Khẩn trương hỗ trợ các đối tượng khó khăn do dịch Covid-19 tại Quảng Bình

VOV.VN - Tỉnh Quảng Bình đang rà soát, lập danh sách các đối tượng trong diện được hỗ trợ đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch.

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài khiến nhiều người mất việc làm, đời sống khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Quảng Bình đang rà soát, lập danh sách các đối tượng trong diện được hỗ trợ đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch. 

Chị Nguyễn Thị Thảo, ở xã Quảng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bị tàn tật, khó khăn trong việc đi lại. Hoàn cảnh gia đình chị Thảo hết sức khó khăn, thu nhập không ổn định, hàng tháng phải tốn nhiều tiền thuốc men.

Quảng Bình.jpg
Địa phương hỗ trợ các gia đình hoàn cảnh khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Thảo mong chờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước sớm đến với người dân: "Quyết định giãn cách toàn xã hội cũng ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Việc Chính phủ quyết định hỗ trợ cho nhân dân nên chúng tôi rất mừng, đỡ một phần khó khăn cho gia đình".

Sau khi có văn bản hướng dẫn về việc rà soát các đối tượng được trợ cấp từ gói hỗ trợ an sinh theo Nghị quyết của Chính phủ, các địa phương ở tỉnh Quảng Bình đã cử cán bộ xuống cơ sở rà soát, lập danh sách các đối tượng cụ thể gửi lên cấp trên. Ông Hà Xuân Hiền, Chủ tịch UBND phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, thực tế các hộ kinh doanh cá thể, người có công, người đang hưởng trợ cấp xã hội, hộ nghèo, cận nghèo và các lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động rà soát, nắm bắt khá dễ.

Theo ông Hiền các đối tượng lao động tự do bị mất thu nhập, các lao động không có hợp đồng như người chạy xe ôm, bán hàng rong, thợ xây… thì chưa có cơ sở để thống kê mặc dù những đối tượng này đang thực sự gặp khó khăn.

Quảng bình 2.jpg
Những người già neo đơn, hoàn cảnh khó khăn rất cần sự hỗ trợ.

Cũng như các ngành sản xuất kinh doanh khác, ngành du lịch dịch vụ tỉnh Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19. Hiện tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn đều tạm ngưng hoạt động. Bà Hoàng Thị Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Phú Cường, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay đơn vị không có doanh thu, Công ty buộc phải cho người lao động nghỉ việc. Không có nguồn thu nhưng đơn vị vẫn phải chi ra nhiều khoản để duy trì hoạt động sau này, chịu áp lực từ các khoản vay ngân hàng.

 

Bà Thảo cho biết: "Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi có hơn 30 người lao động bây giờ giảm 2/3 lao động. Đây cũng là áp lực rất lớn cho doanh nghiệp chúng tôi bởi vì hoàn toàn không có doanh thu lợi nhuận. Hơn nữa chúng tôi còn phải trả các chi phí khác, các khoản vay của ngân hàng cũng phải đảm bảo chi trả. Rất mong Nhà nước hỗ trợ kịp thời để duy trì cuộc sống cho người lao động và doanh nghiệp được đứng vững trong thời điểm hiện tại".

Ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình cho biết, ngành đã hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc. Hiện toàn tỉnh có hơn 12.000 hộ nghèo, 16.500 hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Trường Sơn cho rằng: công tác rà soát các nhóm đối tượng đang được tỉnh triển khai khẩn trương, đảm bảo sát đúng thực tế: "Sở đã và đang cùng với các địa phương tổng hợp số liệu liên quan đến các nhóm đối tượng theo Nghị quyết 42 của Chính phủ để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 42 trên địa bàn. Việc triển khai đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đồng thời thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng, công khai minh bạch, có sự giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vận hành máy ATM rút gạo “bằng chân” đầu tiên ở Hòa Bình hỗ trợ người nghèo
Vận hành máy ATM rút gạo “bằng chân” đầu tiên ở Hòa Bình hỗ trợ người nghèo

VOV.VN - Mỗi người đến ATM gạo miễn phí đều được hỗ trợ 3kg gạo. Thay vì dùng tay ấn nút lấy gạo, "máy ATM" rút gạo sử dụng chân để phòng tránh lây lan dịch.

Vận hành máy ATM rút gạo “bằng chân” đầu tiên ở Hòa Bình hỗ trợ người nghèo

Vận hành máy ATM rút gạo “bằng chân” đầu tiên ở Hòa Bình hỗ trợ người nghèo

VOV.VN - Mỗi người đến ATM gạo miễn phí đều được hỗ trợ 3kg gạo. Thay vì dùng tay ấn nút lấy gạo, "máy ATM" rút gạo sử dụng chân để phòng tránh lây lan dịch.

Ảnh: Xúc động cụ già chống gậy nhận hỗ trợ tại ATM rút gạo “bằng chân”
Ảnh: Xúc động cụ già chống gậy nhận hỗ trợ tại ATM rút gạo “bằng chân”

VOV.VN - Tại các máy ATM rút gạo "bằng chân" ở Hòa Bình và Phú Yên có nhiều người nghèo già cả chống gậy đến nhận hỗ trợ gạo...

Ảnh: Xúc động cụ già chống gậy nhận hỗ trợ tại ATM rút gạo “bằng chân”

Ảnh: Xúc động cụ già chống gậy nhận hỗ trợ tại ATM rút gạo “bằng chân”

VOV.VN - Tại các máy ATM rút gạo "bằng chân" ở Hòa Bình và Phú Yên có nhiều người nghèo già cả chống gậy đến nhận hỗ trợ gạo...

Đà Nẵng khẩn trương hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do Covid-19
Đà Nẵng khẩn trương hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do Covid-19

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đã triển khai chủ trương này xuống từng tổ dân phố với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng cũng không lạm dụng chính sách.

Đà Nẵng khẩn trương hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do Covid-19

Đà Nẵng khẩn trương hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do Covid-19

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đã triển khai chủ trương này xuống từng tổ dân phố với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng cũng không lạm dụng chính sách.