh minh họa)

Nhận thấy tiềm năng và hiệu quả của việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn, năm 2012, cựu chiến binh Lê Sáu, ở xã Đinh Lạc, huyện Di Linh (Lâm Đồng) mạnh dạn đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng cơ sở chế biến kén tằm tơ xuất khẩu. Nhờ nhanh nhạy trong kinh doanh, từ chỗ chế biến 5 tạ kén tằm/tháng, ông Lê Sáu đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và đến nay đã đưa sản lượng chế biến kén lên 2,5 tấn/tháng, sản phẩm tơ tằm sau khi sản xuất được tiêu thụ và xuất khẩu ổn định tại thị trường các nước Nhật Bản, Ấn Độ. Không chỉ là nơi tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, cơ sở chế biến kén tằm tơ của ông Lê Sáu còn tạo việc làm ổn định cho hơn 30 lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Ông Lê Sáu cho rằng, có được kết quả này là nhờ nguồn nguyên liệu chất lượng cộng với chính sách mở cửa thông thoáng của Nhà nước:Cho đến ngày hôm nay mà phát triển được nghề dâu tằm này thì cũng nhờ bà con đã cung cấp cho mình nguồn kén có chất lượng tốt. Và cũng nhờ cơ chế Nhà nước đã mở cửa, tạo điều kiện cho mình xuất khẩu được sản phẩm, tiếp cận được thị trường của nhiều nước”.

Không chỉ ở vùng đô thị mà tại các xã vùng sâu như Gia Bắc, Sơn Điền, Bảo Thuận, Gung Ré, Tân Châu của huyện Di Linh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh của hội viên cựu chiến binh là người dân tộc thiểu số mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi đời sống kinh tế ổn định, những cựu chiến binh này đã hỗ trợ những hội viên khó khăn về vốn, kỹ thuật, cây con giống... để họ phát triển sản xuất, vươn lên cải thiện đời sống kinh tế gia đình.

Theo cựu chiến binh Lê Văn Cường, Giám đốc HTX mắc ca huyện Di Linh, một trong những cầu nối quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên cựu chiến binh sản xuất kinh doanh là nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ lên đến hơn 75 tỷ đồng. 

Sử dụng vốn đúng mục đích, chọn hướng sản xuất kinh doanh phù hợp nên các hội viên đạt thu nhập từ 200 đến 500 triệu đồng/năm. Hiện các cấp hội của Hội cực chiến binh huyện Di Linh đã xây dựng được hơn 30 mô hình sản xuất kinh tế, góp phần đưa hơn 2.400 hội viên cựu chiến binh có đời sống kinh tế khá, giàu, tỷ lệ hội viên nghèo chỉ còn 2%.

Ông Hoàng Văn Cường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh cho biết, không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà các hội viên còn làm tốt công tác xã hội, tham gia tích cực mọi phong trào do Hội phát động, trong đó có việc tham gia đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa cho đồng đội có hoàn cảnh khó khăn. 

Hội viên, những hộ gia đình có điều kiện kinh tế đóng góp các quỹ của hội như quỹ xây nhà nghĩa tình đồng đội, tạo điều kiện cho hội viên của mình ổn định được cuộc sống. Động viên hội viên ngày càng vươn lên làm ăn ổn định”, ông Cường cho biết.

Theo ông Phạm Duy Bình, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh tỉnh Lâm Đồng, nhờ có kế hoạch cụ thể và triển khai đồng bộ xuống các cấp hội cơ sở nên hiệu quả hoạt động của Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh mang lại kết quả cao, trong đó nổi trội nhất phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Cùng với phong trào phát triển kinh tế, Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh còn xây dựng thành công 65 mô hình dân vận trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Hàng năm luôn đảm bảo có trên 97% gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa. 100% tổ chức hội đạt trong sạch vững mạnh. Kết quả này cho thấy, Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh đã phát huy tốt trách nhiệm và bản chất của người bộ đội Cụ Hồ, xứng đáng là lá cờ đầu trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân thu nhập cao nhờ trồng dâu nuôi tằm
Nông dân thu nhập cao nhờ trồng dâu nuôi tằm

VOV.VN - Mô hình trồng dâu nuôi tằm mang lại thu nhập cao cho người dân miền núi huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, với lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm.

Nông dân thu nhập cao nhờ trồng dâu nuôi tằm

Nông dân thu nhập cao nhờ trồng dâu nuôi tằm

VOV.VN - Mô hình trồng dâu nuôi tằm mang lại thu nhập cao cho người dân miền núi huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, với lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm.

Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn
Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện chủ trương xanh hóa dọc bãi bồi ven sông Thu Bồn-Vu Gia, gây dựng lại nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn

Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện chủ trương xanh hóa dọc bãi bồi ven sông Thu Bồn-Vu Gia, gây dựng lại nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

VOV.VN - Trồng dâu nuôi tằm được đánh giá là một mô hình sản xuất phù hợp, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên.

Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

VOV.VN - Trồng dâu nuôi tằm được đánh giá là một mô hình sản xuất phù hợp, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên.